Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 29 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG XUÂN MAI

2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty (Sơ đồ: 2.3): Quy trình sản xuất của công ty có thể khái quát thành 5 khâu: lập hồ sơ kỹ thuật, lập kế hoạch, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động, tổ chức thi công, nhiệm thu công trình và thanh toán quyết toán công trình.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty CPXD Xuân Mai.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang hiện đại. Thể hiện:

- Cơ sở hạ tầng được xây dựng trên khu đất rộng 5360 m2.

- Hệ thống máy móc thiết bị gồm: Xe ô tô tải các loại (18 chếc), máy ủi (5 chiếc), máy lu tĩnh (2 chiếc), máy lu rung bánh lốp ( 2 chiếc), máy lu bánh thép (2 chiếc), máy vận thăng (6 chiếc), máy đào (2 chiếc), máy xúc (8 chiếc), máy khoan bê tông (14 chiếc) , dàn giáo thép (600 bộ), máy thủy bình (3 chiếc), máy bơm nước (20 chiếc), máy cắt uốn thép (10 chiếc), máy cắt gạch (12 chiếc)…

Nguồn cung ứng vật tư xây dựng dồi dào, phong phú: công ty đã và đang xây dựng các mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với nhiều công ty sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng lớn nhỏ trong cả nước. Vì vậy, vật liệu xây dựng được nhập từ các công ty trong và ngoài nước với giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo với các mối cung ứng thường xuyên có thể đảm bảo mọi nhu cầu về vật liệu xây dựng mà công ty cần. Ngoài ra công ty còn có thể tận dụng được nguồn vật liệu do chính mình tự sản xuất ra để xây dựng các công trình.

Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:

- Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty: thị trường tiêu thụ rông lớn như:

Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Từ Liêm… nhưng chủ yếu vẫn là các địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ).

- Khả năng cạnh tranh của công ty: So với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì công ty CPXD Xuân Mai có nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn do đã có nhiều năm kinh nhiệm trong lĩnh vực xây dựng vì thế sức cạnh tranh lớn và tên tuổi ngày càng được đánh bóng.

- Lực lượng lao động của công ty: có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đã được đào tạo qua trường lớp, dày dặn kinh nhiệm (với 45 người có bậc thợ từ 5/7 trở lên) và nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. Ngoài ra còn thuê công nhân theo mùa vụ để kịp hoàn thành theo tiến độ công trình. Trình độ công nhân của công ty được thể hiện trong bảng 2.1:

BẢNG 2.1: BẢNG THỂ HIỆN CƠ CẤU CÔNG NHÂN (BẬC THỢ 3/7 TRỞ LÊN) CỦA CÔNG TY CPXD XUÂN MAI

Bậc thợ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

3/7 8 11,76

4/7 15 22,06

5/7 17 25,00

6/7 20 29,42

7/7 8 11,76

Tổng 68 100,00

2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai trong hai năm 2010 và 2011

2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn của công ty

Thuận lợi:

- Kinh nhiệm và uy tín của công ty: Công ty CPXD Xuân Mai với 36 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đã thực sự trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Công ty đã tiến hành thi công xây dựng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) cũng như các tỉnh lân cận và đều đạt được thành công lớn. Các Dự án trọng điểm mà công ty đã trúng thầu có thể kể đến như: Xây dựng trường Cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc bộ ( 21,1 tỷ); đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ( trên 25 tỷ); công trình thủy lợi Hồ Đồng Tranh Hòa Bình (khoảng 20 tỷ); Trụ sở làm việc Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội (13,6 tỷ)…

- Lực lượng lao động: Cán bộ công nhân viên của công ty đều là những người có trình độ và đã được đào tạo qua trường lớp chuyên môn.

- Vị trí địa lý: Nằm trên tuyến đường quốc lộ 6A là một tuyến đường giao thông trọng điểm của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội nên rất thuận lợi về mặt di chuyển, tập kết phương tiện và đi lại.

Khó khăn:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới như: khủng hoảng kinh tế Mỹ, khủng hoảng nợ công Châu Âu…và Việt Nam chúng ta cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2009 trở lại đây có thể nói là trì trệ, Nhà nước ngừng giải ngân, lãi suất ngân hàng tăng cao, hàng loạt mã chứng khoán tụt điểm, thị trường bất động sản đóng băng và lĩnh vực xây dựng cơ bản vô cùng khó khăn. Không nằm ngoài guồng quay này nên trong năm vừa qua công ty CPXD Xuân Mai cũng phải chịu những tác động nặng nề từ sự khủng hoảng của nền kinh tế nước nhà.

- Áp lực cạnh tranh: Đặc điểm của ngành này là để giành quyền thi công công trình thì phải tham gia đấu thầu, do áp lực cạnh tranh mà rất nhiều công ty phải bỏ thầu rất thấp, rất gần với mức sàn. Do đó, để trúng thầu thì phải bỏ thầu với giá thấp hơn (nhưng không thấp hơn giá sàn). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu gia tăng lợi nhuận của công ty.

- Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên mức độ vững chắc về tài chính thấp hơn so với sử dụng vốn chủ sở hữu.

2.1.3.2. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty

Khái quát tình hình tài chính

Kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua 36 năm xây dựng và phát triển công ty cổ phần xây dựng xuân mai đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Điều này thể hiện ở quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, lợi nhuận ngày càng tăng lên. Để hiểu rừ hơn về tỡnh hỡnh tài chớnh và kết quả kinh doanh của cụng ty ta sẽ phõn tích sơ lược báo cáo tài chính của công ty trong hai năm gần đây (cụ thể là năm 2010 và năm 2011).

Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty CPXD Xuân Mai năm 2010 và 2011.

Tổng tài sản hiện công ty đang quản lý và sử dụng tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 là 73.698.198.201 đồng. Trong đó: tài sản ngắn hạn là 60.157.754.919 đồng, chiếm tỷ trọng 81,63% trong tổng tài sản; tài sản dài hạn là 13.540.443.282 đồng, chiếm tỷ trong 18,37%. Qua con số tính toán trên cho thấy vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ và tài sản cố định chủ yếu là kho vật tư, phương tiện vận tải, máy thi công và các thiết bị văn phòng. Đặc biệt, trong năm 2010 và năm 2011 công ty ko có hoạt động đầu tư tài chính, và đầu tư bất động sản nên công ty ít phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ thị trường chứng khoán và bất động sản.

Thông qua phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản (Bảng 2.2) có thể thấy năm 2011 tổng tài sản của công ty giảm nhẹ so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 tổng tài sản giảm 0,79% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 590.294.436 (đồng) so với năm 2010.

Tổng tài sản của công ty năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu do: tài sản dài hạn giảm -7,58% (tương ứng với lượng tuyệt đối giảm -1.110.580.376 đồng); trong khi đó tài sản ngắn hạn tăng 0,87% (tương ứng với lượng tuyệt đối tăng 520.285.940 đồng). Tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn giảm 1,35% (từ 18,37% xuống còn 19,72%), điều này cũng tương ứng với tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1,35%

(từ 80,28% lên 81,63%). Như vậy, tài sản của công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng cả mức và tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) đều tăng. Điều này có nghĩa là quy mô kinh doanh của công ty bị thu hẹp nhưng quy mô vốn lưu động lại tăng lên.

 Tài sản dài hạn giảm -7,58% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 1.110.580.376 đồng, nguyên nhân là do: tài sản cố định giảm 7,58% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 1.066.734.140 đồng và tài sản dài hạn khác cũng giảm 12,99% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 43.846.234 đồng. Tỷ trọng

đầu tư vào tài sản dài hạn giảm 1,35%, trong đó: tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định tăng 0,13% và tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn khác giảm 0,13%.

Tài sản cố định giảm 7,58% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 1.066.734.140 đồng. Trong đó: tài sản cố định hữu hình giảm -7,43% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 1.062.484.138 đồng; tài sản cố định vô hình giảm mạnh là 36,36% tương ứng với số tuyệt đối giảm 4.250.004 đồng.

Nguyên nhân dẫn tới cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình đều giảm là do trong năm 2011 công ty không có sự đầu tư bổ sung hay nâng cấp tài sản cố định dẫn tới nguyên giá tài sản không thay đổi nhưng giá trị hao mòn lũy kế lại tăng lên và kết quả là giá trị còn lại của tài sản giảm đi.

Tài sản dài hạn khác giảm 12,99% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 43.846.234 đồng. Nguyên nhân hoàn toàn là do chi phí trả trước dài hạn giảm 12,99%, với lượng tuyệt đối giảm 43.846.234 đồng.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty (năm 2010 là: 80,28% và năm 2011 là: 81,63%). Trong đó, các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn.

 Tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 nguyên nhân chủ yếu do tài sản dài hạn khác tăng mạnh, các khoản phải thu tăng và tiền và các khoản tương đương tiền tăng.

Năm 2011 so với năm 2010, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1,76% tương ứng với lượng tuyệt đối tăng 803.748.833 đồng và tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 0,68% (năm 2010 là: 76,38%; năm 2011 là: 77,06%). Nhận thấy, trong các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu khách hàng chiếm 1 tỷ trọng rất lớn (năm 2011: 99,74%) và cũng cao hơn so với các DN khác trong cùng ngành, điều này có nghĩa công ty đang bị chiếm dụng một lượng vốn rất lớn, và rủi ro trong việc thu hồi nợ cũng tăng lên. Tuy nhiên, với đặc điểm là 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì điều này có thể là do: một số công trình đang trong thời gian kiểm tra chất lượng, bên chủ đầu tư

chưa bán được nhà (đối với công trình nhà ở, căn hộ trung cư, khu đô thị…).

Đây có thể là dấu hiệu tăng doanh thu bán hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, công ty cần có biện pháp quản lý nguồn tài sản này cho hợp lý tránh gây thất thoát, ứ đọng vốn từ đó làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư. Đặc biệt, công ty phải có chính sách thu hồi nợ hợp lý, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng không thu hồi được nợ, chuyển nợ xấu hoặc nợ quá hạn.

Tài sản ngắn hạn khác tăng 108,80% tương ứng với lượng tuyệt đối tăng 4.516.708.844 đồng. Trong đó: tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh, còn chi phí trả trước giảm.

Tiền tăng 76,56% với tỷ trọng tăng 1,44%. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, ngân hàng hạn chế giải ngân, việc vay mượn khó khăn với lãi suất cao như hiện nay thì việc công ty tăng dự trữ tiền mặt tại quỹ được cho là hợp lý, như vậy công ty sẽ đảm bảo được khả năng thanh toán và chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Hơn nữa đây là thời điểm cuối năm nên công ty tăng cường công tác thu hồi nợ, bàn giao và thanh toán tiền công trình với các chủ đầu tư dẫn tới lượng tiền mặt tại quỹ tăng đột biến. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty phải có kế hoạch dùng đồng vốn nhàn rỗi đầu tư để tăng lợi nhuận cho công ty bằng cách gửi vào ngân hàng lấy lãi hoặc đầu tư các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao.

Hàng tồn kho (HTK) tại thời điểm cuối năm 2011 so với thời điểm cuối năm 2010 giảm 45,33% (lượng tuyệt đối giảm: 5.677.334.095 đồng). Và tỷ trọng HTK năm 2010 là: 21,00%; năm 2011 là: 11,38%; giảm 9,62%. Việc công ty giảm dự trữ HTK sẽ làm giảm lượng vốn đầu tư vào HTK và từ đó làm giảm nhu cầu vốn lưu động của công ty. HTK giảm chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 6.108.218.389 đồng. Điều này cho thấy các công trình công ty xây dựng hoàn thành và bàn giao tăng lên, vốn đầu tư được thu hồi, giảm ứ đọng vốn ở các công trình nhưng điều này lại chưa hẳn đã tốt vì hiện nay các dự án xây dựng mới mà công ty nhận được rất ít, một số công trình

đang thi công phải dừng do không được giải ngân vốn; doanh thu, lợi nhuận có xu hướng bị sụt giảm (doanh thu, lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 giảm mạnh và dự đoán trong năm 2012 có sự tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn năm 2010). Nếu công ty không có những công trình gối đầu thì rất có thể sẽ gây giám đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó làm tổn hại rất lớn đến công ty.

Kết luận: Tóm lại, qua phân tích ta thấy tổng tài sản giảm từ đó làm thu hẹp quy mô kinh doanh có thể là một dấu hiệu không tốt nhưng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay, việc công ty thu hẹp quy mô để giảm bớt chi phí và sản xuất có hiệu quả hơn thì lại là việc nên làm. Hiện nay, công ty cần có biện pháp để quản lý tốt hơn nữa tài sản và vốn đầu tư của mình nhằm giúp công ty có thể vượt qua khó khăn và chờ đợi tương lai tươi sáng phía trước.

Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của công ty CPXD Xuân Mai năm 2010 và 2011

Thông qua phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn (Bảng 2.3) ta thấy năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn giảm 0,79% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 590.294.436 đồng, trong đó: nợ phải trả giảm 1,32% ứng với lượng tuyệt đối giảm 754.668.788 đồng; vốn chủ sở hữu tăng 0,96% ứng với lượng tuyệt đối tăng 164.374.352 đồng. Trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn (năm 2010: 76,86%; năm 2011:

76,45%) và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy công ty chiếm dụng được nhiều vốn từ bên thứ ba.

 Nợ phải trả năm 2011 so với năm 2010 giảm 1,32% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 754.668.788 đồng, và tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có sự giảm nhẹ là 0,41%. Nợ phải trả giảm nguyên nhân là do cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm.

Nợ ngắn hạn: năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,12% tương ứng với lượng tuyệt đối giảm 63.002.124 đồng ,tuy nhiên về tỷ trọng thì nợ ngắn hạn lại tăng 1,14% và nợ ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ phải trả (năm 2010: 93,59%; năm 2011 tăng lên là: 94,73%). Nợ ngắn hạn giảm nhưng vay và nợ ngắn hạn tăng điều này cho thấy công ty vẫn tăng cường khai thác nguồn vốn từ bên ngoài, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư nhưng rủi ro tài chính sẽ tăng cao do tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Đặc biệt thời điểm năm 2011 lãi suất vay vốn rất cao ( lãi suất cho vay thực tế khoảng 22%

đến 25%) thì chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên, chi phí tài chính tăng từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty.

Phải trả người bán năm 2011 so với năm 2010 cũng tăng 12,40% tương ứng với số tuyệt đối tăng 5.112.300 đồng. Điều này cho thấy công ty đang tận dụng được nguồn tín dụng do người bán cung cấp với chi phí sử dụng vốn rất thấp thậm chí là bằng 0, đây là một nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty cần phải lưu tâm đến khả năng thanh toán đối với khoản nợ này để giữ gìn uy tín với bạn hàng và phải xem xét kỹ chất lượng của những mặt hàng nhập về.

Người mua trả tiền trước giảm mạnh 57,30% ứng với lượng tuyệt đối giảm 3.556.813.000 đồng. nguyên nhân có thể do nhà đầu tư là khác hàng quen thuộc nên đã có sự tin tưởng và uy tín với công ty; hoặc cũng có thể do trong năm 2011 dự án đầu tư mà công ty trúng thầu ít nên khoản tiền đặt cọc để xây dựng các công trình cũng bị giảm.

Thuế và các khoản phải nộp giảm mạnh chứng tỏ công ty cũng đang chấp hành rất nghiêm chỉnh nghĩa vụ với Nhà nước.

Nợ dài hạn: năm 2011 giảm 18,90% (giảm 691.666.664 đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân hoàn toàn là do vay và nợ dài hạn bị giảm.

Nợ dài hạn giảm còn nợ ngắn hạn tăng sẽ giúp công ty giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận, nhưng rủi ro trong thanh toán sẽ cao vì các khoán nợ

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w