Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG XUÂN MAI

2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai

Vốn lưu động:

Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tài sản ngắn hạn trong tổng cơ cấu nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2010: 80,28%; năm 2011: 81,63%). Cho nên việc quản lý và sử dụng VLĐ trở thành ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý vốn nói riêng và công tác quản lý nói chung của công ty. Trong đó việc xác định đúng nhu cầu VLĐ để có cơ sở tìm nguồn tài trợ thích hợp là một trong những trọng tâm quản lý, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường, thông suốt.

Công tác xác định nhu cầu VLĐ của công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai được tổ chức liên tục và đều đặn hàng năm và nằm trong kế hoạch tài chính của công ty. Công ty căn cứ vào tình hình nhu cầu thực tế của năm và kế hoạch tài chính dự kiến năm tiếp theo để dự báo nhu cầu VLĐ sử dụng trong năm tới.

Thực tế để xác định nhu cầu VLĐ năm 2011 công ty đã làm như sau:

Dựa vào kế hoạch kinh doanh và số liệu lịch sử (chủ yếu là năm 2010)

+ Doanh thu thuần năm 2010: 86.333.902.882 đồng + Số vòng quay VLĐ năm 2010: 1,49 vòng + Dự báo doanh thu thuần năm 2011: 60.000.000.000 đồng Dựa vào thực tế cuối năm 2010 các hợp đồng xây dựng mới công ty nhận được rất ít thậm chí còn có sự giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước nên nhu cầu dự trữ hàng tồn kho giảm mạnh (cụ thể là dự trữ nguyên vật liệu giảm mạnh) nhưng các khoản phải thu lại tăng mạnh làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm khôg đáng kể. Hơn nữa dự kiến doanh thu năm 2011 chỉ đạt là 60.000.000.000 đồng giảm so với năm 2010 là: 26.333.902.882 đồng nên tốc độ luân chuyển vốn lưu động dự kiến năm 2011 sẽ giảm so với năm 2010.

Đưa ra chỉ tiêu vòng quay VLĐ năm 2011: 1.20 vòng Từ đó xác định nhu cầu VLĐ theo công thức sau:

Doanh thu thuần dự kiến năm 2011

Nhu cầu VLĐbq dự kiến 2011 = Vòng quay VLĐdự kiến năm 2011

= = 50.000.000.000 đồng

Với cách tính toán như vậy so sanh với nhu cầu VLĐ trong năm 2010 ta có chênh lệch như sau:

VLĐđầu kỳ + VLĐcuối kỳ

VLĐbq thực tế 2011 =

2 =

= 59.897.611.949 đồng

∆VLĐ = Nhu cầu VLĐ bq kế hoạch 2011 – VLĐ bq thực tế 2011

⇒ ∆VLĐ = 50.000.000.000 − 59.897.611.949 = -9.897.611.940 đồng ∆ VLĐ

Tỷ lệ chờnh lệch nhu cầu VLĐbq = ì 100%

Nhu cầu VLĐbq kế hoạch

= = -19,80%

Như vậy, trong năm 2010 công tác dự báo nhu cầu VLĐ của công ty chưa thật chính xác. Cụ thể đã xác định thiếu một lượng VLĐ tương đối lớn là:

9.897.611.940 đồng tương đương với tỷ lệ lệch là 19,80%. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh gây khó khăn trong việc huy động vốn của công ty. Nếu công ty không có biện pháp giải quyết kịp thời vấn đề này trong kỳ tới thì rất có thể công ty sẽ lỡ mất cơ hội kinh doanh do không chuẩn bị kịp VLĐ.

Bên cạnh đó số vòng quay VLĐ thực tế trong năm 2011 tính toán được là 0,81 vòng. Theo kế hoạch dự kiến của công ty thì số vòng quay VLĐ phải đạt trong năm 2011 là 1,20 vòng. Từ đây có thể thấy công tác quản lý vốn nói chung và công tác quản lý VLĐ của công ty nói riêng chưa thật sự tốt, làm giảm tốc độ luân chuyển VLĐ và nhu cầu VLĐ tăng lên.

Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty

Có nhiều nguồn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp, việc sử dụng những nguồn nào và sử dụng bao nhiêu đều căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả sử dụng VLĐ cao.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng, tổ chức nguồn VLĐ đồng thời đánh giá tính thích hợp trong việc lựa chọn nguồn tài trợ VLĐ của công ty, căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn để phân loại VLĐ. Từ đó ta có hai sơ đồ:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tài trợ VLĐ của công ty CPXD Xuân Mai đầu năm 2011 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tài trợ VLĐ của công ty CPXD Xuân Mai cuối năm 2011 Nhận thấy ở cả thời điểm đầu năm và cuối năm 2011 doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (đầu kỳ được tài trợ là: 6.197.190.775đ; cuối kỳ được tài trợ là: 6.780.478.839 đ; cuối kỳ so với đầu kỳ tăng: 583.288.064 đ).

Như vậy, công ty đã sử dụng mô hình tài trợ: Toàn bộ TSDH và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này có ưu điểm là:

Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán với mức độ an toàn về tài chính cao hơn, và giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn. Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì mô hình này cũng bộc lộ những mặt hạn chế là không tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.

Bảng 2.6: Nguồn hình thành VLĐ của công ty CPXD Xuân Mai năm 2011 Phân tích số liệu ở bảng 2.6 ta thấy chi tiết hơn về nguồn tài trợ VLĐ của doanh nghiệp. Nhu cầu VLĐ được tài trợ từ nguồn vốn lưu động tạm thời là chủ yếu và một phần nhỏ được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động thường xuyên.

Đầu năm 2011: tỷ trọng nguồn vồn lưu động tạm thời là: 89,61%; cuối năm 2011 là: 88,73% và trong năm vừa qua công ty đã sử dụng nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho VLĐ. Cách làm này khiến cho công ty có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn nhưng mức độ rủi ro trong thanh toán sẽ cao, nhất là khi công ty sử dụng vốn kém hiệu quả và các khoản nợ đến hạn thanh toán lớn.

Cuối năm 2011 nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng 583.288.064 đồng, với tỷ lệ tăng 9,41%; nguồn vốn lưu động tạm thời giảm 63.002.124 đồng, với tỷ lệ giảm 0,12%. Qua đây ta thấy công ty đang cố gắng tăng cả về mức và tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên để tài trợ cho VLĐ. Nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn đầu tư cho VLĐ tăng lên. Sự tăng lên này có thể đánh giá là thành tích của công ty trong việc quản trị nguồn vốn nhằm giảm sự căng thẳng về tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời, vốn chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn ( đầu năm 2011: 73,80%; cuối năm 2011: 64,32%; giảm 9,48%).

+ Trong khoản vốn chiếm dụng này lại chủ yếu là các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Khoản vốn chiếm dụng được từ người bán lại chỉ chiếm một tỷ

trọng rất ít, mặc dù cuối năm có tăng so với đầu năm nhưng không đáng kể (cuối năm 2011: 0,14%; đầu năm 2011: 0,10%). Như vậy việc doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều vốn (khoản phải thu khách hàng lớn) nhưng lại chỉ tận dụng được rất ít phần tín dụng do người bán cung cấp đã làm cho công ty luôn trong tình trạng khan hiếm VLĐ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng kịp thời phần vốn thiếu hụt này thì công ty buộc phải vay vốn từ bên ngoài với lãi suất cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính bị âm. Để khắc phục tình trạng này thì trong thời gian tới công ty phải có biên pháp cứng rắn nhằm thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu của khách hàng nhưng vẫn phải giữ gìn và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.

+ Nguồn vốn tín dụng ( vay và nợ ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 26,20% vào đầu năm và 35,68% vào cuối năm. Điều này thể hiện công ty đang gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong bối cảnh làm ăn khó khăn như hiện nay thì đây là một việc làm chứa đựng rủi ro rất cao.

Kết luận: Qua phân tích ở trên cho thấy trong vấn đề phân bổ và sử dụng các nguồn tài trợ VLĐ của công ty khá tốt nhưng vẫn còn chứa đựng một số hạn chế cần khắc phục. Công ty luôn duy trì được nguồn vốn lưu động thường xuyên ở mức ổn định để tài trợ cho VLĐ của công ty, giúp công ty chủ động và chớp được thời cơ kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần có các biện pháp nhằm giảm vay nợ ngắn hạn, tăng vay nợ dài hạn và tăng VCSH để từ đó nâng cao tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên. Bên cạnh đó công ty cần có biện pháp khai thác triệt để khoản tín dụng do người bán cung cấp để vừa giảm bớt nhu cầu VLĐ vừa giảm được chi phí sử dụng vốn.

2.2.2. Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w