THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
2.1.4 Tình hình chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội những năm gần
2.1.4.4 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 2 năm trước của Công ty
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty năm 2009 và 2010
TT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2010 31/12/2009 Hệ số khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời lần 1.17 1.27 2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0.95 1.20 3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời lần 0.05 0.12 4 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 1.46 3.92
Hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn % 75.25 71.67
2 Tỷ trọng tài sản dài hạn % 24.75 28.33
3 Hệ số nợ % 85.74 84.43
4 Hệ số VCSH % 14.26 15.57
Hệ số hoạt động 2010 2009
1 Vòng quay VLĐ vòng 2.46 2.54
2 Hiệu suất sử dụng VCĐ vòng 7.72 4.60
3 Vòng quay toàn bộ vốn vòng 1.77 1.52
Hệ số sinh lới
1 ROAe % 4.73 5.60
2 ROA % 1.25 2.70
3 ROE % 8.46 20.46
Qua bảng phân tích 2.5 có thể đánh giá rằng:
+ Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty cuối năm 2010 kém hơn so với đầu năm 2010. Cụ thể, tất cả các chỉ số biểu hiện khă năng thanh toán cuối năm 2010 đều suy giảm so với đầu năm 2010, đặc biệt mức giảm lại lớn dần theo cấp độ thanh toán. Nguyên nhân của tình trạng này là do một lượng lớn vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng trong khâu thanh toán hay khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán lãi vay đều lớn hơn 1 cho thấy các khoản nợ của Công ty vẫn được đảm bảo tuy nhiên lại ở mức khá thấp, đặc
biệt khả năng thanh toán tức thời của Công ty cuối năm 2010 rất hạn chế. Qua các thông số này có thể kết luận được rằng khả năng thanh toán của Công ty là chưa tốt.
+ Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn: cho thấy cơ cấu tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty trong cả đầu và cuối năm đều trên 70%. Cơ cấu này hoàn toàn hợp lý đối với đặc điểm kinh doanh của một Công ty xuất nhập khẩu. Hệ số nợ cao gấp nhiều lần so với hệ số vốn chủ do nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu là nợ vay mà trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng được. So sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành thì hệ số nợ của Công ty không phải là bất thường. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính mức độ cao cũng có tính hai mặt của nó, một mặt nó có tác dụng khuếch đại doanh lợi nhuận vốn chủ lên rất lớn, mặt khác nếu mức sinh lời tài sản của Công ty không lớn hơn lãi suất vay vốn bình quân thì Công ty có thể sẽ mất khả năng chi trả và phải hứng chịu mức rủi ro tài chính rất lớn thậm chí là phá sản.
+ Về hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời: thông qua các chỉ số hoạt động có thể đánh giá rằng hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn và vốn lưu động còn ở mức khá khiêm tốn: vốn lưu động chỉ quay được 2.5 vòng/năm trong cả 2 năm 2009 và 2010; tổng vốn chỉ luân chuyển được 1.52 vòng/ năm 2009 và 1.77 vòng/năm 2010. Riêng chỉ có vốn cố định đạt số vòng luân chuyển cao, điều này dễ hiểu vì tỷ trọng vốn cố định của Công ty tương đối thấp. Tốc độ quay vòng vốn thấp đã kéo hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa được như mong muốn thể hiện qua các chỉ số sinh lời khá thấp. Cụ thể, trong năm 2009 hệ số sinh lời của tài sản chỉ đạt 5.6 % và năm 2010 đạt 4.73
% hay một đồng vốn kinh doanh năm 2009 chỉ tạo ra 0.056 đồng và năm 2010 chỉ tạo ra 0.0473 đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên nhờ có tác dụng của đòn bẩy tài chính mà tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so
với tỷ suất sinh lời của tài sản, cụ thể chỉ số này năm 2009 đạt tới 20.46% và năm 2010 đạt 8.46%. Như vậy qua các chỉ số trên có thể kết luận rằng rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty năm vừa qua chưa tốt, tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì kết quả này hoàn toàn chấp nhận được và Công ty đang tận dụng rất tốt mặt tích cực đòn bẩy tài chính.