THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI
2.2 Thực trạng quản lý nợ phải thu của Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội trong thời gian qua
2.2.1 Tình hình nợ phải thu và tác động của nợ phải thu đối với hoạt động của Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
Nhằm đánh giá một cách sâu sắc tình hình nợ phải thu của Công ty cần phải đi vào phân tích cụ thể tình hình biến động cũng như kết cấu khoản phải thu của Công ty:
2.2.1.1 Quy mô và tỷ trọng khoản phải thu của Công ty:
Trước tiên ta sẽ đi vào phân tích tình hình biến động khoản phải thu so với tổng tài sản của Công ty trong 3 năm vừa qua:
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động khoản phải thu so với tổng tài sản 3 năm gần đây của Công ty
Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy quy mô khoản phải thu của Công ty tăng liên tục trong 3 năm gần đây, đặc biệt tăng rất mạnh trong năm 2009. Từ mức 233,863,162 (nghìn đồng) năm 2008 dư nợ phải thu đã tăng liên tục trong 2 năm với tốc độ tăng lần lượt là 46.57% năm 2009 và 18.13% năm 2010 đạt mức 404,910,864 (nghìn đồng). Trong khi đó tổng tài sản lại biến động hai chiều trong 2 năm vừa qua: từ mức 730,804,191 (nghìn đồng) năm 2008 tổng tài sản giảm đi 14.83% trong năm 2009 tuy nhiên đến năm 2010 lại thêm 17.8% và đạt mức 733,157,698 (nghìn đồng). Từ các con số này có thể kết luận rằng trong 3 năm gần đây mô khoản phải thu của Công ty là khá lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ biến động cao hơn so với tốc độ
thay đổi tổng tài sản của Công ty. Mặt khác, tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản cũng đang có xu hướng tăng lên vả đạt mức tương đối cao trong cả 3 gần đây: cụ thể năm 2008 tỷ lệ này chỉ là 32% nhưng năm 2009 và 2010 tỷ lệ này đã vượt quá 50%. Như vậy có thể kết luận rằng lượng vốn của Công ty vẫn bị tồn đọng khá nhiều trong các khoản phải thu và Công ty cần phải nỗ lực để cải thiện tình trạng này.
2.2.1.2 Kết cấu khoản phải thu của Công ty
Đi vào phân tích chi tiết khoản phải thu sẽ giúp ta nhận biết cụ thể hơn về sự biến động của các khoản mục như phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác và dự phòng nợ phải thu ngắn hạn.
Bảng 2.6: Kết cấu khoản phải thu ngắn hạn 2 năm gần đây
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Tăng giảm
Số tiền Ttr % Số tiền Ttr % Số tiền Ttr % Các khoản phải thu ngắn hạn 342,778,746 100 404,910,864 100 62,132,118 18.13 Phải thu khách hàng 307,018,957 89.57 288,268,217 71.19 (18,750,740) (6.11) Trả trước cho người bán 35,249,554 10.28 117,719,438 29.07 82,469,884 233.96 Các khoản phải thu khác 26,302,290 7.67 25,525,237 6.30 (777,053) (2.95) Dự phòng phải thu khó đòi (25,792,056) (7.52) (26,602,028) (6.57) (809,972) 3.14
Từ bảng số 2.6 ta cú thể thấy rừ sự biến động của từng khoản mục trong tổng thể khoản phải thu của Công ty:
+ Phải thu khách hàng:
Khoản phải thu khách hàng năm 2010 đã giảm nhẹ so với năm 2009.
Cụ thể, năm 2010 khoản này đã giảm đi 18,750,740 (nghìn đồng) tương ứng 6.11% so với năm 2009; trong đó số lượng nợ liên quan tới mặt hàng cafe vẫn là chủ yếu, kế đến là giấy, thép, cao su, máy móc thiết bị & nguyên vật liệu nhập khẩu và các mặt hàng khác. Quy mô khoản phải thu khách hàng trong 2
năm đều ở mức khá cao, phần lớn trong đó là các khoản phải thu từ khách hàng trong nước. Bên cạnh đó, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng trong tổng các khoản phải thu của Công ty cả 2 năm đều ở mức rất cao tuy nhiên lại đang có xu hướng giảm xuống: năm 2009 là 89.57% và năm 2010 là 71.19%. Quy mô khoản phải thu khách hàng cao trong những năm vừa qua là do những nguyên nhân sau: một là, đặc điểm về thương mại của thị trường trong nước là thường chấp nhận cho khách hàng trả chậm một thời gian nhất định và coi đây như là điều kiện để tạo dựng mối quan hệ lâu dài; hai là, tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế còn nhiều khó khăn do chưa thoát khỏi khủng hoảng khiến lượng khách hàng chậm trả tăng lên đáng kể; ba là, chính sách tín dụng của Công ty còn thiếu chặt chẽ do đó Công ty khá dễ dàng trong việc chấp nhận nợ cho khách hàng. Như vậy có thể kết luận rằng quy mô khoản phải thu khách hàng lớn là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
+ Trả trước cho người bán:
Khoản trả trước cho người bán năm vừa qua lại tăng mạnh qua đó kéo theo tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2010 lượng tiền Công ty ứng trước cho khách hàng đã tăng 233.96% tương ứng với lượng giảm 82,469,884 (nghìn đồng) so với năm 2009. Sở dĩ có sự thay đổi lớn này là do nguồn cung ứng của thị trường trong nước rất khan hiếm do đó Công ty đã phải đặt trước tiền hàng đơn vị cung cấp trong nước nhằm đảm bảo đủ nguồn đầu vào cho hoạt động kinh doanh.
+ Các khoản phải thu khác:
Các khoản phải thu khác phát sinh trong năm 2010 cũng gia giảm nhẹ so với năm 2009 với tốc độ 2.95 %, đồng thời tỷ trọng khoản phải thu khác trong năm 2010 đã giảm xuống so với năm 2009.
+ Dự phòng nợ phải thu:
Mức trích lập dự phòng nợ phải thu của Công ty năm 2010 tăng 3.14%
so với năm 2009, cụ thể đã tăng thêm 809,972 (nghìn đồng). Mức trích lập dự phòng tăng có thể kết luận rằng số lượng nợ quá hạn của Công ty trong năm vừa qua đã lên, điều này cũng có nghĩa là lượng vốn tín dụng có nguy cơ mất của Công ty cũng nhiều hơn.
2.2.1.3 Tác động của nợ phải thu đối với hoạt động của Công ty:
Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của Công ty do đó sự biến động về số lượng cũng như tỷ trọng đã gây ra những tác động nhất định đối với hoạt động của Công ty 2 năm vừa qua:
- Quy mô nợ phải thu lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Tỷ lệ nợ phải thu của Công ty một số năm vừa qua rất cao, chiếm tới khoảng 50% tổng số vốn kinh doanh cho thấy vốn của Công ty đang bị chiếm dụng nhiều. Đây lại là lượng vốn chết không hoạt động và không sinh lời. Chính điều này đã làm chậm tốc độ quay vòng vốn của Công ty: trong cả 2 năm 2009 và 2010 vốn kinh doanh không quay được quá 2 vòng. Nói cách khác, nợ phải thu phát sinh quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty. Các con số cũng chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời tổng tài sản của Công ty 2 năm gần đây đều khá thấp.
- Một số lượng không nhỏ nợ quá hạn phát sinh khiến chi phí kinh doanh của Công ty gia tăng. Nợ phải thu tăng khiến các chi phí liên quan đến quản lý nợ như chi phớ vốn, chi phớ theo dừi nợ, chi phớ thu hồi nợ... cũng tăng theo qua đó kéo theo tổng chi phí của Công ty tăng nhanh. Cụ thể, trong năm 2010 chi phí vay vốn của Công ty tăng hơn 12 tỷ đồng tương ứng 127.14%.
Chi phí tăng lên đã trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty trong những năm vừa qua.
- Vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán khiến Công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn và gặp khó khăn trong thanh khoản.Do tập trung khá
nhiều vốn vào khoản nợ phải thu nên thỉnh thoảng Công ty vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn. Không những vậy, một số khoản nợ của Công ty không có khả năng thu hồi khiến Công ty bị thất thoát vốn kinh doanh. Mặt khác, vốn bị ứ đọng nhiều cũng làm giảm khả năng thanh toán của Công ty, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời không vượt quá 0.12 lần.
- Việc cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng đã khích thích họ mua hàng qua đó góp phần giúp Công ty tăng doanh số bán hàng. Một trong những lý do cho sự gia tăng doanh thu liên tục qua các năm chính là việc Công ty chấp nhận cho khách hàng trả chậm hay nói cách khách là chấp nhận tồn tại nợ phải thu khách hàng. Doanh số bán hàng tăng chính là điều kiện để có được lợi nhuận những năm vừa qua của Công ty.
2.2.2 Thực trạng quản lý nợ phải thu của Công ty TNHH NN MTV Xuất