Đánh giá hoạt động quản lý nợ phải thu của Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty tnhh nn mtv xuất nhập khẩu và đầu tư hà nội (Trang 47 - 52)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI

2.3 Đánh giá hoạt động quản lý nợ phải thu của Công ty TNHH NN MTV Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được:

- Thứ nhất, Công ty đã xây dựng được một quy chế quản lý nợ phải thu chặt chẽ và cú sự phõn cụng rừ ràng.

Công tác quản lý nợ phải thu của Công ty đã được phối hợp thực hiện giữa nhiều phũng ban bằng một quy chế cú sự quy định rừ trỏch nhiệm và thẩm quyền của từng cá nhân cũng như tổ chức trong Công ty. Đây chính là tiền đề giúp công tác quản lý nợ của Công ty diễn ra trơn tru và thuận lợi.

- Thứ hai, công tác quản lý nợ phải thu được thực hiện theo đúng quy trình một cách nghiêm túc và chặt chẽ.

Điều này được thể hiện qua việc cán bộ tín dụng của Công ty đã biết sử dụng những tài liệu quan trọng như Báo cáo tài chính kèm theo chi tiết công nợ và tờ khai thuế GTGT 12 tháng liền kề trong phân tích, đánh giá khả năng chi trả hay mức độ tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, công tác thu nợ của Công ty cũng được nhân viên quản lý công nợ thực hiện theo một quy trình hợp lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ cao nhất mà ít ảnh hưởng tới hình ảnh của Công ty trong mặt bạn hàng. Chính vì vậy, trong năm vừa qua Công ty đã giảm được cả số lượng cũng như tỷ trọng nợ khó đòi trong nợ phải thu.

- Thứ ba, Công ty đã có sự quan tâm nhất định đối với việc quản lý nợ phải thu.

Trong những năm gần đây Công ty đã tập trung rất nhiều tài lực và vật lực nhằm xây dựng một chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả đi đôi với quy trình tín dụng thương mại khoa học và chặt chẽ. Cụ thể, Công ty đã thiết lập một phòng công nợ riêng độc lập với phòng kế toán và phòng tài chính, áp dụng mụ hỡnh quản lý nợ nhằm chuyờn mụn húa cụng tỏc theo dừi và thu hồi nợ. Bên cạnh đó, việc đối chiếu nợ, phân loại nợ cũng được thực hiện thường xuyên; nhiều khoản phải thu khó đòi tồn đọng nhiều năm đã được xử lý dứt điểm. Sự đầu tư hợp lý này đã mang lại cho Công ty kết quả rất tích cực thể

hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi đang giảm dần, đồng thời khả năng thu hồi nợ của cỏn bộ tớn dụng được cải thiện rừ rệt.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nợ phải thu:

2.3.2.1 Hạn chế trong quản lý nợ phải thu:

- Thứ nhất, quy mô nợ phải thu lớn hay số lượng vốn bị chiếm dụng còn nhiều.

Kết quả phân tích cho thấy dư nợ phải thu của Công ty vẫn gia tăng liên tục hàng năm do đó tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản đang có xu hướng tăng lên và đã vượt ngưỡng 50%. Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao khiến Công ty mất rất nhiều chi phí để có thể huy động đủ lượng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và chi phớ cho cụng tỏc theo dừi và thu hồi nợ của Cụng ty.

- Thứ hai, tỷ lệ nợ phải thu quá hạn và nợ phải thu khó đòi còn tương đối cao.

Thực tế số liệu cho thấy số lượng nợ quá hạn tăng lên và ở mức khá cao khiến tỷ trọng khoản mục này chiếm tới trên 40% trong tổng dư nợ phải thu của Công ty. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ phải thu khó đòi cũng chiếm tới hơn 6%

tổng dư nợ. Việc để tồn tại nợ khó đòi khiến Công ty tốn không ít chi phí cho việc quản lý và thu hồi chúng và đôi khi còn dẫn tới thất thoát vốn kinh doanh. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của Công ty còn rất nhiều yếu kém và bất cập.

- Thứ ba, Công ty đang có dấu hiệu mất kiểm soát sự gia tăng của nợ phải thu.

Trong năm 2009 quy mô nợ phải thu của Công ty tăng rất mạnh mặc dù doanh thu thuần và tổng tài sản lại giảm, đồng thời năm 2010 tốc độ tăng nợ phải thu cũng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần và tổng tài sản. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản của Công ty năm 2008 chỉ là 32%

nhưng sang năm 2009 và 2010 tỷ lệ này đã vượt quá 50%. Những con số này

cho thấy rằng tỷ lệ vốn bị chiếm dụng của Công ty đang có xu hướng tăng lên rừ rệt.

- Thứ tư, hiệu quả quản lý nợ phải thu của Công ty còn thấp.

Mặc dù đã được chú trọng và đầu tư khá nhiều song hiệu quả quản lý nợ phải thu vẫn chưa được như ý muốn. Tốc độ quay vòng khoản phải thu còn khá chậm chỉ đạt từ 3 đến 4 vòng/năm khiến kỳ thu tiền trung bình còn dài và lớn hơn rất nhiều so với thời hạn tín dụng mà Công ty áp dụng cho khách hàng. Không những vậy, hiệu quả quản lý nợ phải thu của Công ty lại đang giảm dần qua các năm. So với các công ty hoạt động trong cùng ngành nghề thì có thể kết luận rằng hiệu quả quản lý nợ phải thu của Công ty còn rất thấp.

2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại trong quản lý nợ phải thu:

* Nguyên nhân khách quan:

- Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có liên quan tới bạn hàng quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau cách biệt về vị trí địa lý do đó những thông tin thu thập được không đầy đủ và có thể sai lệch khiến khả năng đánh giá chính xác năng lực tài chính của những khách hàng này rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc đòi nợ hay xử lý nợ khó đòi liên quan tới đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn.

- Do đặc điểm kinh doanh của nền kinh tế trong nước.

Việc buôn bán kinh doanh chấp nhận cho khách hàng thanh toán chậm mà không cần bảo đảm ở thị trường trong nước xảy ra thường xuyên do đó sự tồn tại nợ phải thu đối với các doanh nghệp trong nước như là điều tất yếu.

- Do khách hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc thậm chí là cố tình lừa đảo, chiếm đoạt vốn.

Tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, một số khách hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả lâu dài và không thể trả nợ Công ty. Thậm chí

có khách hàng tình hình tài chính yếu kém nhưng đã cung cấp thông tin sai lệch nhằm lừa đảo chiếm đoạt vốn của Công ty nên sau khi nhận hàng đã không có thiện trí thanh toán hoặc cố ý không trả nợ.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chính sách tín dụng của Công ty không khuyến khích được khách hàng thanh toán sớm.

Công ty đang áp dụng một chính sách tín dụng mà theo đó chỉ cho phép khách hàng trả chậm nhưng chưa đưa ra mức chiết khấu phù hợp cho những khách hàng trả tiền hàng sớm so với thời hạn. Chính sách tín dụng này của Công ty không khuyến khích khách hàng thanh toán sớm dẫn đến hầu hết các khách hàng đợi đến hạn mới thanh toán. Trong khi đó thời hạn tín dụng mà Công ty chấp nhận cho khách hàng lại khá dài do đó quy mô khoản phải thu của Công ty luôn ở mức cao.

- Do trình độ quản lý và nguồn nhân lực có hạn.

Trình độ của đội ngũ tín dụng tỏ ra yếu kém trong khâu thẩm định và quyết định tín dụng sai cho khách hàng cho nên quy trình quản lý nợ phải thu của Công ty chưa được chặt chẽ. Công tác thẩm định tín dụng khách hàng còn nhiều hạn chế chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng công nợ của Công ty.

Mặc dù công tác thẩm định đã có những bước tiến đáng kể song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, khụng cú cỏc tiờu chuẩn thẩm định rừ ràng, thụng tin chưa kịp thời và thiếu chính xác.

- Cụng tỏc theo dừi nợ phải thu chưa được chỳ trọng và chưa được giao cho đúng phòng ban chuyên môn quản lý.

Cụng tỏc theo dừi cỏc khoản nợ phải thu của Cụng ty vẫn do phũng kinh doanh và phòng kế toán thực hiện trong khi lại không được giao cho phòng quản lý công nợ riêng. Việc phân công nhiệm vụ không đúng cho phòng ban chuyên môn làm hạn chế đáng kể hiệu quả quản lý công nợ do các khoản nợ khụng được theo dừi sỏt sao và đụn đốc kịp thời.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu của công ty tnhh nn mtv xuất nhập khẩu và đầu tư hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w