Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nsx theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình trong những năm tới (Trang 24 - 33)

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

Huyện Kiến Xương nằm về chính phía nam của tỉnh Thái Bình; phía tây giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy, phía đông giáp huyện Tiền Hải.

Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng).

Tính từ đầu năm 2008 thì Kiến Xương có tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 19.920,73 ha (199,21 km2 ) và dân số là 223.179 nhân khẩu.

Tháng 12 năm 2007, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Bình để mở rộng thành phố Thái Bình, thì huyện Kiến Xương còn lại có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn Thanh Nê và 36 xã.

Lịch sử phát triển của huyện Kiến Xương trải qua biết bao nhiêu lần thay đổi. Vào thời Lê Trung Hưng, Kiến Xương được gọi là Chân Định thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1832 triều Minh Mạng đổi thành huyện Chân Định phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (Cũ), đến năm 1889 và 1890, triều Thành Thái,đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay là huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Ðịa hình đồng bằng đất đai phì nhiêu, bao gồm vùng đồng bằng trải rộng đã tạo cho Kiến Xương tiềm năng và lợi thế "đặc biệt". Kiến Xương từ Bắc đến Nam chiều dài 40 km, từ Đông sang Tây rộng 17 km. Đất đai màu mỡ phì nhiêu ,rất thích hợp với việc thâm canh cây lúa nước và phát triển

Chuyên Đề Cuối Khóa

nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc trồng hoa màu trong toàn huyện, đó là những điều kiện tốt để phát triển kinh tế.

- Đồng ruộng chiếm một diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất của toàn huyện. Thành phần chủ yếu là đất bùn ven sông rất thích hợp với cây lúa nước, một số vùng đất trồng hoa màu thì bao gồm cả đất pha cát, thoát nước tốt, hấp thụ nhiệt nhanh cho nên việc đầu tư xây dựng thủy lợi nội đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng để tránh xảy ra tình trạng thiếu nước, chua, mặn bạc mầu và gây ngập úng.

- Vùng có khả năng phát triển công nghiệp: Là những vùng giáp ranh với thành phố Thái Bình và khu vực lân cận trung tâm thị trấn Thanh Nê. Đây là những vùng có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp trong tương lai.

- Nằm ỏ vị trí cực nam tỉnh Thái Bình, khí hậu Kiến xương mang nét đặc trưng của vùng nhiêt đới gió mùa ẩm, mùa đông ít mưa, có sương giá, sương muối, mùa hè nắng nóng oi bức, mưa nhiều và luôn bị ảnh hưỏng của bão lụt ,thiên tai và là mối đe dọa của sóng thần khu vực vịnh Bắc bộ.

Tài nguyên khoáng sản của huyện Kiến xương gồm có tài nguyên đất, khoáng sản, dầu khí, tài nguyên nước.

Về tài nguyên đất, huyện kiến xương chủ yếu là diện tích đất trồng nông nghiệp bao gồm chủ yếu là trồng cây lúa nước trồng hai vụ và cây hoa màu vụ đông. Điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hầu hết người nông dân, tăng sản lượng cung cấp nguồn lương thực tại chỗ cho huyện và dành một phần để xuất khẩu đi những vùng khác.

Về khoáng sản, tuy chưa được điều tra thăm dò trữ lượng, nhưng trên địa bàn Kiến xương có một số loại khoáng sản như: Dầu, khí đốt và một trữ lượng lớn than bùn còn đang ở dạng tiềm năng.

Tóm lại: Điều kiện tự nhiên của Kiến xương có nhiều thuận lợi và thể hiện trên các mặt như:

Chuyên Đề Cuối Khóa

- Diện tích chủ yếu là vùng đồng bằng trải rộng thích hợp canh tác nông nghiệp dài hạn, là trung gian giữa thành phố Thái Bình và huyện Tiền Hải về phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, thách thức: Phát triển CNH – HĐH còn ít và còn nhiều hạn chế do lực lượng tham gia vào nghành nghề ít, thiếu tác phong công nghiệp. Chủ yếu là những người nông dân vốn quen với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, tiềm năng du lịch còn ở dạng tiềm năng chưa được phát huy.

2.1.2.Tình hình kinh tế -xã hội 2.1.2.1 Tình hình kinh tế

Với điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý thì huyện Kiến xương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp nhẹ và thuỷ sản. Với tiềm năng đó, trong những năm qua, kinh tế huyện Kiến xương đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 17%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 29 triệu đồng/năm. Có được thành công ấy là do huyện Kiến xương đã thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng dần theo nhịp độ phát triển kinh tế của toàn huyện.

Sản xuất nông nghiệp tập trung vào chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các loại cây lương thực và công nghiệp tăng nhanh cả về diện tích lẫn năng suất. Ðặc biệt, diện tích cây lạc, khoai tây - cây chủ lực trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tăng rất nhanh do toàn huyện tập trung thực hiện chiến lược mở rộng diện tích lạc và cây khoai tây vụ thu đông bằng phương pháp phủ nylon. Huyện đã tập trung lớn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp thông qua đầu tư các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương nội

Chuyên Đề Cuối Khóa

đồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, công tác khuyến nông, các nguồn vốn đầu tư khuyến khích sản xuất.

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đây đang là nghành kinh tế đầy triển vọng, thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì và đang từng bước quy hoạch theo khu vực vùng, ngành nghề được mở rộng, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên. Một số ngành nghề có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển, hoạt động có hiệu quả như: cơ khí dân dụng, đồ mộc,điêu khắc và đúc đồng, chế biến thuỷ sản. Đặc biệt phát triển theo mô hình làng nghề truyền thống, trong đó nổi tiếng như làng nghề chạm bạc Đồng xâm ở xã Lê lợi ,làng nghề dệt lụa tơ tằm ở xã Nam cao, hay làng nghề dệt thảm ở xã Quyết Tiến, mây tre đan ở xã Bình Minh …

Dịch vụ - thương mại có bước chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển tương đối đa dạng ở tất cả các thành phần kinh tế và trên khắp các vùng, miền trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống chợ cũng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ, trong đó có những chợ nổi tiếng như: chợ Lụ, chợ Rộng, chợ Đồng xâm, chợ Thanh nê, ...

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Hệ thống giao thông được chú trọng phát triển. Mạng lưới giao thông vận tải của huyện chủ yếu vẫn là đường bộ và đường sông. Có trục giao thông tỉnh lộ từ Bắc đến Nam xuyên qua huyện dài 28 km, đường bê tông nhựa rộng hầu hết đến từng ngóc ngách ở các địa phương, được nhà nước đánh giá là tỉnh có hệ thống bê tông hóa nông thôn sớm nhất trong đó phải kể đến huyện Kiến xương. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là các xã nghèo còn khó khăn về giao thông. Huyện cũng chú trọng đầu tư nhiều vào lĩnh vực thủy lợi, kênh mương nội đồng để tưới tiêu nước duy trì tăng sản lượng lương thực. Hầu hết các hồ đập nhỏ được nâng cấp đảm bảo 100% diện tích canh tác chủ động nước tưới. Hệ thống điện lưới được xây dựng đến

Chuyên Đề Cuối Khóa

37/37 xã, thị trấn với 99,5% số hộ được dùng điện. Hệ thống bưu chính - viễn thông phát triển nhanh, đã có 37/37 xã có trung tâm bưu điện - văn hoá xã, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 8 máy/100 dân.

Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, văn hoá, truyền thanh - truyền hình được tăng cường đáng kể. 100% số trạm xá được mái bằng hoá, ngói hoá, trung tâm y tế huyện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.

2.1.2.2 Tình hình văn hoá - xã hội 2.1.2.2.1 Về cơ cấu dân số lao động:

Huyện Kiến xương có 37 đơn vị xã, thị trấn và dân số là 223.179 nhân khẩu. Nguồn lao động xã hội trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 91.014 người chiếm 41,8% dân số toàn huyện, người lao động tham gia trực tiếp trong các nghành kinh tế 84,5% số lao động trong độ tuổi, người lao động tham gia vào quản lý hành chính và lao động gián tiếp 15,5% lực lượng lao động của huyện. Lực lượng lao động trong nông nghiệp 68.240 người chiếm 74,9% trong tổng số lao động.

2.1.2.2.2 Về văn hóa xã hội

Hoà nhịp cùng với sự đi lên của các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội huyện Kiến xương cũng đạt được những kết quả đáng mừng. Ðời sống nhân dõn được cải thiện rừ rệt, diện mạo nụng thụn ngày càng khởi sắc. Theo đú, Kiến xương luôn chú trọng kết hợp vốn đầu tư của Nhà nước với công tác xã hội hoá để đảm bảo cho sự phát triển của ngành giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, thể dục thể thao, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em.

Ðến nay, đài truyền thanh, truyền hình được lắp đặt hệ thống thu phát với công suất lớn, đồng thời phát triển thêm một số trạm thu phát lại ở những địa phương xa trung tâm. 100% xã, thị trấn có đài phát thanh, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thông tin công tác lãnh đạo và nhu cầu giải trí của nhân dân.

Chuyên Đề Cuối Khóa

Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông với các loại hình công lập và bán công. Toàn huyện hiện có 4 trường phổ thông trung học, 2trường trung học bán công, một trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề có đủ khả năng thu hút trên 70% số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Hệ thống các trường học được tầng hoá và ngói hoá với tốc độ nhanh. Quy mô các cấp học, ngành học ổn định, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp học đạt 98%/năm trở lên. Huyện đã hoàn thành sớm công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đang phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

Mạng lưới y tế được củng cố và tăng cường về cơ sở vật chất, đội ngũ thầy thuốc từ cấp huyện đến cơ sở. Các xã, thị trấn đều có y, bác sỹ, qua đó đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân (1.000 dân có khoảng 02 bác sĩ).

Bên cạnh đó, Kiến xương cũng chú trọng đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, quan tâm đến vùng xa và những vùng còn nhiều khó khăn. Thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (toàn huyện có 58 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng), người có công với cách mạng.

Những đặc điểm trên đây cho thấy, cần thiết phải đẩy mạnh công tác Tài chính – Ngân sách để tăng thu ngân sách góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân trong huyện.

2.1.3 Khái quát tổ chức bộ máy của phòng tài chính huyện Kiến Xương:

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, tham gia giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, giá cả, kế hoạch đầu tư, đăng kí kinh doanh. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư với nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện ban

Chuyên Đề Cuối Khóa

sách, giá cả trên địa bàn huyện theo luật ngân sách. Hướng dẫn các đơn vị dự toán thuộc huyện, xã; xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo hướng dẫn của tổ chức tài chính trình UBND huyện xem xét để trình HĐND huyện quyết định, tổ chức, kiểm tra, giám sát, quản lý và quyết toán ngân sách cấp xã. Tổ chức kiểm tra quản lý các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của phòng:

Phòng có tổng số 20 người: 1 trưởng phòng, một phó phòng và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.

* Nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận:

- Trưởng phòng - phụ trách chung:

Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng; Tham gia vào các dự án xây dựng cơ bản lớn của huyện, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trình lãnh đạo huyện và ngành cấp trên theo quy định; Trực tiếp điều hành cấp phát ngân sách của các đơn vị dự toán huyện, ngân sách cấp xã; giải quyết một số nhiệm vụ khác có tính chất phức tạp và mối quan hệ với các ngành, các cấp; Trực tiếp làm chủ tài khoản đơn vị.

- Trưởng phòng:

Trưởng phòng

Phó phòng

Tổ Ngân sách Tổ kế toán hành chính

Tổ giá, quản lý

công sản Tổ Kế hoạch –

Đầu tư

Chuyên Đề Cuối Khóa

Là người trực tiếp điều hành, cấp phát ngân sách của các đơn vị dự toán huyện, ngân sách cấp xã, phụ trách công tác tổ chức cán bộ, giải quyết một số nhiệm vụ có tính chất phức tạp và mối quan hệ với các ngành, các cấp.

Và là người chịu trách nhiệm cuối cùng và chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Pháp luật của Nhà nước.

- Phó phòng:

Là người tham mưu giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc của các tổ, bộ phận trong đơn vị.

* Các bộ phận chuyên môn:

- Tổ ngân sách :

Có chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị dự toán cũng như kế toán ngân sách xã về chế độ kế toán thống kê theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi mình phụ trách.

- Tổ giá cả, quản lý công sản:

Chịu trách nhiệm tiếp nhận và trực tiếp thẩm định giá trong lĩnh vực XDCB, đền bù GPMB, thanh lý tài sản và các công việc có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tham mưu tổng hợp báo cáo tình hình các loại giá trên địa bàn, phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất việc xử lý tài sản tịch thu sang quỹ Nhà nước.

Theo dừi, tổng hợp số liệu về tỡnh hỡnh tăng, giảm tài sản và biến động tài sản của các đơn vị, UBND các xã thị trấn thuộc phạm vi quản lý.

- Tổ Kế hoạch - Đầu tư :

Chịu trách nhiệm tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch KTXH; quy hoạch tổng thể, quy hoạch vựng ngành; theo dừi, tổng hợp tỡnh hỡnh quản lý vốn XDCB tập trung, sự nghiệp kiến thiết kinh tế và các nguồn vốn chương

Chuyên Đề Cuối Khóa

trỡnh mục tiờu; quản lý kinh tế HTX, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhõn; theo dừi cấp phát đăng ký kinh doanh.

- Tổ kế toán hành chính : Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan trong công tác thu, chi kinh phí hoạt động của đơn vị; thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các công việc nội vụ của đơn vị.

Công việc hàng ngày của từng tổ, bộ phận và từng công chức theo chức trách chuyên môn được giao, chủ động giải quyết công việc theo quy định, nếu khó khăn vướng mắc không giải quyết được hoặc chưa đồng ý với ý kiến đó thì báo cáo với trưởng phòng tìm hướng giải quyết.

Cấp huyện, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý công tác thu chi theo quy định. Chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các xã và đơn vị thụ hưởng ngân sách, phối hợp với các cơ quan sản xuất kinh doanh cùng xây dựng và thực hiện công tác đăng ký kinh doanh theo Nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 51/NĐ-CP của chính phủ.

Phòng tài chính - kế hoạch huyện là phòng quản lý nghiệp vụ đối với ban tài chính các xã giúp UBND huyện quản lý thu, chi NSX theo luật NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSX. Phân tích tình hình thực hiện ngân sách, đề xuất những ý kiến, biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi NSX có thẩm quyền quyết định.

Phòng tài chính huyện có nhiệm vụ tổ chức, triển khai hướng dẫn các xã thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định về công tác quản lý tài chính, NSX. Thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra về công tác nghiệp vụ để đảm bảo cho công tác chi thường xuyên, kịp thời đúng và đủ. Chi đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp cho xã

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nsx theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình trong những năm tới (Trang 24 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w