3.3.1 Khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Việc đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã và đang được Đảng và Nhà nước coi là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt vấn đề thực hiện quản lý tốt NSX theo luật NSNN không thể không quan tâm tới việc khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSX một cách ổn định và phát triển, ổn định nguồn thu đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.
Kiến xương còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn, điện, đường, trường, trạm của các xã trong huyện còn nhiều yếu kém. Vấn đề này cần được coi là một nhóm công trình trọng điểm, ưu tiên số một, nên dành một khoản tiền ngân sách thích đáng để đầu tư, phục vụ nhu cầu dân sinh. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương. Huy động hợp lý sự đóng góp của nhân dân theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng trường học , làm đường các các công trình phúc lợi công cộng khác.
Song song với các công trình về điện, đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi dân sinh. Việc khuyến khích đầu tư phát triển Công, Nông,
72 SV: Đặng Văn Nam
Ngư nghiệp cũng cần phải được quan tâm chú trọng đẩy mạnh sản xuất, khơi dậy ngành nghề như một số làng nghề truyền thống, mở mang nghành nghề mới, tăng nguồn thu cho NSX đồng thời nâng cao đời sống nhân dân xã.
Đề nghị Chính phủ, Bộ tài chính, Sở Tài chính và các cấp bộ ngành có liên quan sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ tín dụng phát triển NSX, xây dựng chương trình hỗ trợ tiến tới không còn xã nghèo.
3.2.2 Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.1 Phân loại xã để chỉ đạo quản lý NSX phù hợp với tình hình thực tế Huyện Kiến Xương có 37 xã, thị trấn các xã xa trung tâm huyện còn nhiều khó khăn. Tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn về kinh tế, thu nhập và văn hoá - xã hội, tạo sư chênh lệch khá lớn giữa xã giàu và xã nghèo, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý NSX ,đòi hỏi cần có sự phân loại để định ra các chế độ quản lý cho phù hợp.
Phân loại xã thành 3 loại theo các tiêu chí sau: Mức thu NSX bình quân trong 3 năm liền kề, dân số, địa bàn. Trong đó lấy mức thu NSX ( Thu 100% để lại xã và Thu phân chia theo tỷ lệ với Ngân sách cấp trên) làm căn cứ chính:
+ Xã loại 1: Thu Ngân sách từ 1.000 triệu đồng/ năm trở lên.
+ Xã loại 2: Thu NSX từ 300 đến 700 triệu đồng / năm hoặc có mức dưới 300 triệu đồng/ năm nhưng có dân số trên 10.000 khẩu và địa bàn rộng.
+ Xã loại 3: Thu NSX dưới 300 triệu đồng/ năm, dân số dưới 10.000 khẩu và địa bàn hẹp.
3.2.2.2 Đẩy mạnh phân cấp quản lý NSX
Để đẩy mạnh phân cấp quản lý cần phải có sự quan tâm thường xuyên, chỉ đạo kịp thời các cấp chính quyền ( Tỉnh, huyện), bảo đảm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc các nhiệm vụ chế độ, tiêu chuẩn định mức thu, chi. Theo hướng đó phân cấp quản lý NSX ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
73
- Bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia, phù hợp với cơ chế phân cấp quản lý kinh tế xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung và quyền lợi vật chất của từng xã.
- Đảm bảo NSX đủ mạnh đáp ứng được các yêu cầu cần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư trong việc huy động thêm nguồn lực phục vụ yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước.
- Những nhiệm vụ nào thấy chính quyền cấp xã làm tốt hơn thì phân công cho họ làm, như những hoạt động thu, chi gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ trực tiếp đối với dân để nuôi dưỡng và khai thác tốt hơn nguồn thu tại chỗ; hoặc động viên các nguồn thu và chi tiêu các khoản phù hợp với nguyện vọng mong muốn của dân.
Với các yêu cầu trên, cần hoàn thiện và đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính ngân sách cấp xã huyện Tĩnh Gia như sau:
3.2.2.2.1 Về phân cấp thu NSX
Cần chú ý ngày càng mở rộng nguồn thu cho NSX theo hướng tăng một số nguồn thu cho NSX để lại 100%, hiện tại gồm: Thu hoa lợi công sản trên đất công và đất công ích 5%, thuế môn bài (4-6), thu phí và lệ phí, thu sự nghiệp, thu khác, thu từ nhân dân đóng góp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thuế sử dụng đất nông nghiệp (quỹ đất 5%) có thể để lại cho xã 100%, tăng tỷ lệ điều tiết cho NSX từ các nguồn như: Thuế nhà đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Lệ phí trước bạ nhà đất, Tiền thuê mặt đất, mặt nước, Thuế GTGT và Thuế TNDN.. và gắn trách nhiệm quản lý của chính quyền xã với các chính sách thu và điều hành NSX để tạo điều kiện cho tăng khả năng tự cân đối ngân sách hàng năm, khuyến khích tăng cường quản lý, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu, giảm dần hỗ trợ từ cấo trên và giảm khối lượng công tác quản lý từ cấp trên.
Trên tinh thần phân cấp đầy đủ, phù hợp và kịp thời nguồn thu cho NSX để tiến tới cân đối vững chắc NSX. Bên cạnh việc chấn chỉnh và phát triển
74 SV: Đặng Văn Nam
nguồn thu 100% của xã, đối với các nguồn thu điều tiết cho xã cần hoàn thiện danh mục các khoản phí, lệ phí trên cơ sở pháp lệnh phí và lệ phí được UBTV Quốc hội ban hành ngày 28/08/2001 và hướng dẫn các khoản huy động đóng góp của nhân dân tại xã. Vì thực tế các khoản phí, lệ phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu NSX, đây là những khoản đóng góp có tính chất bắt buộc đối với người dân. Do đó, ngành tài chính và UBND các cấp cần kiểm tra rà soát và điều chỉnh mức thu của từng loại phí, lệ phí tại xã trên cơ sở được HĐND tỉnh phê duyệt cho phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và nhu cầu chi tiêu tại xã. Tăng cường quản lý các khoản phí và lệ phí để lại 100% cho xã. Chính quyền xã phải công bố công khai danh mục phí, lệ phí và mức thu nộp. Ngăn chặn tình trạng tuỳ tiện trong thu phí, lệ phí để củng cố lòng tin của nhân dân.
3.2.2.2.2. Về phân cấp chi NSX
Phân cấp nhiệm vụ chi cần theo hướng bảo đảm tiết kiệm chi thường xuyên và tăng cường chi ĐTPT gắn liền với lợi ích trực tiếp của nhân dân, của cộng đồng .. nhằm đạt được mục tiêu huy động đóng góp hợp lý của cộng đồng;
giảm bớt sự lệ thuộc vào những định mức chi áp dụng đồng loạt (chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí..) mà cho phép xã áp dụng định mức chi cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn và khả năng ngân sách của mình. Mặt khác, cần tạo điều kiện đề tình cao tinh thần chủ động, trách nhiệm trong xây dựng dư toán, khắc phục tình trạng lập dự toán lập dự toán NSX hàng năm một cách hình thức rồi quyết định dự toán thu, chi của cấp trên để tổ chức thi hành.
NSX là cấp ngân sách đặc biệt, không chỉ ở nội dung thu trực tiếp gắn với nhiệm vụ chi ở cơ sở, mà nội dung chi của NSX chủ yếu là các khoản chi nhỏ lẻ nhất nhưng gắn trực tiếp với đời sống cộng động dân cư, đảm bảo nhiệm vụ quản lý quản lý Nhà nước, góp phần ổn định hoá và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Vì vậy, phân cấp nhiệm vụ chi nên bám sát yêu cầu công tác quản lý của chính quyền xã; NSX được giao chi quản lý hành chính ở xã, một phần chi sự nghiệp kinh tế xà xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, còn lại phải dựa vào dân đóng góp và quản lý sử dụng công khai có sự giám sát của dân.
3.2.2.3 Đổi mới công tác xây dựng, lập dự toán
75
Căn cứ vào việc phân loại các xã trong huyện theo từng nhóm, trong chu trình quản lý Ngân sách trước hết cần đổi mới cách tính dự toán chi hàng năm của NSX cho phù hợp, theo hướng đơn giản, dễ làm, vì nếu làm chi tiết các khoản chi ở xã thì sẽ không đầy đủ, vừa thừa vừa thiếu. Nhiều khoản ở xã này thường xuyên có nhưng xã khác lại hầu như không có. Trước mắt nên hướng dẫn xã tính theo cách như sau:
Xác định dự toán chi tổng hợp gồm 2 phần:
+ Phần chi sinh hoạt phí, phụ cấp cán bộ xã theo chính sách của Nhà nước.
+ Phần chi hoạt động thường xuyên: Khoán chi theo từng loại xã ví dụ : xã loại 1: 400 triệu đồng/ năm; xã loại 2: 250 triệu đồng/ năm; xã loại 3: 150 triệu đồng/ năm.
Căn cứ số dự toán chi tổng hợp, cấp trên sẽ phân bổ chi tiết cho từng loại xã, cho đơn vị theo biểu mẫu quy định của luật NSNN.
Trên cơ sở nhiệm vụ chi được phân cấp cụ thể, nguồn thu NSX đã được phân cấp mạnh và ổn định lâu dài (cùng với cơ chế tăng thu thì tăng chi, giảm thu thì giảm chi tương ứng) sẽ kích thích việc tăng thu, phát huy tiềm năng tại chỗ từng xã.
Cách làm trên nhằm hạn chế tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, che giấu nguồn thu NSX trong quá trình lập dự toán, hạn chế tình trạng co kéo giữa NSX và Ngân sách huyện, tỉnh sa vào những công việc vụn ở xã. Chính quyền ở xã phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu.
3.2.2.4 Tăng cường hiệu quả quản lý thu chi Ngân sách xã
Thứ nhất: Cần xác định phương hướng quản lý thu, chi NSX.
Chính sách thu chi NSX có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tiêu dùng, của nhân dân trên địa bàn, tác động tới tổng cầu và sản lượng cũng như tất cả các cấp Ngân sách khác. Do đó tổ chức thu, chi NSX hợp lý là biện pháp quan trọng để kích cầu, thúc đẩy sản xuất ở xã phát triển.
76 SV: Đặng Văn Nam
Giải pháp mà xã cần áp dụng là kích cầu của cả sản xuất và tiêu dùng, tức là cần phải căn cứ vào khả năng tạo lập nguồn thu, phát huy tối đa nội lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Để kích cầu thì tăng vốn ĐTXDCB là một trong những biện pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, tạo ra nhiều công trình xây dựng mới, nâng cấp và tăng cường cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với các hộ kinh doanh, nhất là đối với các hộ nuôi trồng thuỷ sản, và các hộ ở vùng khai thác hải sản như: ………....
Từ việc kích thích sản xuất, đời sống người dân sẽ được nâng cao, không những tăng thu cho ngân sách mà còn kích thích tiêu dùng làm cho ngành kinh doanh, dịch vụ thương mại cùng phát triển. Đồng thời cần chi đầu tư xây dựng các chợ ở các xã nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu kinh tế, hàng hoá ở từng xã và giao lưu giữa các xã trên toàn huyện. Cùng với việc khuyến khích tiêu dùng trong nhân dân, cần có chủ trương và giải pháp khuyến khích nhân dân đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và xây dựng nhà ở.
Thứ hai: Trong công tác tổ chức thu cần phân loại và phân cấp thu ở xã làm 4 loại:
+ Loại Thuế, phí do cán bộ xã thu hoặc uỷ quyền cho cán bộ xã thu nhưng chứng từ do Bộ tài chính phát hành.
+ Loại thu của NSX do cán bộ xã thu, sử dụng chứng từ biên lai của NSX.
+ Loại thu đóng góp: Tổ chức nào đứng ra quyên góp thì tổ chức đó thu.
Trên cơ sở phân loại các khoản thu, thực hiện lập sổ thu đến từng hộ phản ánh đầy đủ các khoản thu nộp, đóng góp của từng hộ dân; số đã nộp, số còn phải nộp, số còn phải thanh toán của từng khoản thu.
Thứ ba: Trong công tác điều hành chi, ngoài các quy định của pháp luật, đối với các khoản chi có tính chất phúc lợi công cộng, khi lập dự án đầu tư, dự toán chi tiêu cần ý kiến đóng góp tham gia các thôn, khu phố,… của các hộ gia đình nhằm thoả mãn tối đa lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cần
77
ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên cho các lĩnh vực quản lý sự ngiệp văn xã, ban hành các chế độ công tác phí, hội nghị phí, văn phòng phí mua sắm sửa chữa,… đưa công tác quản lý chi tiêu của xã đi vào khuôn khổ pháp luật, có cơ sở giám sát, kiểm tra.
Thứ tư: Đối với chi ĐTPT, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng các nguyên tắc tài chính, không giàn đều mà có sự chọn lọc, tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, không chắp vá bảo đảm tuổi thọ công trình và phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn.
3.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, và sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN với xã, thị trấn, các Ngân hàng về quản lý Ngân sách xã.
3.2.3.1 Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
Ngày nay với vai trò, vị trí của cấp xã ngày càng được nâng cao quy mô NSX ngày một lớn dần, để quản lý tốt NSX trong những năm tới chúng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền xã cũng như tăng cường tổ chức bộ mỏy quản lý NSX cỏc cấp. Xỏc định rừ vị trớ vai trũ NSX vừa là công cụ vừa là phương tiện vật chất để chính quyền xã hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được nhà nước và nhân dân giao phó.
Đối với cấp tỉnh: Cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản lý Ngân sách huyện xã đủ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện , điều kiện làm việc và lực lượng để đủ sức tham mưu cho UBND tỉnh, giúp phòng tài chính huyện tổ chức quản lý NSX theo luật NSNN và các văn bản chế độ quy định của Trung ương và địa phương kịp thời, có hiệu quả.
Đối với cấp huyện: Phòng tài chính của mỗi huyện cần một tổ chức quản lý NSX, chuyên đảm nhận công việc hướng dẫn, triển khai thực hiện kiểm tra mọi hoạt động thu, chi NSX trên địa bàn huỵên theo đúng quy định. Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách của các xã trong toàn huyện. Qua thực tế, đề xuất những biện pháp quản lý NSX với phòng để tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế địa phương. Đặc biệt đối với huyện Tĩnh gia cần bố trí thêm nhân sự cho phù hợp với trình độ và khối lượng
78 SV: Đặng Văn Nam
công việc. Số lượng nhân sự như bây giờ , 4 cán bộ phụ trách về NSX thì chưa thể quán xuyến hết công việc nhất định và quản lý một số xã nhất định nào đó để họ có trách nhiệm hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Đối với cấp xã: Ban tài chính và ngân sách có trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện quản lý tài chính và NSX theo quy định của nhà nước và sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên. Phần lớn cán bộ tài chính của xã đều chưa qua đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ mà chủ yếu là làm công tác kiêm nhiệm. Chủ tài khoản NSX( chủ tịch xã hoặc người được uỷ quyền) nói chung đều chưa qua lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Vì thế trước yêu cầu quản lý hiện nay và trong thời gian tới cần có những biện pháp tăng cường kiện toàn, chuẩn hoá và nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý NSX bằng cách tổ chức ngay các lớp bồi dưỡng cán bộ xã bắt buộc các xã nhất thiết phải cử cán bộ xã mình đi học. Đối với cán bộ kế toán NSX phải được bố trí làm việc chuyên môn, ổn định không nên thay đổi nhiều và cần có kế hoạch quy định đào tạo bồi dưỡng nguồn kế cận khi cần thiết phải thay đổi công tác đối với cán bộ NSX; Đồng thời đưa tài liệu về cho các xã đầy đủ , kịp thời để cán bộ xã nắm được tình hình và triển khai ngay.
Cần có chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác tài chính phù hợp để họ cảm thấy nhận được những gì tương xứng với công lao họ cống hiến, càng không nên thay đổi nhân sự trong ban tài chính khi chưa thực sự cần thiết để họ làm lâu dài thì mới phát huy được những kinh nghiệm trong thực tế của họ. Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ xã và các đơn vị có liên quan trong việc chấp hành cơ chế quản lý NSX theo luật NSNN.
3.2.3.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN với xã, thị trấn, các Ngân hàng về quản lý Ngân sách xã.
Cơ quan tài chính ở địa phương( tỉnh, huyện) chịu trách nhiệm trước nhà nước về chỉ đạo công tác nghiệp vụ tài chính xã, thị trấn. Cán bộ thuộc cơ quan tài chớnh KBNN phải cú sự phối hợp chặt chẽ, phõn định rừ chức năng chỉ đạo nghiệp vụ quản lý NSX của cơ quan tài chính với việc tổ chức quản lý thu, kiểm soát chi của KBNN. Hai cơ quan cần có sự phối hợp giúp cho cán bộ tài chính
79