Năm 1997 là năm đầu tiên luật ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành trên toàn quốc. Cho đến nay luật ngân sách nhà nước đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu của quản lý nhà nước và năm 2004 là năm áp dụng luật ngân sách sửa đổi.
Do đội ngũ cán bộ một số xã còn hạn chế về chuyên môn, có nhiều xã xa trung tâm nên lực lượng cán bộ xã chưa đủ mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ xã chưa bắt kịp nhịp độ triển khai NSX, chưa nắm bắt được sự thay đổi giữa luật ngân sách nhà nước cũ với luật ngân sách nhà nước mới (sửa đổi và bổ sung) cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ.
Qua thực hiện phân cấp quản lý NSX theo luật ngân sách nhà nước, công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Kiến xương, tỉnh Thái Bình bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Hầu hết các xã trong huyện đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa, nội dung của quản lý NSX theo luật NSNN.
Cỏc xó đó bước đầu cải tổ sắp xếp lại ban tài chớnh xó, xỏc định rừ chức danh kế toán NSX trong bộ máy cán bộ xã. Chính quyền ở xã dần dần đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ chỗ thụ động, trông nhờ vào ngân sách cấp trên nay đã chủ động bàn biện pháp khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy tối đa thế mạnh của từng xã để tăng thu, chú trọng quản lý giám sát chặt chẽ các khoản thu, sửa đổi cơ cấu chi nhằm hướng tới ngày càng phù hợp hơn với
Chuyên Đề Cuối Khóa
nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở được giao. Quản lý thu, chi đều dựa trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được giao.
2.2.1. Tình hình lập dự toán thu ngân sách xã
Lập dự toán thu ngân sách xã là khâu mở đầu của một chu trình thu ngân sách, đây là quá trình đánh giá, phân tích giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu một cách đúng đắn, khoa học.
Để việc chấp hành và quyết toán thu ngân sách xã được theo đúng quy định của Luật ngân sách. Trong những năm qua, hầu hết các xã và thị trấn trên địa bàn huyện An Biên đã tuân thủ việc lập dự toán thu theo thông tư số 60/2003/ TT – BTC. Chất lượng dự toán thu ngân sách xã được cải thiện và nõng cao rừ rệt. Cỏc khoản thu ngõn sỏch xó được xỏc định trờn cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng an ninh. Quy trình lập dự toán ngân sách xã được thể hiện qua các bước sau:
* Hướng dẫn xây dựng dự toán:
Việc hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN là công việc khởi đầu cho lập dự toán ngân sách. Tháng 7 năm 2006 HĐND tỉnh Thái Bình đã ban hành nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thái Bình từ năm 2009 đến năm 2011. Quy định tỷ lệ phân % phân chia nguồn thu ngân sách xã với ngân sách cấp trên như sau: Thuế GTGT và thuế TNDN: ngân sách huyện 30%, ngân sách xã 70%; Thuế nhà đất: ngân sách xã hưởng 100%; Thuế chuyển quyền sử dụng đất: ngân sách xã 100%; Thuế tài nguyên và thu khác: ngân sách xã hưởng 100%. Vào tháng 9 hàng năm, UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã thông qua tổ chức hội nghị để chỉ đạo, hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn cụ thể gửi xuống các xã. Hình thức hướng dẫn bằng hội nghị và văn bản hướng dẫn đã
Chuyên Đề Cuối Khóa
đạt được những kết quả khả quan, hình thức hướng dẫn bằng tổ chức hội nghị có sự tham gia của trưởng ban các ngành thuộc huyện, chủ tịch UBND và kế toán các xã thị trấn. Do đó việc hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách xã sẽ được đội ngũ cán bộ kịp thời nắm bắt được những thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất. Việc hướng dẫn bằng các văn bản hướng dẫn sẽ đưa ra được những chỉ đạo cụ thể nhất tạo điều kiện thuận lợi để các xã lập dự toán thu ngân sách xã. Tuy nhiên, việc hướng dẫn bằng văn bản hướng dẫn để chỉ đạo ở một số xã chưa kịp thời được triển khai một cách nhanh chóng, chính xác một phần do trình độ chuyên môn của đội ngũ tham gia vào quản lý tài chính ở xã chưa cao nên họ chưa hiểu được những văn bản pháp quy hướng dẫn.
* Lập và tổng hợp dự toán thu ngân sách xã:
Dự toán các khoản thu của ngân sách xã xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của địa phương, theo đúng các luật thuế và chế độ thu hiện hành, có tính đến yếu tố trượt giá và dự toán thu được lập thường là lớn hơn hoặc bằng so với tốc độ tăng thu trung bình hàng năm. Số tăng hay giảm thu so với năm trước đều được giải thớch rừ ràng. Kế toỏn xó căn cứ vào các chính sách, chế độ về thu số kiểm tra của huyện và phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã theo quyết định phân cấp nguồn thu ngân sách địa phương của HĐND tỉnh trong thời kì ổn định ngân sách ở địa phương.
Hướng phấn đấu của các xã hiện nay là cố gắng có khả năng tự cân đối ngân sách xã trên địa bàn, hạn chế trường hợp có số giao bổ sung rồi mà vẫn còn thiếu hụt do khoản thu 100% tại xã và khoản thu phân chia theo tỷ lệ % với ngân sách cấp trên nhỏ hơn chi thường xuyên, phải cắt giảm chi thường xuyên tương ứng với số thiếu hụt đó hoặc tăng dự toán thu thường xuyên. Các xã đều cố gắng tự cân đối thu chi ngân sách và hạn chế xin bổ sung từ ngân sách cấp trên, chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và theo mục đích nhất định
Chuyên Đề Cuối Khóa
đối với các xã vùng sâu, vùng xa, xã nghèo gặp khó khăn. Đối với khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân, để đầu tư và lo việc chung cho chính quyền xã là khoản thu không mang tính thường xuyên nên được xã ghi vào dòng ghi chú trong dự toán, không tổng hợp vào tổng số thu trong dự toán ngân sách.
Theo đúng quy trình, sau khi được UBND tỉnh giao số kiểm tra, UBND huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách đến 37 xã, thị trấn trên địa bàn. UBND xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ kế toán xã và các ban ngành, đoàn thể tiến hành lập dự toán ngân sách xã, kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã. Trong quá trình lập dự toán ngân sách UBND huyện đã phối hợp, chỉ đạo chi cục thuế lập dự toán NSNN. Chi cục thuế căn cứ vào số doanh nghiệp, số hộ kinh doanh trên địa bàn làm cơ sở tính toán nguồn thu. Kế toán xã sẽ căn cứ vào số liệu do chi cục thế huyện cung cấp để xây dựng chỉ tiêu thu ngân sách dự kiến phát sinh trên địa bàn.
Tuy nhiên trong quá trình lập dự toán thu ngân sách, hầu hết các xã vẫn còn bị động. Các xã gần như phải bị buộc chấp nhận tăng tổng mức thu trên địa bàn năm kế hoạch so với thực hiện năm báo cáo theo các chỉ tiêu mà huyện đã giao số kiểm tra. Sự phối hợp giữa chi cục thuế với các xã còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả do đó mà các xã ít có sự tham gia đóng góp để khai thác hết các nguồn thu mới phát sinh, bỏ xót chưa được tính đến trong các năm trước.
Hàng năm vào tháng 7, phòng tài chính kế hoạch huyện tổ chức làm việc với các xã để các xã bảo vệ dự toán của mình. UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán ngân sách xã. Qua đó căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính kê hoạch huyện. Tuy nhiên, bản thuyết trình dự
Chuyên Đề Cuối Khóa
toán của các xã chưa thuyết phục, khi bảo vệ dự toán tiếng nói từ cấp xã chưa thực sự được tôn trọng, do đó mà nhiều xã vẫn tăng dự toán theo yêu cầu của huyện trong khi nguồn thu của xã hạn chế. Thảo luận thiếu ý kiến đóng góp làm mất nhiều thời gian trong quyết định và phân bổ dự toán.
* Phân bổ và quyết định dự toán ngân sách xã:
UBND tỉnh Thái Bình căn cứ quyết định của HĐND tỉnh ra chỉ tiêu kế hoạch cho các sở, ban ngành, UBND các huyện và thành phố trong khoảng thời gian. UBND huyện căn cứ quyết định của UBND tỉnh về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách huyện. Sau khi nghị quyết của HĐND được thông qua, UBND huyện sẽ căn cứ để giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Sau khi được UBND huyện giao dự toán ngân sách, UBND xã sẽ hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách. UBND xã giao dự toán cho ban ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện, thực hiện công khai dự toán trước ngày 31/12.
Như vậy quy trình lập dự toán ngân sách xã đã được thực hiện theo đúng các bước, tuy nhiên vẫn còn một số xã lập dự toán chưa đáp ứng được yêu cầu, do một số lãnh đạo xã chưa sâu về công tác quản lý Tài chính nên chất lượng dự toán chưa sát với thực tế điều kiện phát triển của từng xã, mang tính hình thức gây khó khăn trong việc chấp hành dự toán ngân sách xã.
Do trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách xã chưa được đào tạo kĩ lưỡng nên các công văn, văn bản hướng dẫn công tác lập dự toán tới các xã chưa được phổ biến một cách chính xác và đầy đủ. Việc thảo luận dự toán còn mang nặng hình thức, thiếu ý kiến đóng góp làm cho thời
Chuyên Đề Cuối Khóa
gian quyết định và phân bổ dự toán kéo dài gây khó khăn cho quá trình chấp hành dự toán ngân sách xã.
2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách xã.
Thu ngân sách xã là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải thu đúng, thu đủ và thu hết các nguồn thu có phát sinh trên địa bàn huyện. Làm tốt công tác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu. Hàng năm phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, thực hiện thu đúng nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp chính quyền trong việc thực hiện công tác thu trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục, tuyên truyền.
Về tổng thể:
Qua 3 năm các xã trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình thu ngân sách xã của huyện Kiến Xương (2009 – 2011) Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình)
Theo bảng 1 ta thấy thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến Xương luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách đề ra, thu ngân sách năm sau cao hơn thu ngân sách năm trước, cụ thể:
- Năm 2009: Thu ngân sách xã là 60.000 triệu đồng, đạt 353% so với kế hoạch.
ND
Năm Dự toán Thực hiện
So sánh TH /DT (%)
2009 17.000 60.000 353
2010 18.000 68.000 378
2011 20.000 76.000 380
Chuyên Đề Cuối Khóa
- Năm 2010: Thu ngân sách xã là 68.000 triệu đồng, đạt 378% so với kế hoạch. Tăng thu ngân sách xã so với năm 2009 là 8.000 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2009 là 13,3%.
- Năm 2011: Thu ngân sách là 76.000 triệu đồng, đạt 380% so với kế hoạch. Tăng thu ngân sách xã so với năm 2010 là 8.000 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng thu ngân sách so với năm 2010 là 12%..
Có được kết quả này là do tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ cũng như tốc độ tăng sản xuất của các ngành nông, lâm, thuỷ hải sản, thương mại, và dịch vụ, là điều kiện cốt yêu tăng thu ngân sách trong thời gian qua, bên cạnh đó Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực vào năm 2004 làm cho công tác quản lý ngân sách xã đã đi vào nề nếp và các biện pháp tăng thu của các xã, thị trấn phối hợp với cơ quan chức năng đã phát huy hiệu quả nâng cao quá trình quản lý các khoản thu ngân sách.
Bên cạnh đó do có sự cố gắng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tự giác và tích cực đóng góp nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối kết hợp của các ngành liên quan trong việc khai thác nguồn thu, tạo nguồn thu và quản lý nguồn thu chặt chẽ, thu kịp thời nộp vào NSNN.
Bảng 2: Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến Xương (2009 – 2011) (Đơn vị: Triệu đồng)
Năm ND
2009 2010 2011
DT TH DT TH DT TH
1. Các khoản thu
100% 1.730 2.980 1.460 4.245 3.110 4.590
Tỷ trọng/tổng thu 3,96% 4,12% 4,17%
2. Các khoản thu
phân chia 27.300 25.690 17.645 21.130 20.955 22.035
Tỷ trọng/tổng thu 34,16% 20,51% 20,01%
3. Thu bổ sung 30.210 46.515 48.315 77.605 56.500 83.470
Tỷ trọng/tổng thu 61,87% 75,35% 75,81%
Tổng thu 59.240 75.185 67.420 102.980 80.565 110.095
Chuyên Đề Cuối Khóa
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình)
Theo bảng 2 ta thấy: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách huyện Kiến Xương là khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Điều này cho thấy nguồn thu ngân sách xã của huyện Kiến Xương còn rất hạn chế, dẫn đến tình trạng chưa khai thác hiệu quả nguồn thu sẵn có trên địa bàn huyện để hướng tới tự cân đối trên địa bàn. Và một bài toán nan giải đặt ra về vấn đề thu ngân sách xã ở huyện đó là thu bổ sung ngân sách cấp trên đối với ngân sách xã huyện Kiến Xương tăng qua các năm:
- Năm 2009 thu bổ sung là 46.515 triệu đồng, chiếm 61,87% tổng thu ngân sách xã.
- Năm 2010 thu bổ sung là 77.605 triệu đồng, chiếm 73,35% tổng thu ngân sách xã.
- Năm 2011 thu bổ sung là 83.470 triệu đồng, chiếm 75,81% tổng thu ngân sách xã.
Vấn đề đặt ra là làm sao ngân sách xã giảm bớt được sự trợ cấp từ phía ngân sách cấp trên để hướng tới tự cân đối Thu – Chi.
Tổng hợp nguồn thu ngân sách xã để biết được các nguồn thu trên địa bàn, xét từng nguồn thu xem đã thu đúng, thu đủ chưa, đã khai thác được mọi nguồn thu chưa, cỏc khoản thu cú bền vững khụng. Để hiểu rừ tỡnh hỡnh thực hiện dự toán thu ngân sách xã chúng ta đi vào từng loại thu cụ thể.
(1) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%.
Đây là khoản thu chiếm vị trí quan trọng trong các khoản thu ngân sách xã, vì khoản thu này phát sinh tại xã, do UBND xã trực tiếp tổ chức quản lý, xây dựng và khai thác. Khoản thu này bao gồm: Hoa lợi công sản, nuôi trồng thủy sản, đò, chợ, sản xuất gạch ngói, khai thác đất đá, cát sỏi, bến bãi, lệ phí giấy tờ…
Bảng 3: Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% trên địa bàn Huyện Kiến Xương (2009 – 2011) Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình)
SV:Đặng Văn Nam -43- Lớp:K38/01.01
NĂM ND 2009 2010 2011
DT TH DT TH DT TH
1. Thu từ phí, lệ phí 630 1.285 500 2.000 2.345 5.125
Tỷ trọng/tổng thu 100% NSX 16,1% 22,2% 41,8%
2. Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản 398 513 400 600 415 620
Tỷ trọng/tổng thu 6,42% 6,66% 5,06%
3. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân
100 115 100 200 150 315
Tỷ trọng/tổng thu 1,44% 2,22% 2,57%
4. Đóng góp của nhân dân theo quy định 90 118 100 200 250 375
Tỷ trọng/tổng thu 1,47% 2,22% 3,06%
5. Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp 150 250 100 300 200 400
Tỷ trọng/tổng thu 3,13% 3,33% 3,26%
6. Thu kết dư ngân sách năm trước 0 5.500 0 5.450 0 5.400
7. Thu khác 60 200 65 250 70 320
Chuyên Đề Cuối Khóa
* Khoản thu từ phí, lệ phí:
Đây là khoản thu được quy định theo luật và các chính sách phù hợp của địa phương nhằm tạo nguồn cân đối phục vụ cho việc đảm bảo các hoạt động, tạo sự ổn định và nuôi dưỡng nguồn thu cho các năm sau.
Từ bảng 3 ta thấy: Khoản thu từ phí, lệ phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu 100% ngân sách xã hưởng, nhưng các xã đã không chú trọng quan tâm tới khoản thu này; đơn cử khoản thu này chỉ tăng trong 2 năm 2008 và 2009, đến năm 2010 khoản thu này lại giảm. Chứng tỏ các xã đã không quan tâm khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu này
- Năm 2009 số thu đạt 1.285 triệu đồng bằng 204% so với dự toán.
- Năm 2010 số thu này đạt 2.000 triệu đồng vượt 400% so với dự toán đề ra và tăng 55,64% so với năm 2009.
- Năm 2011 số thu này đạt 5.125 triệu đồng, vượt 218,5% so với dự toán đề ra và tăng 156,25% so với năm 2010.
Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 hầu hết các xã đã tập trung tổ chức tốt các khoản thu từ phí, lệ phí hành chính và lệ phí địa chính. Bên cạnh đó các xã còn có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu của mình như: Cải tạo nâng cấp chợ của xã, đầu tư xây dựng bến bãi. Tuy nhiên, còn có một số xã vẫn chưa thực sự quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu dẫn tới việc cân đối thu chi gặp khó khăn, các khoản thu phí, lệ phí thường không lớn, vì vậy cán bộ xã không ghi biên lai thu tiền mà chỉ ghi vào sổ cuối ngày mới tổng hợp và ghi vào biên lai. Trong quá trình ghi vào sổ có thể không chính xác vì vậy gây thất thu ngân sách. Nhiều xã thu chưa qua Kho bạc, chưa thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước dẫn đến thất thu ngân sách, do địa bàn một số xã khá xa trung tâm