Từ thực trạng trong công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn huyện thời gian qua, để công tác quản lý NSX có hiệu quả hơn em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của riêng bản thân mình:
Về tổ chức bộ máy: Theo quy định hiện nay tại xã có một trưởng ban tài chính, một kế toán trưởng theo chức danh chuyên môn. Trưởng ban tài chính xã đa số thường không được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán, và vẫn được thay đổi theo nhiệm kỳ, do đó mà công việc chủ yếu đều do kế toán thực hiện, khối lượng công việc ở xã không phải là nhỏ mà lại chỉ có một kế toán phụ trách là hoàn toàn chưa hợp lý. Cần tổ chức bộ máy kế toán xã như sau: một kế toán trưởng và một kế toán viên, trưởng ban tài chính do chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm nhiệm.
Ngoài ra, cần quán triệt đến cấp Đảng uỷ, chính quyền các cấp, ngành tài chính nhất là cấp xã thật sự quan tâm đến công tác quản lý NSX theo luật NSNN. Có sự chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ đảng và bộ máy chính quyền tăng cường tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng xem nhẹ, khoán trắng cho xã, cơ quan tài chính.
82 SV: Đặng Văn Nam
Sớm có kế hoạch, biện pháp để củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong ban tài chính xã, nhất là chế độ đào tạo, sử dụng học sinh các trường cao đẳng, đại học, trung học tài chính về công tác tại xã.
Về phân cấp nguồn thu: Theo quy định của luật NSNN thì NSX có thể được phân cấp từ 9 đến 12 khoản thu phân chia nhưng có khoản thu do xã đảm nhận thu không cho xã hưởng. Đề nghị trung ương khi quy định về phân chia nguồn thu nên gắn với công tác quản lý thu.
Để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp uỷ đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân của xã hoạt động bình thường và có hiệu quả, cần tăng thêm các khoản điều tiết cho NSX từ các loại thuế. UBND tỉnh chỉ nên quyết định tỷ lệ điều tiết cho từng xã trên cơ sở đề xuất của UBND huyện, như vậy không vi phạm luật NSNN và dành quyền tự chủ tài chính cho các huyện. Nếu giao cho UBND tỉnh quyết định tỷ lệ điều tiết cho các xã thì không sát với thực tế dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng giữa các xã trong huyện. Tỷ lệ điều tiết nên quy định theo từng nhóm loại xã từ đó mới bám sát được, phù hợp với tình hình của từng xã.
Về kiểm soát chi: Để thuận tiện trong công tác quản lý và chi ngân sách đề nghị Bộ tài chính ban hành định mức chi tiêu cụ thể cho xã như: phương tiện làm việc, định mức chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh do xã tổ chức nhằm tránh tình trạng các cán bộ tài chính lợi dụng vào những việc này để rút ruột nhà nước. Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ với KBNN thực hiện quản lý thu, chi qua KB.
Về mục lục ngân sách: Trên cơ sở hệ thống mục lục ngân sách chung đề nghị Bộ tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể mục lục ngân sách cho cấp xã để thống nhất việc hạch toán, kế toán thu, chi NSX. Cấp xã vừa là một đơn vị hạch toán kế toán đặc biệt, cùng một đơn vị nhưng thu, chi ngân sách lại hạch toán ở nhiều chương loại khác nhau. Nhiều khoản thu ở xã làm cán bộ xã rất lúng túng trong việc đưa vào chương, loại, khoản, mục nào.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân em trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và nghiên cứu
83
đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong những năm tới”.
84 SV: Đặng Văn Nam