2.2.1 Thị trường xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005- 2010
Trong giai đoạn 2005-2010, thị trường xuất khẩu của làng nghề Nam Cao là các nước Lào, Thái Lan, Campuchia. Đây là ba thị trường truyền thống của làng nghề Nam Cao. Trong đó Thái Lan luôn là thị trường lớn nhất của làng nghề
Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của làng nghề, với số lượng xuất khẩu các loại vải tơ đũi đạt kỷ lục, năm 2005 là 25 triệu mét vải đến năm 2007 đã đạt trên 32 triệu mét vải. Thị trường xuất khẩu của làng nghề được luôn có sự ổn định và tăng trưởng qua từng năm.
Đến năm 2008-2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế thế giới, số lượng đơn hàng từ phía các bạn hàng nước ngoài giảm nên sản lượng xuất khẩu của làng nghề giảm sút đáng kể, chỉ còn duy trì khoảng 22-24 triệu mét vải trong giai đoạn này.
Năm 2010 đánh dấu sự trở lại của làng nghề, với sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Thái Lan và các nước Đông Nam Á, thị trường xuất khẩu của làng nghề đã sôi động trở lại. Tính đến cuối năm 2010, sản lượng xuất khẩu của làng nghề đã đạt gần 30 triệu mét vải.
25 27.5
32.2
22 24
30.6
0 5 10 15 20 25 30 35
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng hàng năm (triệu m)
(Nguồn: Tổng kết hoạt động làng nghề tại UBND xã Nam Cao) Hình 1.2: Sản lượng xuất khẩu của Làng nghề Nam Cao từ 2005-2010 Xét về cơ cấu thị trường, Thái Lan luôn là thị trường lớn nhất, có truyền thống lâu đời nhất của Làng nghề Nam Cao, với tỉ lệ đơn hàng lớn và thường xuyên. Tiếp đến là Lào, mặc dù số lượng hàng hóa xuất sang Lào ít hơn Thái Lan nhưng độ ổn định của đơn hàng lại cao, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Lào vẫn duy trì số lượng ổn định đơn đặt hàng với làng nghề.
Thị trường Campuchia tuy chưa lớn, song đây là thị trường tiềm năng của làng nghề, đặc biệt là trong năm 2010, số lượng hàng xuất khẩu sang Campuchia của làng nghề tăng mạnh, đây là tín hiệu tốt báo hiệu một thị trường rộng mở đối với làng nghề Nam Cao.
Bảng 1.3: Số lượng hàng hóa xuất khẩu trên các thị trường của Làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010
Thái Lan Lào Campuchia
Số lượng
(triệu m)
Tỉ lệ tăng (%/
năm)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(triệu m)
Tỉ lệ tăng (%/
năm)
Tỉ trọng
(%)
Số lượng
(triệu m)
Tỉ lệ tăng (%/
năm)
Tỉ trọng
(%) 200
5
12.3 49.2 8.6 34.4 4.1 16.4
200 6
13 5.7 47.27 9.1 5.8 33.09 5.4 31.7 19.64
200 7
15 15.4 56.08 10.9 19.8 33.85 6.3 16.7 19.57
200 8
9 -40 40.91 8.4 -22.9 38.18 4.6 -27 20.91
200 9
10.5 16.7 43.75 8.6 2.4 35.83 4.9 6.5 20.42
201 0
12 14.3 39.22 9 4.7 29.41 9.6 95.9 31.37
(Nguồn: Tổng kết hoạt động làng nghề tại UBND xã Nam Cao) Như vậy thị trường Thái Lan là thị trường lớn nhất của làng nghề Nam Cao trong giai đoạn 2005-2010, chiếm tỉ trọng sản lượng xuất khẩu cao. Đặc
biệt năm 2007, riêng thị trường Thái Lan tiêu thụ tới 56.08% sản lượng xuất khẩu của làng nghề, thấp nhất là năm 2010 cũng lên tới 39.22%. Tuy nhiên năm 2008, có thể nói Thái Lan là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của cuộc suy thoái kinh tế nên tỉ lệ nhập khẩu giảm mạnh, số lượng sản phẩm nhập khẩu của Thái Lan cũng vì thế mà giảm mạnh nhất trong số các thị trường xuất khẩu của làng nghề, giảm tới 40%. Song trong giai đoạn phục hồi và khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng, Thái Lan nhanh chóng lấy lại vị trí là thị trường lớn nhất của làng nghề. Đây cũng là một cơ hội cho làng nghề có thể duy trì và tăng cường hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này, điều này đòi hỏi làng nghề phải có những kế hoạch và mục tiêu phù hợp để tiếp cận sâu hơn nữa thị trường to lớn này.
Lào là thị trường lớn thứ hai trong nhiều năm của làng nghề Nam Cao với tỷ trọng trung bình chiếm khoảng 1/3 sản lượng xuất khẩu của làng nghề trong giai đoạn 2005-2010. Đây được đánh giá là thị trường ổn định nhất của làng nghề bởi tỷ lệ tăng/ giảm theo từng thời kỳ của nền kinh tế tương đối đồng đều. Năm 2008, số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Lào bị giảm ít nhất, tuy nhiên giai đoạn 2009-2010 sự tăng trưởng trên thị trường này lại chậm nhất. Tuy sự ổn định này mang tính an toàn đối với một làng nghề truyền thống lâu năm, tuy nhiên muốn thúc đẩy xuất khẩu trên thị trường Lào đòi hỏi các Doanh nghiệp tư nhân trong làng nghề phải có sự quan tâm đúng mực và đưa ra những chiến lược kinh doanh riêng đối với thị trường này.
Từ năm 2005-2009, thị trường Campuchia luôn nhỏ bé hơn so với 2 thị trường còn lại, song tỉ lệ tăng sản lượng xuất khẩu cũng như tỉ trọng xuất khẩu của Campuchia luôn được thể hiện bằng những con số ấn tượng. Đặc biệt là năm 2010, khi các thị trư
ờng Lào và Thái Lan có những bước tăng trưởng vừa phải thì mức tiêu thụ sản phẩm của làng nghề tăng vọt tại thị trường Campuchia. So với 2009,
năm 2010 thị trường Campuchia tăng gần gấp đôi, nâng tỉ trọng từ 20.42 % lên tới 31.37%, lớn hơn cả thị trường Lào. Nhận thức được tiềm năng của thị trường Campuchia sẽ giúp cho làng nghề Nam Cao có những định hướng hợp lý để phát triển hơn nữa trên thị trường này.
2.2.2 Các hình thức xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010 Sản phẩm của làng nghề Nam Cao nằm trong nhóm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam nên nó vừa có thể sử dụng làm chất liệu may mặc, làm đồ trang trí, làm đẹp cho nhà của, văn phòng cho nên có tính hấp dẫn cao. Vì thế sản phẩm của làng nghề Nam Cao có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức:
- Xuất khẩu tại chỗ: Với xu hướng phát triển của ngành du lịch tại nước ta, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và sản phẩm tơ đũi của làng nghề Nam Cao nói riêng là sản phẩm rất được du khách quan tâm.
Thực chất thì làng nghề Nam Cao hàng năm vẫn cung cấp sản phẩm cho rất nhiều lễ hội trong cả nước, cũng như phân phối sản phẩm tới nhiều tình thành, vì thế cơ hội để sản phẩm của làng nghề Nam Cao được tiếp xúc với khách du lịch rất lớn. Tuy nhiên vai trò của hình thức này khá mờ nhạt trong hoạt động xuất khẩu của làng nghề Nam Cao, mà hầu như hoạt động xuất khẩu của làng nghề Nam Cao được thực hiện qua hình thức dưới đây.
- Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài qua đường tiểu ngạch: Là hình thức các danh nghiệp tư nhân bán hàng cho các đối tác nước ngoài (thông qua đơn đặt hàng từ trước) bằng cách chở hàng sang tận nơi bằng các phương tiện vận tải khác nhau (chủ yếu là đường bộ) và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ túc xuất khẩu đơn giản nhất định. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với làng nghề bởi trình độ của các doanh nghiệp tư nhân có giới hạn, họ đều xuất thân từ các hộ gia đình trong làng nghề mà không được qua một trường lớp đào tạo bài bản nào về nghiệp vụ xuất khẩu. Mặt khác dựa trên
cơ sở đơn đặt hàng từ các bạn hàng lâu năm, các doanh nghiệp tư nhân tự đứng ra tổ chức sản xuất thu gom hàng hóa trong làng nghề, tự đóng hàng giao hàng sẽ đảm bảo sự chặt chẽ của quá trình, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. Ngoài ra theo thông lệ, khi giao hàng tận nơi cho bạn hàng, các doanh nghiệp tư nhân sẽ được nhận một phần hoặc toàn bộ tiền hàng; đồng tiền được sử dụng để trao đổi trong các giao dịch của làng nghề là Đô la Mỹ, với tỷ giá áp dụng theo giá cả thị trường thời điểm ký nhận đơn đặt hàng.
2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010 Bảng 1.4 Kim ngạch xuất khẩu của làng nghề Nam Cao
giai đoạn 2005-2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch XK (Nghìn USD)
7,890 8,684 10,168 6,947 7,578 9,663 Tỉ lệ tăng kim
ngạch hàng năm (%)
10 17 -32 9 28
(Nguồn: Tổng kết hoạt động làng nghề tại UBND xã Nam Cao) Nhìn vào bảng 1.4 ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng tơ đũi của làng nghề Nam Cao thể hiện rừ nỗ lực thỳc đẩy xuất khẩu của làng nghề. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua hàng năm. Sau sự giảm sút trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của làng nghề lại tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Cụ thể năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, đến năm 2007 tỉ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu lên tới 17%, sau khi giảm 32% vào năm 2008, đến năm 2010 với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu làng nghề đã đạt được tỉ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu kỷ lục là 28%.
2.2.4 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Làng nghề dệt tơ đũi Nam Cao sản xuất hai loại vải chính dùng để làm khăn và hàng may mặc. Vải để làm khăn được dệt thành từ những loại tơ, đũi
với độ dày, mỏng và đặc điểm khác nhau, tuy nhiên khổ vải hẹp hơn, từ 0.5- 0.8m. Vải để làm hàng may mặc cũng có những đặc điểm tương tự vải khăn nhưng khổ vải rộng, từ 1-1.5m.
Bảng 1.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn