Đánh giá việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao – Kiến Xương - Thái Bình giai đoạn 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã nam cao huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 53 - 61)

2.5.1 Những ưu điểm trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010

Từ việc nghiên cứu thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm của làng nghề và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá việc thúc đẩy xuât khẩu của làng nghề giai đoạn 2005-2010, ta nhận thấy làng nghề đã có những ưu điểm như:

- Thứ nhất: Về mặt hàng xuất khẩu, với truyền thống hàng trăm năm, làng nghề Nam Cao vẫn duy trì một cách bền vững mặt hàng tơ đũi truyền thống của mình. Không những thế làng nghề còn không ngừng sáng tạo về mẫu mã, màu sắc, nâng cao chất lượng sản phẩm để mặt hàng tơ đũi của làng nghề có được chỗ đứng vững chắc trong nhiều năm trên các thị trường truyền thống khó tính như Thái Lan, Lào, Campuchia.

- Thứ hai: Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Làng nghề vẫn giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống của mình đó là Thái Lan, Lào, Camphuchia.

Đặc biệt dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các sản phẩm tơ đũi lụa ở nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng khác như Lụa Hà Đông, Lụa Lãnh Mỹ A ở An Giang…các đơn đặt hàng của làng nghề vẫn tăng đều qua hàng năm, chứng tỏ lượng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trên các thị trường này không ngừng lớn mạnh.

- Thứ ba: Về hiệu quả xuất khẩu: Hiệu quả xuất khẩu của làng nghề Nam Cao được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá thúc đẩy xuất

khẩu. Trờn thực tế giai đoạn 2005-2010, cỏc chỉ tiờu này đó thể hiện rừ ràng việc thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề đạt hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2005-2010, kim ngạch xuất khẩu của làng nghề tăng từ gần 7 triệu USD lên đến hơn 10 triệu USD, tuy trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt 28%, chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của làng nghề ngày càng hiệu quả.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu của làng nghề giai đoạn 2005- 2010 tương đối lớn, tỷ suất lợi nhuận cao, trung bình giai đoạn 2005-2010, làng nghề có được 68 tỷ đồng từ hoạt động xuất khẩu, mang lại cho mỗi hộ gia đình trong làng nghề khoảng 50 triệu tiền lãi mỗi năm, các doanh nghiệp tư nhân cũng có lợi nhuận trung bình khoảng 1,8 tỷ đồng, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân ở một xã thuộc tỉnh Thái Bình mà xưa nay vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp.

- Thứ tư: Trước những biến động xấu của tình hình kinh tế thế giới, song việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của làng nghề vẫn thu được hiệu quả tốt.

Đặc biệt giai đoạn 2008-2009, dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường quốc tế của làng nghề là những thị trường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của làng nghề thời điểm này vẫn được duy trì ở mức cao, tỷ suất lợi nhuận vẫn đạt trên 30%, hệ số sinh lời đạt gần 60%, chứng tỏ làng nghề truyền thống đã thích nghi tốt và vượt qua giai đoạn khủng hoảng để có được kết quả xuất khẩu tốt như năm 2010.

Để đạt được những thành tựu trên phải kể đến sức mạnh truyền thống của làng nghề, chính bề dày lịch sử và kinh nghiệm xuất khẩu nhiểu năm đã giúp cho việc thúc đẩy xuất khẩu nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề nói chung có được kết quả tốt. Bên cạnh đó phải kể đến sự đoàn kết đồng lòng giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân, dưới sự điều tiết tuy chưa nổi bật song cũng góp phần nào vào sự phát triển của làng nghề là Hiệp hội tơ đũi Nam Cao. Ngoài ra một yếu tố không kém phần quan trọng là sự giúp đỡ về vốn cho làng nghề của các tổ chức tín dụng như các Ngân hàng, các quỹ tín dụng ở địa phương cùng với sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp cho làng nghề tồn tại và phát triển một cách bền vững, chắc chắn qua từng thời kỳ.

2.5.2 Những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010

Mặc dù hoạt động xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005- 2010 đã thu được nhiều thành tựu, nhưng vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định như sau:

- Chưa khai thác được các thị trường tơ đũi lụa lớn như Ấn Độ, Trung Đông, Trung Quốc, Tây Á... Thị trường Đông Nam Á chiếm chủ yếu thị trường xuất khẩu của làng nghề nên gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu địa lý của thị trường. Hơn nữa, việc tập trung vào thị trường này sẽ chứa đựng nhiều rủi ro trong kinh doanh, như hạn chế đầu ra của sản phẩm, nguy cơ bị ép giá, bị ảnh hưởng từ biến động của thị trường khu vực, sẽ chẳng khác nào “bỏ trứng vào cùng một giỏ”.

- Số lượng thị trường xuất khẩu của làng nghề không tăng thêm qua các năm. Suốt từ năm 2005-2010, thị trường xuất khẩu của làng nghề không thay đổi, chỉ là ba quốc gia Thái Lan, Lào, Camphuchia. Như vậy làng nghề mới chỉ đạt được hiệu quả về thúc đẩy xuất khẩu theo chiều sâu (tức là tăng sản lượng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống) mà chưa đạt được hiệu quả về thúc đẩy xuất khẩu theo chiều rộng (tức là gia tăng số lượng thị trường quốc tế).

- Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường quốc tế của làng nghề chưa tốt, làng nghề đã không nắm bắt được những thông tin quan trọng, không có nhiều sáng kiến cũng như đầu tư để thâm nhập các thị trường mới.

- Hoạt động quảng bá thương hiệu trên thị trường quốc tế của làng nghề còn nhiều yếu kém, làng nghề không chủ động quảng bá thương hiệu tơ đũi Nam Cao mà thương hiệu này chỉ được biết đến một cách bị động dựa trên một vài công cụ tìm kiếm đơn giảm; làng nghề chưa tạo dựng được thương hiệu sản phẩm một cách độc lập trên thị trường mà còn bị lép vế so với các thương hiệu nổi tiếng khác như lụa Hà Đông…

- Hình thức xuất khẩu của làng nghề còn đơn điệu, mới chỉ có 2 hình thức là xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài (tự gom hàng và tổ chức chở hàng giao cho đối tác bằng đường bộ). Như vậy làng nghề đã không khai thác và vận dụng được hết những lợi thế trong những hình thức xuất khẩu khác để giảm chi phí và nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu của mình.

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010

2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía làng nghề

Những tồn tại của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm truyền thống của làng nghề Nam Cao một phần xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về làng nghề như:

- Làng nghề chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu thực sự: Thời gian qua, làng nghề chỉ mới dừng ở việc đưa ra các mục tiêu xuất khẩu và định hướng cho các năm tới mà chưa có một chiến lược xuất khẩu mang tính dài hạn và toàn diện (gồm cả chính sách sản phẩm, chính sách thị trường và chính sách tiếp thị…). Chưa có được một chiến lược xuất khẩu thực sự chính là hạn chế lớn nhất của làng nghề, đó là nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của làng nghề chưa đủ mạnh, khiến cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề còn gặp nhiều trở ngại ở:

+ Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty chưa hợp lý: thị trường xuất khẩu của công ty tập trung hết ở khu vực Đông Nam Á, trong khi các thị trường lớn có sức tiêu thụ mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Tây Á… lại chưa được khai thác.

+ Sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu, trong nhiều năm liền sản phẩm xuất khẩu của làng nghề mới chỉ là các loại vải may mặc và khăn nên việc thúc đẩy xuất khẩu còn hạn chế về cả chiều rộng và chiều sâu.

- Hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường quốc tế không được chú trọng. Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu không đa dạng, làng nghề mới chỉ có một vài hoạt động tham dự triển lãm hội chợ và giới thiệu sản phẩm, đây là những hoạt động quá phổ biến nên không thể mang lại hiệu quả cao. Trong khi

việc nghiên cứu dự báo thị trường quốc tế là hết sức cần thiết thì các doanh nghiệp tư nhân lại không đầu tư nhiều cho công tác này.

- Trong khi thương hiệu là yếu tố sống còn đối với mọi tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thì mức độ đầu tư cho việc quảng bá và khẳng định thương hiệu sản phẩm truyền thống của làng nghề còn quá thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm tơ đũi lụa của làng nghề Nam Cao ít được biết đến trên thị trường, bị lu mờ bởi những sản phẩm của các làng nghề truyền thống khác.

- Hiệp hội tơ đũi Nam Cao chưa thể hiện được rừ nột vai trũ của mỡnh trong nhiệm vụ điều tiết và là cầu nối giữa các doanh nghiệp tư nhân và các hộ lao động trong làng nghề. Vì thế dẫn đến việc phối hợp giữa các khâu đặt hàng, sản xuất, thu gom hàng hóa và xuất khẩu không đồng bộ, xảy ra tình trạng các doanh nghiệp chỉ chuyên tâm thu gom và xuất khẩu hàng, các hộ gia đình chỉ biết dệt vải theo yêu cầu từ phía các doanh nghiệp tư nhân, người sản xuất không hề quan tâm xem sản phẩm của mình sẽ được đối tượng khách hàng nào sử dụng.

- Một nguyên nhân nữa là do trình độ của người lao động trong làng nghề thấp, chủ yếu chỉ là lao động phổ thông, xuất thân từ nghề nông nghiệp nên tư tưởng làm ăn còn manh mún, cơ hội. Mặt khác các doanh nghiệp tư nhân cũng không được đào tạo bài bản về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên họ chủ yếu làm theo thói quen, theo kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, nên trong hoạt động xuất khẩu còn nhiều cứng nhắc và dẫn

đến hạn chế trong việc áp dụng những cái mới để thúc đẩy xuất khẩu tương xứng với tiềm năng của làng nghề.

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước:

Những tồn tại trong thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề Nam Cao giai đoạn 2005-2010 còn có nguyên nhân từ phía Nhà nước, đó là:

- Nguồn nguyên vật liệu cho ngành dệt vải chưa đáp ứng được nhu cầu của làng nghề, chưa được quy hoạch tập trung nên việc nhập nguyên vật liệu về làng nghề để sản xuất rất khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của làng nghề, người dân thường phải bỏ thời gian đặt nguồn từ nhiều tỉnh thành, địa phương trồng dâu nuôi tằm, dẫn đến chi phí đi lại, chi phí đầu vào tăng lên. Điển hình trong năm 2010, giá thành nguyên vật liệu cao dẫn tới hệ số sinh lời của chi phí giảm, thấp hơn cả giai đoạn 2008-2009.

- Sự liên kết giữa các làng nghề tơ đũi lụa trong nước còn hạn chế, nên không hợp tác được với nhau trong việc thúc đẩy xuất khẩu và khẳng định thương hiệu hàng thủ công Việt Nam.

- Vai trò giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm truyền thồng của làng nghề từ phía Nhà nước còn mờ nhạt, công tác nghiên cứu thị trường của các làng nghề truyền thống chưa được Nhà nước hỗ trợ nhiều; việc thống kê cập nhật và dự báo thị trường xuất khẩu cho hàng thủ công Việt Nam còn hạn chế, dẫn đến việc các làng nghề Việt Nam với khoảng cách địa lý và kết nối thông tin kém như làng nghề Nam Cao gần như không tận dụng được vai trò này từ phía Nhà nước.

- Các thủ tục xuất khẩu như thủ tục thanh toán, thủ tục hải quan tại các cửa khẩu còn rườm rà, gây khó khăn cho làng nghề, nhất là một làng nghề vẫn còn mang nặng tính nông nghiệp như làng nghề Nam Cao.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ NAM CAO – KIẾN XƯƠNG –THÁI BÌNH

3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã nam cao huyện kiến xương tỉnh thái bình (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w