5. Bố cục của đề tài
1.2. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục phổ thông
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. NSNN phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Với quan điểm trên, nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục trong giai đoạn hiện nay bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngân sách ngoài nhà nước.
1.2.1. Nguồn Ngân sách nhà nước
Giáo dục luôn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Do đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt giáo dục ở vị trí hàng đầu trong các ưu tiên, phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu; vì vậy việc đầu tư cho giáo dục cũng được ưu tiên hàng đầu.
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục trong cả nước, do các đơn vị sự nghiệp giáo dục đảm nhận. Các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục tập trung chủ yếu ở các trường công lập và các khoản chi thực hiện các chương trình trọng điểm của ngành giáo dục. Hiện nay, nguồn vốn NSNN chiếm vị trí chủ đạo trong các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, thể hiện ở các mặt sau:
+ Đây là nguồn chính cơ bản, to lớn và ổn định nhằm duy trì và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo theo định hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ.
+ Giải quyết những vấn đề thuộc chính sách xã hội, công bằng trong giáo dục và đào tạo, mà đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện như vấn đề quyền lợi được hưởng giáo dục của mọi người dân, ưu tiên cho con em gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…
h t t p : / / www . l r c - tn
u . e du . v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
+ Giải quyết những vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục và đào tạo ở tầng lớp quốc gia như thực hiện chương trình mục tiêu chương trình quốc gia như xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục… và những vấn đề ở tầm khu vực mà các thành phần kinh tế khác chưa đủ khả năng thực hiện hoặc chưa quan tâm đầu tư.
1.2.2. Nguồn ngoài ngân sách nhà nước
Trong điều kiện NSNN có hạn, nhu cầu chi tiêu cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng hàng năm ngày càng lớn thì việc khuyến khích huy động các nguồn ngoài NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng đang trở thành vấn đề cấp thiết. Mặt khác, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do dân và vì dân. Do đó, quan tâm đến giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội với định hướng phát triển giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho giáo dục cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho phát triển giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước. Đó là những nguồn sau:
- Học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường: là khoản tiền đóng góp của gia đình hoặc bản thân học sinh để cùng với Nhà nước đảm bảo các hoạt động giáo dục. Nguồn thu này ngày càng trở thành nguồn tài chính quan trọng đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nhưng đồng thời cũng là một rào cản đối với người nghèo đến với giáo dục. Vì vậy, việc xóa bỏ thu học phí ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đang là mục tiêu của các nước.
- Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn và kinh doanh dịch vụ. Công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn và kinh doanh dịch vụ tập trung chủ yếu trong các cơ sở đào tạo, hiện chiếm 3% - 4% tổng số kinh phí nghiên cứu khoa học của cả nước. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Các sản phẩm nghiên cứu lại không được tiếp thị nên nhiều đề tài rất có ý nghĩa đối với cuộc
sống nhưng không được áp dụng. Cơ chế đầu tư cho nghiên cứu khoa học nói chung còn bị phân tán, hiệu quả thấp, chậm đổi mới.
tn
u . e du . v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
- Nguồn đầu tư đóng góp tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Để tăng cường nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, các nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục cần thiết phải tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các tổ chức quốc tế và các nước.
1.3. Quản lý tài chính nhà nước đối với giáo dục phổ thông