5. Bố cục của đề tài
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Thành tựu
Nhận thức được vai trò quan trọng của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, quán triệt quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong những năm qua cùng xu thế chung của cả nước tỉnh Phú Thọ đã dành sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực này. Ngân sách địa phương đầu tư giáo dục nói chung và các trường PTTH nói riêng tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Nhờ đó cơ sở vật chất của các trường được đầu tư xây dựng ngành càng theo hướng kiên cố, hiện đại hoá; đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng được cải thiện.
Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường PTTH công lập ngày càng được hoàn thiện hơn như việc phân cấp quản lý, điều hành cấp phát ngân sách cho các trường PTTH công lập do Sở Tài chính ra thông báo dự toán cấp phát trực tiếp cho các trường giảm bớt cấp trung gian, bộ máy cồng kềnh.
Về giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp: Căn cứ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định đã được phê duyệt sở Tài chính giao dự toán chi hoạt động thường xuyên cho đơn vị trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao. Dự toán chi thường xuyên được giao và phân bổ vào một nhóm duy nhất “Chi khác” của mục lục ngân sách. Dự toán được giao cho cả năm không phân bổ theo quý điều này giúp cho các trường chủ động chi tiêu.
Cơ chế quản lý các khoản chi từ nguồn thu để lại các trường được chủ động chi tiêu theo mức chi được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Với cơ chế mới hiện nay, công cụ hữu ích để các trường thực hiện và quản lý đó là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý nguồn thu, chi tài chính tại đơn vị. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, cán bộ, viên chức nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí tại đơn vị.
Sở Giáo dục và Đào tạo luôn cập nhật những văn bản chế độ chính sách mới, tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn nắm bắt và vận hành ngay.
Từng bước tin học hoá quá trình quản lý tài chính từ cấp cơ sở đến cấp quản lý, áp dụng phần mềm kế toán vào hạch toán kế toán cho hầu hết các trường.
Đây là một thuận lợi lớn khi chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới đối với các đơn vị.
3.3.2. Hạn chế
tn
u . e du . v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
điều hành ngân sách đối với các trường có nguồn thu thấp hoặc không có thu là rất khó khăn.
- Công tác xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo còn hạn chế.
- Trên cơ sở tình hình kinh tế xã hội và tình hình phát triển của các ngành. Ủy ban nhân dân tỉnh giao số kiểm tra cho các trường. Trên cơ sở số kiểm tra được giao, các trường rà soát lại toàn bộ các nhiệm vụ chi của từng đơn vị để cân đối số kiểm tra được giao và làm việc với Sở Tài chính để khẳng định lại số kinh phí được giao. Đây
thể hiện một cách tương đối trong cơ chế xin cho cũng như việc lập kế hoạch mới chỉ căn cứ vào yếu tố đầu vào, chưa chú trọng yếu tố đầu ra.
- Thực hiện chế độ công khai tài chính: một số trường chưa làm tốt, chưa thực hiện đầy đủ nội dung, hình thức công khai.
-Tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách nói chung, chi thường xuyên nói riêng còn diễn ra. Thất thoát lãng phí thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau. Chi về tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang nặng tính hình thức, phô trương lãng phí thời gian và kinh phí NSNN.
- Chất lượng báo cáo quyết toán của một số trường chưa cao, quan niệm nguồn kinh phí hạn hẹp, điều hành thói quen, nếp cũ, năng lực quản lý tài chính còn hạn chế, chưa quan tâm đến công tác kế toán dẫn đến công tác tài chính kế toán còn bị buông lỏng, nhất là các trường khu vực miền núi các báo cáo quyết toán đều được phê chuẩn mà rất ít khi phát hiện được những sai phạm
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong các năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, giáo dục phổ thông trên địa bản tỉnh Phú Thọ ngày càng được mở rộng về quy mô và chất lượng. Để đạt được những thành tích đó, không thể không kể tới những đóng góp tích cực trong công tác quản lý tài chính trong giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải được khắc phục. Ví dụ như việc khai thác và sử dụng nguồn thu từ học phí là rất hạn hẹp, việc điều hành ngân sách đối với các trường có nguồn thu thấp hoặc không có thu là rất khó khăn; Công tác xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo còn hạn chế; Công tác lập kế hoạch NSNN vẫn còn thể hiện một cách tương đối trong cơ chế xin cho cũng như việc lập kế hoạch mới chỉ căn cứ vào yếu tố đầu vào, chưa chú trọng yếu tố đầu ra,….
h t t p : / / www . l r c - tn
u . e du . v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Định hướng công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông