Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh phú thọ (Trang 72 - 90)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Bộ máy quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính 3.2.1.1. Đối với nhóm các trường PTTH công lập

* Bộ máy quản lý tài chính đối với nhóm các trường PTTH công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:

- Tại Sở Tài chớnh: Việc theo dừi, quản lý tài chớnh đối với cỏc trường được phân công cho phòng Hành chính sự nghiệp.

- Tại Sở giáo dục và Đào tạo: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phõn cấp để theo dừi quản lý giao cho phũng tài vụ.

- Tại các đơn vị dự toán: Các đơn vị dự toán trực tiếp nhận kinh phí do cơ quan tài chính cấp, có chủ tài khoản là hiệu trưởng.

* Phân cấp quản lý tài chính tại các trường công lập hiện nay

Hiện nay phân cấp quản lý tài chính cho các trưởng công lập đã giao quyền cho quản lí phần lớn ngân sách cho nhà trường, cho phép họ tự quyết định các khoản chi, mua sắm, tiết kiệm và có quyền chuyển số tiền dư sang năm sau, đương nhiên kèm theo trách nhiệm giải trình trước xã hội của nhà trường.

Phân cấp quản lí tài chính giáo dục PTTH trên địa bàn đã có những tác dụng như sau:

- Tạo điều kiện cho nhiều đối tượng (giáo viên, học sinh, đội ngũ cán bộ nhà trường, phụ huynh học sinh, đại diện tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… ) tham gia giám sát hệ thống giáo dục thông qua việc tham gia vào các tiểu ban:

tiểu ban tài chính, tiểu ban chương trình và chỉ đạo quá trình giảng dạy. Nhờ đó các quyết định hiệu quả được thực hiện, huy động được nhiều hơn nguồn nhân lực, các thông tin trong nhà trường và từ nhà trường tới các cấp trên được minh bạch hơn.

- Việc nhà trường tự phân bổ kinh phí đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh vì các quyết định về kinh phí do những người gần gũi nhất với học sinh đưa ra. Mặt khác, được tham gia vào việc quyết định các vấn đề về phân bổ ngân sách làm cho mọi người thấy được sự tự chủ của mình đối với

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

các kỹ năng quản lí nói chung và quản lí tài chính nói riêng.

- Khi được tự chủ phân bổ và sử dụng kinh phí, nhà trường sẽ được lựa chọn các ưu tiên, tính toán giá thành và hiệu suất của đồng tiền sử dụng, được sáng tạo và đổi mới các hình thức chi tiêu tài chính. Đây chính là động thái làm cho hiệu suất sử dụng các nguồn lực gia tăng.

Hiện nay, Việt Nam đã thông qua nhiều nghị định và thông tư về phân cấp quản lí tài chính trong giáo dục đã tạo điều kiện cho các trường có thêm nhiều quyền tự chủ và tự quản trong việc sử dụng ngân sách. Theo các quy định này, hiệu trưởng các trường THPT có quyền hạn nhiều hơn trong (1) quản lí các khoản thu chi; (2) tìm kiếm và khai thác các nguồn thu khác nhau;

(3) ra quyết định liên quan đến số lượng biên chế và tiền công, bao gồm cả cơ cấu lại nhân sự cũng như điều chỉnh mức lương, tiền thưởng lên bậc cao nhất.

Mặc dù, giao một phần quyền tự chủ cho các trường PTTH, tài chính các trường vẫn phải chịu sự quản lý của Tỉnh. Tỉnh trực tiếp quản lý, cấp phát kinh phí cho các trường THPT và ủy quyền cho các Quận, huyện, thị xã và thành phố quản lý, cấp phát kinh phí cho các trường tiểu học và THCS. Tuy vậy, việc phân cấp này trên thực tế chưa phát huy được tính chủ động, tích cực và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Đó còn là nguyên nhân thực hiện xã hội hóa giáo dục còn chậm, hiệu quả chưa cao.

3.2.1.2. Đối với các trường PTTH ngoài công lập

Đối với các trường ngoài công lập, các trường này được tự chủ tài chính hoàn toàn, tức là các trường này được tự chủ một cách toàn diện. Do đó, cơ cấu bộ máy quản lý tài chính ở các trường PTTH ngoài công lập như sau:

- Hiệu trưởng: Là người có quyền lực cao nhất và có trách nhiệm trực tiếp với nguồn tài chính: huy động, phân phối, quản lí tài chính trong nhà trường, có mối quan hệ với ngân hàng, tài chính và các nhà đầu tư. Do đó, hiệu trưởng cần thường xuyờn theo dừi, kiểm tra, đụn đốc kế toỏn thực hiện báo cáo đúng, kịp thời cho cấp trên. Hiệu trưởng ký duyệt các dự toán thu chi,

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

- Kế toán: Kế toán là người giúp hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán cấp trên, của cơ quan tài chính, thống kê cung cấp.

3.2.2. Lập dự toán và phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông 3.2.2.1. Đối với nhóm các trường PTTH công lập

Hàng năm các trường lập dự toán gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tổng hợp dự toán của các trường gửi Sở Tài chính. Dự toán của Sở Giáo dục và đào tạo gửi Sở Tài chính phải chi tiết từng đơn vị, chi tiết nguồn kinh phí giao khoán và không giao khoán. Dự toán thu chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán của từng khoản thu chi.

Khi UBND tỉnh thông báo số kiểm tra dự toán Ngân sách năm, các trường xây dựng dự toán và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán của các trường. Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán Ngân sách đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, việc thảo luận phải chi tiết kinh phí thu, chi của từng đơn vị dự toán. Sở Tài chính tổng hợp kết quả thảo luận, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán thu chi ngân sách.

Cơ sở để xây dựng dự toán:

Đối với dự toán ngân sách chi thường xuyên

Các trường THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao theo định mức đối với đơn vị trực thuộc sở 26.743.000 đồng/ biên chế/ năm (chưa bao gồm kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp ưu đãi của ngành giáo dục theo quy định hiện hành).

M ứ c ch i th ườ n g xuyê n cho các trườn g = P T T H c ô n g lậ p

Số cán bộ, viên chức được giao x

t r o n g n ă m

Đ ị n h m ứ c p h â n b ổ / m ộ t c á n b ộ, v iê n c h ứ

ă m

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Đối với nhóm chi không thường xuyên như: chi sửa chữa lớn; mua sắm tài sản cố định, tăng cường cơ sở vật chất trường học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao… căn cứ vào báo cáo tài chính thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch.

Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMT của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với dự toán thu học phí, được phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được UBND tỉnh quy định cho từng vùng, miền. Ngoài ra, trừ đi một tỷ lệ học sinh miễn, giảm học phí quy định cho từng vùng, miền. Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phí, lệ phí của các trường THPT công lập quản lý các nguồn thu như phần kinh phí NSNN cấp, các thu được để lại thực hiện theo dự toán được duyệt sau đó được phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu chưa hết được chuyển sang năm sau sử dụng.

3.2.1.2. Đối với các trường PTTH ngoài công lập

Tất cả các trường PTTH ngoài công đều thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính của mình.

Chủ thể thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính: Phòng Tài chính - Kế toán mà cụ thể là Kế toán trưởng hay Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.

Thời điểm lập kế hoạch tài chính được thực hiện vào cuối mỗi năm, và được Phòng Tài chính - kế toán trình cho Hiệu trưởng trước ngày 15/12 của năm trước. Dự toán hàng năm của trường do Hiệu trưởng duyệt.

- Đối với kế hoạch nguồn thu:

Về căn cứ lập kế hoạch tài chính: Các nguồn thu bao gồm:

Học phí, lệ phí thu từ người học theo quy định của pháp luật;

Thu từ các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;

Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng (bằng tiền, bằng hiện vật) của Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước;

Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;

Các khoản thu hợp pháp khác.

Đối với các trường PTTH ngoài công lập thì nguồn thu chủ yếu là từ học phí, lệ phí thu được từ người học. Do đó, căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn thu này dựa trên kế hoạch đào tạo, quy định về mức thu học phí của Nhà nước và quy định thu của các trường.

Nội dung lập kế hoạch nguồn thu của các trường đều tương đối đơn giản.

Trên thực tế nguồn thu phát sinh hằng năm của các trường chủ yếu là từ học phí, thu từ hoạt động liên kết đào tạo và thu từ vay vốn của ngân hàng. Các trường đều lập kế hoạch nguồn thu dạng đơn giản bằng cách dự toán khoản thu từ học phí và một số nguồn khác nếu có. Các trường cũng ban hành các quy định thu, tuy nhiên chủ yếu là quy định về mức học phí thu từ người học.

- Đối với dự toán chi Căn cứ lập dự toán chi:

+ Căn cứ vào dự kiến quy mô hoạt động của trường trong năm kế hoạch. Cụ thể, các trường dự kiến được số lượng học sinh trong năm kế hoạch, dự kiến được ngành nghề đào tạo trong năm,….

+ Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của các trường.

Dự toán chi của các trường cũng được lập tương đối đơn giản bằng các dự toán từng khoản mục chi riêng biệt, sau đó tổng hợp thành tổng dự toán chi của toàn đơn vị. Tuy nhiên, con số dự toán chưa có cơ sở, căn cứ chặt chẽ.

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

còn mang nặng tính hình thức. Số liệu dự toán chủ yếu phụ thuộc vào chủ quan của người lập.

3.2.3. Thực trạng cấp phát, thanh toán kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thông công lập

Ngân sách tỉnh

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các trường trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo quản lý

Ngân sách huyện

Phòng giáo dục

Các trường trực thuộc

Sơ đồ 3.3: Mô hình cấp phát ngân sách giáo dục PTTH

Dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các trường theo bốn nhóm mục chi và được chi theo 4 quý: Chi thanh toán cá nhân;

chi

phép của cơ quan tài chính. ự toán thu chi ngân sách các trường gửi lên Sở giáo dục và đào tạo đồng thời gửi Sở Tài chính. Sở Tài thẩm định và cấp phát trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng ngân sách. Đối với các khoản chi thường xuyên Sở

chỉnh mức chi tiêu theo thực tế phát sinh.

Với cơ chế điều hành như trên việc cấp phát các khoản chi NSNN cho các trường thực hiện như sau:

Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định và nhiệm vụ trong năm, các đơn vị lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi thẩm định Sở Tài chính thông báo dự toán NSNN cho đơn vị thụ hưởng theo chế độ quy định.

Đối với các khoản chi đột xuất ngoài kế hoạch, sau khi thẩm định dự toán, Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung kinh phí. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Sở Tài chính thông báo dự toán NSNN cho đơn vị thụ hưởng theo chế độ quy định.

Toàn bộ các khoản chi NSNN cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được cấp từ cơ quan KBNN các cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính và kho bạc.

Đối với kinh phí CTMT có tính chất chi thường xuyên việc cấp phát kinh phí tương tự như đối với các khoản kinh phí cho sự nghiệp giáo dục thông thường.

3.2.4. Thực trạng quản lý nguồn thu và sử dụng nguồn thu cho giáo dục phổ thông

3.2.4.1. Đối với nhóm các trường PTTH công lập

* Thực trạng nguồn thu - Nguồn NSNN cấp

Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho các trường PTTH công lập theo định mức, các chương trình mục tiêu, dự án. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng của ngân sách Nhà nước cho

giáo dục và đào tạo, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các trường PTTH công lập cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng trên.

Bảng 3.6: Nguồn tài chính của các trường PTTH công lập Phú Thọ qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013

Số tiền So với

2011 Số tiền So với 2012

Tiêu học 680.215 785.493 105.278 871.892 86.399

Trung học cơ sở 613.599 672.462 58.863 729.915 57.453 Trung học phổ thông 299.569 323.789 24.220 344.802 21.013 Tổng 1.593.383 1.781.744 188.361 1.946.609 164.865

Nguồn: Sở Tài chính Phú Thọ

Tổng chi NSNN cho giáo dục PTTH trong năm 2011 là 1.593.383 triệu đồng thì tới năm 2012 đã tăng them 188.361 triệu đồng, tương ứng với hơn 11,8%. Trong năm 2013, tổng chi NSNN cho giáo dục PTTH tiếp tục tăng them 164.865 triệu đồng, tương ứng với hơn 9%. Tổng chi NSNN trong năm này là 1.946.609 triệu đồng. Số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục PTTH qua các năm đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, duy trì hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng giáo dục tại Tỉnh.

- Nguồn học phí

Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, học phí là nguồn thu quan trọng của các trường PTTH công lập. Trong vài năm qua, nó có vai trò lớn trong việc bổ sung một phần nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao điều kiện giảng dạy, học tập cho cán bộ viên chức cho các trường. Hiện nay các trường đang thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ đối với học phí

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập. Các quyết định, thông tư nói trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu học phí của các trường công lập.

Mức thu học phí được thực hiện đến thời điểm hiện nay theo Quyết định của UBND tỉnh về việc quy định mức thu học phí.

Đvt: triệu đồng

Biều đồ 3.4: Nguồn thu từ học phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm khối PTTH

Nguồn: Sở Tài chính Phú Thọ

Phân tích số liệu trên cho thấy, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, nguồn thu từ học phí của các khối các trường PTTH trên địa bàn đều có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2011, nguồn thu từ học phí là 27.283 triệu đồng thì tới năm 2012 đã tăng lên mức là 29.319 triệu đồng, tăng thêm 2.036 triệu đồng. Năm 2013, nguồn thu từ học phí tăng thêm 2.240 triệu đồng, tăng lên mức là 31.559 triệu đồng. Theo quy định của luật pháp, nguồn thu học phí chỉ

được áp dụng đối với cấp giáo dục THCS và PTTH. Tuy nhiên, tỷ lệ thu học phí 3 năm gần đây chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu của giáo dục PTTH trên địa bàn. Năm 2011, tỷ trọng nguồn thu từ học phí là 1,71%, năm 2012 là 1,65% và năm 2013 là 1,62%. Điều này do tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí cao. Toàn tỉnh có 57 xã miền núi, 6 xã vùng bãi ngang, 21 xã thuộc vùng phân lũ chậm lũ. Tỷ lệ thu học phí tăng chậm do bị khống chế bởi khung định mức quy định của Chính phủ, nguồn thu dịch vụ, liên doanh liên kết chưa có điều kiện khai thác. Do vậy, các trường còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Điều này đã dẫn đến hệ quả là các trường trở nên bị động trước những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài, tính tự chủ đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm chỉ là một khái niệm “rỗng”. Các trường công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nguồn thu chủ yếu từ nguồn học phí, hiện nay hầu hết các trường chưa tăng cường thu hút mở rộng các nguồn tài chính từ các hoạt động giáo dục đào tạo, dịch vụ…do đó nguồn thu của các trường mới chỉ hỗ trợ một phần cho việc hỗ trợ chi phí giảng dạy và học tập hầu như chưa có vai trò trong nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức

* Thực trạng nguồn chi

- Thực trạng chi từ nguồn NSNN cấp

Bảng 3.7: Thực trạng chi từ nguồn NSNN cấp cho giáo dục PTTH trên địa bàn

Đvt: triệu đồng

STT Nội dung Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013 I Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp 1.566.100 1.781.744 1.946.609

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh phú thọ (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w