Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và khái quát giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 72)

5. Bố cục của đề tài

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và khái quát giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phỳ Thọ là một tỉnh trung du miền nỳi, cửa ngừ phớa Tõy Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà nội 80 km về Phía Bắc. Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung

tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới

66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông - lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử

dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng.

Cao lanh có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi.

Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.

Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế- xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn…

3.1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000…

Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 277 đơn vị hành chính cấp xã.

3.1.2. Khái quát về giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3.1.2.1. Về quy mô và chất lượng giáo dục phổ thông

Sự nghiệp giáo dục PTTH ngày càng được củng cố và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng là nhờ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Để tạo cơ sở cho việc đào tạo nhân tài ở bậc ĐH, CĐ, THCN...được tốt hơn cần phải đánh giá được thực trạng giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh trong những năm qua để có phương hướng quản lý có hiệu quả.

Hệ thống trường lớp: hiện nay có hai loại hình giáo dục PTTH đó là các trường công lập và ngoài công lập trong đó hệ thống trường công lập giữ vai trò chủ đạo luôn đảm bảo về hệ thống cơ sở và chất lượng giảng dạy.

Đối với trường công lập: Trên toàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có tất cả 31 trường PTTH cụng lập. Quy mụ giỏo dục PTTH ở Phỳ Thọ được thể hiện rừ qua số lượng trường lớp và số học sinh qua các năm học, cụ thể qua bảng số liệu 3.1.

Qua bảng số liệu cho ta thấy năm học số lượng . Điều này cho thấy số lượng trường và học sinh trong các trường công lập ngày càng được tăng lên cùng với số lượng các lớp học được xây dựng mới thêm qua các năm, đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Bảng 3.1: Số trường học, lớp học, học sinh PTTH hệ công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các năm qua

Cấp học

Năm 2012- 2013 Năm 2013- 2014 Năm 2014- 2015 Số

trường Số lớp

Số học sinh

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số trường

Số lớp

Số học sinh Tiểu học 305 4320 96349 305 4341 98578 305 4410 104588 Trung học cơ sở 256 2438 69582 257 2415 69528 258 2413 69336

Trung học phổ thông 35 843 34762 35 834 33615 35 810 31407

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

Năm học 2012 - 2013, số trường PTTH công lập trên địa bàn Tỉnh là 596 trường với 7.601 lớp học và 200.693 học sinh. Trong đó cụ thể, số lượng trường cấp tiểu học là 305 trường với 4.320 số lớp học và số học sinh lên tới 96.349 học sinh. Cấp trung học cơ sở công lập là 256 trường, với tổng số lớp là 2.438 và 69.582 học sinh. Cấp trung học phổ thông là 35 trường với 843 lớp học và số học sinh là 34.762.

Năm học 2013 - 2014, số lượng trường PTTH công lập tăng lên 597 trường, số lượng lớp học là 7.590 lớp học và 201.721 học sinh. Trong đó, số lớp học bậc tiểu học tăng thêm 21 lớp, số học sinh cũng tăng lên mức 98.578, số trường trung học cơ sở tăng thêm 1 trường và 77 lớp học.

Trong năm học 2014 - 2015 này, số lượng trường PTTH là 598 trường với 7.633 lớp học và 205.331 học sinh.

Đối với trường PTTH ngoài công lập, trong những năm gần đây cũng đã đáp ứng nhiều hơn nữa công tác đào tạo cho học sinh trên địa bàn.

Bảng 3.2: Số trường học, lớp học, học sinh PTTH hệ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các năm qua

Cấp học

Năm 2012- 2013 Năm 2013- 2014 Năm 2014- 2015 Số

trường Số lớp

Số học sinh

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Tiểu học 1 10 353 1 10 355 1 11 404

Trung học cơ sở 1 7 242 1 8 251 1 8 297

Trung học phổ thông 10 138 6250 10 133 6006 10 124 5466

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

Có thể nhận thấy, xu hướng trong các năm gần đây, quy mô hệ PTTH ngoài công lập đang có sự sụt giảm. Mặc dù trong 3 năm qua, số lượng trường PTTH ngoài công lập vẫn giữ nguyên nhưng số lớp và số học sinh đang có

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

chiều hướng giảm. Năm học 2012 - 2013, số lớp ngoài công lập là 155 lớp với 6.845 học sinh thì tới năm học 2013 - 2014 giảm còn 151 lớp với 6.612 em học sinh và sang năm 2014 - 2015 này, số lớp giảm còn 143 lớp với 6.167 học sinh. Trong khối các trường ngoài công lập thì chủ yếu là các trường cấp Trung học phổ thông còn các trường tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ có 1 trường cho một khối nên só lớp học cũng không nhiều, số lượng học sinh cũng chỉ khoảng vài trăm em.

Bảng 3.3: Chất lượng giáo dục PTTH của tỉnh Phú Thọ qua các năm Năm học Xếp loại văn hoá(%) Xếp loại hạnh kiểm(%)

Giỏi Khá TB Tốt Khá TB Y-K Năm 2012 - 2013 22.2 58.5 19.3 63.4 30.3 5.1 1.2 Năm 2013 - 2014 24.3 60.6 15.1 65.7 28.5 4.8 1 Kế hoạch 2014 - 2015 26.2 61.3 12.5 68.2 26.5 4.7 0.6

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chất lượng giáo dục PTTH tỉnh Phú Thọ có xu hướng phát triển tốt về hạnh kiểm và đạo đức, tỷ lệ xếp loại văn hoá giỏi, khá tăng; hạnh kiểm yếu kém, trung bình giảm dần. Tốt nghiệp PTTH đạt trên 92%, nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học tập giỏi xuất hiện trên khắp tỉnh.

Trong những năm qua cùng với định hướng của Đảng, nhà nước và sự nỗ lực phân đấu của Đảng uỷ cơ quan tỉnh, quần chúng nhân dân công tác xã hội hoá giáo dục PTTH đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trình độ còn chênh lệch giữa các huyện, xã do điều kiện kinh tế chưa phát triển một cách đồng đều. Trình độ của học sinh có sự chênh lệch lớn giữa học sinh thành phố với học sinh ở các thị trấn, huyện do điều kiện giảng dạy và đội ngũ giáo viên.

Trình độ giáo dục PTTH có đồng đều hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường học tập, con người, điều kiện kinh tế- xã hội... nhưng

quan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính. Để tiếp tục sự nghiệp giáo dục PTTH ngày càng tương xứng với vai trò quan trọng của nó thì cần phải có chính sách, cơ chế đúng đắn đầu tư có hiệu quả.

3.1.2.2 Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đvt: người

Biểu đồ 3.1: Tình hình đội ngũ giáo viên của khối PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ) Bảng 3.4: Cơ cấu giáo viên theo cấp học

Đvt: Người Cấp học

Năm 2012- 2013 Năm 2013- 2014 Năm 2014- 2015 Công

lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tiểu học 6114 15 6063 14 6146 9

Trung học cơ sở 5809 20 5810 11 5824 13

Trung học phổ thông 1951 387 1876 274 1889 287 (Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Có thể nhận thấy, trong các năm qua, mặc dù có sự biến động gia tăng về số lượng trường nhưng số lớp học và số lượng học sinh có sự gia tăng không đáng kể, thậm chí có năm còn có xu hướng giảm nhẹ. Chính vì vậy, số lượng giáo viên cũng không có sự biến động mạnh. Năm học 2012 - 2013, số lượng giáo viên trên địa bàn khối PTTH là 14.281 giáo viên thì năm học 2013 - 2014 có sự sụt giảm nhẹ khoảng 2%. Năm học 2014 - 2015, số lượng giáo viên là 14.168 giáo viên, tăng nhẹ thêm 1% so với năm học trước.

Mặc dù số lượng giáo viên không có sự gia tăng về số lượng nhưng trình độ của giáo viên được nâng lên thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Sở giáo dục tỉnh tổ chức.

Ba năm trở lại đây, Tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm, đầu tư trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý. Mặc dù, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có giảm về số lượng nhưng chất lượng ngày càng được nâng lên, cơ bản hoàn thành việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, phong trào tự học, tự bồi dưỡng được triển khai thường xuyên; toàn bộ giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng đủ điều kiện đều được cử đi đào tạo chuẩn hóa. Việc tuyển dụng viên chức được ưu tiên đối với đối tượng đào tạo chuyên ngành sư phạm, tốt nghiệp các trường đại học trọng điểm, đại học Quốc gia hoặc đại học công lập có uy tín.

Đvt: người

Biểu đồ 3.2: Số lượng cán bộ quản lý trong khối các trường PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ) 3.1.2.3. Mạng lưới cơ sở vật chất và vốn đầu tư cho giáo dục phổ thông

Là một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả, đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp khối THPT công lập ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện tăng; trang thiết bị giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn quá trình dạy và học…

Bảng 3.5: Chất lượng giáo dục PTTH của tỉnh Phú Thọ qua các năm Chỉ tiêu Năm 2012 - 2013 Năm 2013 - 2014 Năm 2014 - 2015

Số lớp Tỷ trọng Số lớp Tỷ trọng Số lớp Tỷ trọng

Kiên cố 9066 84% 7224 85% 7597 88%

Bán kiên cố 1485 14% 1166 14% 932 11%

tn

u . e du . v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

Tạm 180 2% 86 1% 127 1%

Tổng 10731 100% 8476 100% 8656 100%

(Nguồn số liệu: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ)

Năm học 2012 - 2013, tổng số phòng học là 10.731 phòng, trong đó số phòng học kiên cố là 9.066 phòng chiếm 84%, toàn Tỉnh có 180 phòng học tạm. Đến năm học 2013 - 2014, toàn tỉnh có 8476 phòng học thì số phòng học kiên cố là 7.224 phòng, chiếm tỷ trọng 85%. Số phòng học tạm trong năm này cũng giảm còn 86 phòng. Toàn tỉnh đã huy động lồng ghép các nguồn kinh phí từ Đề án kiên cố hóa trường lớp học, chương trình mục tiêu Quốc gia về GD&ĐT, chương trình phân lũ chậm lũ, các nguồn đầu tư của địa phương để xây dựng và kiên cố hóa phòng học trong các năm 2013 và 2014. Do đó, trong năm học 2014 - 2015, trong tổng số 8.656 phòng học trên toàn Tỉnh thì số phòng học kiên cố tăng lên mức 7.597 phòng, chiếm 88%. Số phòng học được xây mới theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất; đồng thời, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn Quốc gia. Tất cả các phòng học, cơ sở vật chất hiện đã và đang khai thác đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường đạt hiệu quả. Tổng số phòng học kiên cố được nâng lên, song cơ sở vật chất trường lớp ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, phần lớn học 2 ca, nhiều đơn vị thiếu phòng học bộ môn; đồ dùng dạy học, thiết bị được đầu tư nhưng chưa có phòng để triển khai, sử dụng; cơ sở vật chất phòng học bị xuống cấp chưa được tu bổ kịp thời, nhiều trường học chưa đủ diện tích khuôn viên tối thiểu.

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục phổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w