5. Kết cấu của luận văn
1.3. Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
1.3.1.1. Khái niệm quản lý thuế TNCN
Quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, hay nói cách khác đó là hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là hệ thống cơ quan quản lý thuế từ trung ương đến địa phương trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các Luật thuế
Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho Ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra.
1.3.1.2. Sự cần thiết quản lý thuế TNCN
Tăng cường công tác quản lý đối với thuế TNCN nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế TNCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói thuế TNCN không chỉ là nguồn thu của NSNN mà còn là công cụ
quan trọng điều tiết thu nhập của cá nhân có thu nhập theo hướng người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều, người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít, tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho người Việt Nam cũng như người nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triến trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành các cuộc cải cách thuế nói chung và hệ thống chính sách thuế TNCN nói riêng, không ngừng hoàn thiện và kiện toàn hệ thong thuế nhằm đảm bảo tính hiệu lực của Luật thuế TNCN trong cả nước và tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Nhờ vậy, chính sách thuế TNCN đã góp phần tích cực vào nguồn thu NSNN và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý thuế đối với thuế TNCN hiện nay đã bộc lộ những hạn chế. Để tạo bộ khung pháp lý về quản lý thuế hoàn chỉnh, phù hợp với những thay đối của sự phát triển kinh tế quốc tế thì việc hoạch định, cải cách chính sách về quản lý thuế nhằm nâng cao công tác quản lý của Nhà nước đối với thuế TNCN là rất cần thiết vì:
+ Công tác quản lý thuế của Nhà nước đổi với thuế TNCN nhằm góp phần tăng nguồn thu cho NSNN để phát triển đất nước:
Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đế giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế... cũng ngày càng gia tăng. Do đó, hệ thống chính sách thuế TNCN phải bao quát được hết mọi nguồn thu nhập cần thiết, các khoản thu nhập phát sinh cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cơ cấu thuế suất không quá cao, quá phức tạp, quá khả năng đóng góp, thực hiện của người nộp thuế, bảo đảm tăng thu vào tống số thu NSNN. Qua đó, đáp ứng được mọi nhu cầu chi tiêu thường xuyên, vừa
góp phần tích luỹ cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trả nợ, góp phần giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát.
+ Quản lý thuế của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện thuế TNCN được nghiêm minh:
Do đặc điểm của Thuế TNCN là một loại thuế trực thu điều tiết vào thu nhập của cá nhân, do người chịu thuế trực tiếp nộp thuế vào NSNN, nên nó rất có tác dụng trong việc điều hoà thu nhập, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa các những người dân cư.Tuy nhiên, thuế TNCN lại có hạn chế lớn là dễ gây phản ứng từ phía NNT hoặc dễ xảy ra tình trạng trốn, lậu thuế nếu quy định mức thuế suất cao. Hơn nữa, thuế TNCN có diện thu thuế rộng và phõn tỏn, việc theo dừi, tớnh toỏn và thu thuế rất phức tạp.Vỡ vậy, nếu không có biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả thì dễ dẫn đến hạn chế tác dụng của loại thuế này trong việc tập trung số thu đầy đủ, kịp thời về cho NSNN, do đó phải có quản lý thuế của Nhà nước để đảm bảo việc thu thuế được nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.
+ Quản lý thuế của Nhà nước đổi với thuế TNCN để đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội:
Thuế TNCN động viờn trực tiếp vào thu nhập của cỏ nhõn, thế hiện rừ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc
"lợi ích", "công bằng" và "khả năng nộp thuế". Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự ...
đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc "công bằng" và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế.
Ở nước ta hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các những người dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng, thu nhập của các những người nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế TNCN chưa mang lại số thu lớn cho NSNN, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế TNCN có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
+ Quản lý thuế của Nhà nước đổi với thuế TNCN nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế:
Trong diễn trình toàn cầu hóa.Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và của Tố chức Thương mại thế giới (WTO)... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Quá trình hội nhập Việt Nam đã có nhiều cam kết về chính sách cắt giảm thuế, đồng nghĩa với việc NSNN sẽ bị giảm một phần.Tuy nhiên bên cạnh việc thực hiện cắt giảm một số sắc thuế trong đó có thuế TNCN với phạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến mọi những người dân cư, hiện nay chúng ta đã hội nhập đầy đủ toàn diện với kinh tế quốc tế do đó để đảm bảo yêu cầu đòi hỏi về tính phù họp với các điều ước và thông lệ quốc tế về chính sách tài chính; đồng thời tạo điều kiện tối đa cho cho người nộp thuế trong
việc kê khai nộp thuế thì đòi hỏi việc quản lý thuế của Nhà nước đối với thuế TNCN phải được nâng cao.
1.3.1.3. Những mục tiêu cơ bản của quản lý thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thứ nhất: Kiểm soát thuế TNCN phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu cho ngân sách được thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đầy đủ số thu cho NSNN.
Thứ hai: Đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách thuế và tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Thứ ba: Nhằm điều chỉnh những bất hợp lí của chính sách thuế TNCN, hạn chế tình trạng trốn thuế, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Thứ tư: Cải tiến thủ tục quản lý thuế, phõn cụng, phõn nhiệm rừ ràng, chuẩn hóa công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức thuế.
Thứ năm: Kiểm soát thuế TNCN phải góp phần phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin chính xác cho công tác quản lý thuế TNCN.
1.3.2. Phương pháp quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Có 2 phương pháp cơ bản để quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đó là: Phương pháp khấu trừ tại nguồn và phương pháp kê khai trực tiếp với CQT. Cụ thể như sau:
1.3.2.1. Phương pháp khấu trừ tại nguồn
Một trong những phương pháp quan trọng về quản lý thuế thu nhập cá nhân mà các nước trên thế giới áp dụng là phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn. Phương pháp này áp dụng cho các khoản thu nhập có tính chất ổn định như tiền lương, tiền công…Theo phương pháp này, người hoặc cơ quan chi trả thu nhập phải tiến hành khấu trừ trước số thuế số thuế phải nộp của cá nhân để nộp cho CQT, sau đó mới tiến hành chi trả phần thu nhập còn lại cho
người được hưởng. Cơ quan hoặc cá nhân được ủy quyền khấu trừ thuế có thể được trích lại một phần nhất định trên số thuế đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập.
Có thể thấy phương pháp này chỉ có thể quản lý được những khoản thu nhập rừ ràng, minh bạch cũn những khoản thu khỏc cú thể sẽ khụng phải tớnh thuế nếu CQT không kiểm soát được.
1.3.2.2. Phương pháp kê khai trực tiếp
Theo phương pháp này, người nộp thuế tự kê khai thu nhập của mình và gửi tờ khai cho CQT. Căn cứ vào thông tin kê khai đó của người nộp thuế CQT sẽ xác định số thuế họ phải nộp. Phương pháp này tuy phức tạp hơn phương pháp khấu trừ tại nguồn nhưng lại đảm bảo được tính chính xác vì có khả năng tổng hợp được các khoản thu nhập khác nhau và có tính đến hoàn cảnh của từng đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy được hiệu quả thì đòi hỏi ý thức của người dân phải cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
1.3.3. Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
Quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được thể hiện trong sơ đồ 1.2. như sau:
Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý thuế TNCN
(1): Người nộp thuế đăng ký và được cấp mã số thuế
(2): Sau khi người nộp đăng ký thuế và được cấp mã số thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế
(3): Người nộp thuế thực hiện nộp thuế
(4): Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
(5): Người nộp thuế được hoàn thuế nếu số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế. Cá nhân đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế và các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6): Từ bước (1) đến bước (5) đều có sự kiểm tra, thanh tra thuế
1.3.4. Nội dung trọng tâm của quản lý thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1.3.4.1. Quản lý người nộp thuế
Yêu cầu đối với quản lý người nộp thuế là phải đảm bảo mọi cá nhân thuộc diện phải nộp thuế TNCN đều phải nằm trong danh mục quản lý của CQT. Tiếp sau đó là CQT phải quản lý được đầy đủ các thông tin định danh có liên quan đến người nộp thuế để phục vụ cho quá trình đôn đốc thực hiện kê khai thuế và nộp thuế. Như vậy, điều này đòi hỏi CQT phải cấp MST cho mọi người nộp thuế TNCN. MST TNCN được lưu giữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của CQT cùng với các thông tin định danh, thông tin khác có liên quan về người nộp thuế như: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc, những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, số tài khoản ngân hàng...
Khi các thông tin định danh và các thông tin khác có liên quan về người nộp thuế thay đổi thì CQT cũng phải nắm được kịp thời, chẳng hạn như người nộp thuế thay đổi nơi ở, nơi làm việc, thay đổi tài khoản ngân hàng...
Để quản lý được các thông tin cũng như sự thay đổi thông tin về người nộp thuế thì CQT phải yêu cầu người nộp thuế tự giác đăng ký MST, tự giác kê khai những sự thay đổi về thông tin đăng ký thuế và đảm bảo yêu cầu đó phải được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ở một số nước trên thế giới, ngay từ khi sinh ra, mỗi công dân đều được cấp một mã số công dân và đây cũng đồng thời là MST TNCN của công dân này. Mã số công dân được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung cho mọi cơ quan quản lý nhà nước như công an, quân đội, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thuế, hải quan...Khi có bất cứ sự thay đổi nào về thông tin cá nhân thì ngoài sự chủ động kê khai của người nộp thuế, hệ thống quản lý hành chính sẽ nhập sự thay đổi này vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hành chính. Chẳng hạn như khi người nộp thuế kết hôn thì tình trạng hôn nhân được cơ quan cấp giấy chứng nhận kết hôn nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu và khi đó, CQT cũng có thể nắm bắt được ngay những thông tin này.
Tất nhiên, không phải mọi sự thay đổi thông tin của người nộp thuế đều có thể được quản lý kịp thời và nắm bắt bởi các cơ quan quản lý nhà nước vì có những sự thay đổi không liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Khi đó, việc vận dụng các phương pháp và kỹ năng khác cho quản lý là cần thiết.
Sau đây là một số kỹ thuật có thể vận dụng để quản lý người nộp thuế TNCN:
- Đối chiếu với dữ liệu kê khai của các doanh nghiệp khác: Thông quan quản lý hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp khác và công tác kiểm tra tại bàn, CQT có thể thực hiện đối chiếu để phát hiện các trường hợp được chi trả thu nhập thuộc diện phải đăng ký thuế nhưng đăng ký thuế hoặc có thay đổi thông tin đăng ký thuế mà không khai báo.
- Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế: Thông qua dữ liệu về các khoản chi phí của doanh nghiệp, có thể xác định những thông tin về đối tượng thụ hưởng và người làm công, ăn lương của doanh nghiệp. Có thể thực hiện đối chiếu giữa thực tế số lượng người nộp thuế với số lượng người nộp thuế đã được cơ quan chi trả thu nhập kê khai thuế thay.
1.3.4.2. Quản lý căn cứ tính thuế a) Quản lý thu nhập tính thuế
Quản lý thu nhập tính thuế là khâu quan trọng bậc nhất trong quản lý thuế TNCN vì nó quyết định đến số thuế đối tượng nộp thuế phải nộp cho Nhà nước có đúng, chính xác theo quy định của pháp luật hay không.
Để đảm bảo quản lý tốt căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cần kiểm soát tốt hoạt động chi trả thu nhập của tổ chức chi trả thu nhập (bao gồm hoạt động chi trả tiền lương, tiền công của nơi làm việc chính và hoạt động chi trả thù lao của các cơ quan khác) và quản lý tốt việc áp dụng giảm trừ gia cảnh.
Kết hợp tốt kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp với kiểm tra thuế TNCN trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế là một trong những phương pháp quan trọng bậc nhất trong kiểm soát thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế. Với doanh nghiệp thì các khoản chi phí tiền lương, tiền công và thù lao chính là một khoản chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy, khi kê khai thuế các doanh nghiệp thường có xu thế khai đầy đủ. Khi đó, bằng việc đối chiếu giữa kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế TNCN có thể thực hiện kiểm soát kê khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn ngay tại doanh nghiệp đó hoặc việc kê khai thuế của các cá nhân khác không là nhân viên của doanh nghiệp [10, tr189].
Việc nắm bắt các thông tin khác liên quan đến tài sản và sử dụng thu nhập của người nộp thuế cũng là một căn cứ quan trọng để quản lý thu nhập của người nộp thuế. Chẳng hạn như sẽ là phi lý nếu một người kê khai thu nhập rất thấp, số thuế TNCN phải nộp rất thấp trong khi đó các tài sản sử