Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

- Để cơ cơ sở tính thuế TNCN thì phải nắm được thu nhập chịu thuế TNCN. Với một đất nước có hơn 80% giao dịch bằng tiền mặt như Việt Nam hiện nay thì kiểm soát thu nhập là việc làm hết sức khó khăn,. Do vậy, Nhà nước cần phải ban hành ngay các quy định để chuyển đổi các hình thức thanh toán thu nhập từ tiền mặt sang hệ thống tín dụng.

- Để đảm bảo kiểm soát tốt thuế TNCN thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý là rất quan trọng. Do vậy cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường kết nối, trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế;

- Tăng cường đầu tư xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu tập trung của ngành thuế, qua đó hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin người nộp thuế để phục vụ công tác kiểm soát thuế TNCN.

- Cần phải xây dựng hệ thống chính sách thuế chặt chẽ, dễ hiểu dễ thực hiện. Muốn vậy đòi hỏi các cơ quan xây dựng phải có quá trình nghiên cứu căn cơ , kỹ lưỡng, đảm bảo ban hành văn bản phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Nhà nước cần ban hành quy định chặt chẽ để tất cả giao dịch thanh toán phải được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng; khi mọi thu nhập của cá nhân, tổ chức được thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thì cơ quan

nhập làm cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế.

4.3.2. Đối với ngành thuế

- Xuất phát từ nhận thức của người dân còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, do vậy công tác tuyên truyền chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư luôn được xem là công việc lâu dài, bền bỉ của ngành thuế nói riêng và của các cấp, các ngành nói chung. Đặc biệt cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống giáo trình tuyên truyền chính sách thuế trong các cấp học của hệ thống giáo dục quốc gia, nhằm tạo ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế cho mọi công dân ngay từ nhỏ.

- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân mới và Luật Quản lý thuế mới cũng như xây dựng các quy trình quản lý thu thuế thu nhập cá nhân nhằm giúp cho người nộp thuế thuận tiện kê khai, tính thuế, nộp thuế và quyết toán thuế, đồng thời giúp cơ quan thuế dễ dàng kiểm tra, kiểm soát, giảm thiểu các thủ tục hành chính về thuế.

Tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành các thông tư quy các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế, đảm bảo mọi cá nhân khi kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đều dễ hiểu, dễ kê khai và kê khai đầy đủ. Đây cũng là cơ sở thuận lợi để cán bộ thanh tra có cơ sở tiến hành thanh tra, kiểm tra chi tiết các khoản thu nhập chịu thuế. Đồng thời, tham mưu cho ngành ngân hàng xây dựng lộ trình phát triển giao dịch thương mại, chi trả tiền lương, tiền công thông qua hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho ngành thuế quản lý thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công làm cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế. định cụ thể, chi tiết.

- Hoàn thiện công tác kiểm soát quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.

Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát toàn bộ quá trình quản lý thu thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng.

ngành thuế đảm bảo phù hợp với các nội dung vừa được sửa đổi, bổ sung của Luật Quản lý thuế mới và Luật thuế thu nhập cá nhân mới.

Hiện nay chưa có phần mềm ứng dụng phục vụ công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế, vì vậy Tổng cục Thuế cần quan tâm xây dựng phần mềm ứng dụng để phục vụ cho công tác này, qua đó tạo thuận lợi cho việc kiểm tra phát hiện các vi phạm để xử lý và chấn chỉnh kịp thời, góp phần tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động quản lý thuế nói chung, quản lý thu thuế thu nhập cá nhân nói riêng cho nội bộ ngành thuế.

Thuế TNCN có đối tượng điều chỉnh rất rộng, đa dạng và phức tạp.

Trong đó, thuế TNCN từ tiền lương,tiền công ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Để Luật Thuế TNCN được sửa đổi, bổ sung thật sự đi vào cuộc sống, tạo ra sự đồng thuận của quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, tránh thất thu, ngành thuế cần nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Nhận thức rừ tớnh cấp thiết của việc nõng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương, luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Trong những năm qua, Cục Thuế Phú Thọ và các Chi cục Thuế đã tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy phạm pháp luật về thuế TNCN, đặc biệt là Luật Thuế TNCN và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, Cục Thuế đã tuân thủ đúng các quy trình quản lý thuế TNCN từ tiền công, lương, tiền công. Số lượng người có thu nhập từ tiền lương, tiền công đượ cấp MST đã tăng dần qua các năm. Số thu thuế thu nhập cá nhân nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm.Tổ chức thực hiện tốt hoạt động kiểm soát khai nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của các cá nhân từ khâu đăng ký mã số thuế, kê khai thu nhập, kê khai các khoản giảm trừ, nộp thuế, hoàn thuế. Công tác thanh tra thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì công tác quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công trên địa bàn không phải là không có những hạn chế. Công tác xử lý thông tin và tiếp nhận hồ sơ cấp MST đôi khi chưa kịp thời, một số trường hợp chưa chính xác. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa đáp ứng so với yêu cầu. Chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản giảm trừ, đặc biệt là giảm trừ gia

phạm về thuế thu nhập cá nhân chưa nhiều. Vẫn còn tồn tại tình hình nợ đọng thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trên địa bàn, mặc dù Cục Thuế Phú Thọ đã có những biện pháp đẩy mạnh tăng cường công tác thanh, kiểm tra,.... Trên cơ sở đánh giá đúng những hạn chế của công tác này, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN từ tiền công, tiền lương trên địa bàn trong thời gian tới.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các anh, chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Dung đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này!

1. Nguyễn Tiến Anh (2011), Quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Bất, TS Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ, Hà Nội.

trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2008), Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNCNTS 9. La Xuân Đào và Trương Đông Lộc (2009), “Thực trạng chi phí tuân thủ

thuế của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng , số 42, trang 48-53.

10.Lưu Thị Thu Hà (2011), Hoàn thiện quản lý thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

11.Tô Hoàng (2011), Quản lý thuế TNCN và tính tuân thủ của người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

12.Lý Lan Hương (2012), Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Tài chính, Hà Nội.

13.TS Quách Đức Pháp (2000), Những vấn đề cần giải quyết để thực hiện cải cách hành chính về công tác thu thuế, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Hà Nội.

14.Bùi Công Phương (2011), Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do Cục Thuế TP Đà Nẵng thực hiện, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

15.Trần Phương (2013), “Thuế thu nhập cá nhân và những nghịch lý”, Cổng thông tin điện tử Cục thuế Bình Phước, Bình Phước.

16.Quốc hội (2007), Luật thuế TNCN, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

17.Quốc hội (2012), Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012

18. Tổng cục Thuế (2010) Quyết định số 108/QĐ-TCT ngày 14/01/2010 quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w