5. Kết cấu của luận văn
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công
là nghĩa vụ của người nộp thuế, thông qua MST mà các CQT có thể quản lý người nộp thuế dễ dàng hơn. Việc cấp MST cho tất cả các cá nhân có thu nhập là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế TNCN là đảm bảo kiểm soát được thu nhập của các cá nhân, chống gian lận trong kê khai các khoản được giảm trừ nhằm đảm bảo sự công bằng giữa những người nộp thuế. Công tác đăng ký và cấp MST là bước tiền đề và có vai trò quan trọng trong việc triển khai công tác tin học hóa quy trình thu thuế TNCN của ngành thuế. Quản lý đối tượng thông qua MST sẽ tăng tính chủ động cho CQT, sẽ tạo thuận lợi hơn khi kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của người nộp thuế.
Để đảm bảo cho công tác quản lý thuế có hiệu quả thì cần phải có những biện pháp đảm bảo rằng mỗi cá nhân chỉ có một MST duy nhất
Tăng cường nắm bắt thông tin về người nộp thuế. Để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế thì cần phải xác định được thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ, muốn cho việc xác định này được chính xác thì cần phải có sự phối hợp giữa các bên có liên quan. Do đó cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa CQT và các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công trong việc kê khai thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế, kiểm soát, quản lý và có trách nhiệm xác minh các trường hợp người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế TNCN đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách thuế. Thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ làm cho cỏc cỏ nhõn, tổ chức hiểu rừ được bản chất, vai trũ và tác dụng của thuế. Việc đó sẽ góp phần nâng cao sự nhận thức, hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các chính sách thuế. Từ đó tạo sự ủng hộ, sẵn sàng
các tổ chức, cá nhân với Nhà nước. Vì vậy phải phát huy tối đa hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong thời gian tới là phải xây dựng được một mạng lưới thông tin tuyên truyền sâu rộng trên toàn quốc với các phương tiện hiện đại nhằm phục vụ tốt các đối tượng nộp thuế và mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân nắm bắt các quy định về đối tượng thuộc diện nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng này; tạo trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân, tổ chức ý thức tự giác chấp hành quy định của Luật, ủng hộ, tự giác và đồng tình trong việc chi trả thu nhập…Đồng thời cũng qua đó kịp thời biểu dương các cá nhân tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định về nộp thuế; phát hiện, phê phán kịp thời những hiện tượng, hành vi vi phạm quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cũng như bảo đảm sự công bằng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, lắp pano áp phích tại các nơi công cộng, tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn về chính sách thuế mới, định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế thu nhập cá nhân, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân, qua đó thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp thuế một cách phù hợp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thuế thu nhập cá nhân và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ có thể làm tròn nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.
Duy trì và phát huy trang thông tin điện tử của ngành, của tỉnh, nâng cao chất lượng tin bài, xây dựng các diễn đàn trên mạng để mọi người dân có
đối với các cơ quan chức năng trong tỉnh.
Mở các buổi toạ đàm đối thoại trực tiếp với các tổ chức, cá nhân, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế TNCN, thi sáng tác tranh ảnh cổ động về thuế TNCN.
Mở các cuộc thi báo cáo, tuyên truyền viên giỏi về thuế TNCN, đây là cơ hội để các cán bộ đang thực hiện công tác quản lý thuế TNCN trong toàn tỉnh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với nhau.
Phối hợp với cơ quan truyền hình, truyền thanh, báo chí trong việc tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế TNCN vì đây là kênh thông tin thu hút rất nhiều lượng người xem và quan tâm. CQT cần khai thác thế mạnh này để truyền bá sâu rộng những thông tin về chính sách thuế để nâng cao tinh thần giác ngộ. Kịp thời biểu dương các điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN, phê phán nghiêm khắc kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế TNCN.
Xây dựng đường dây nóng, hòm thư góp ý đặt công khai tại có quan thuế để người dân có thể đóng góp, xây dựng ý kiến cho hoạt động của CQT.
Đồng thời giúp người dân phản ánh kịp thời về thái độ phục vụ của các cán bộ thuế với nhân dân, để CQT có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tổ chức nhiều hội nghị tập huấn chính sách thuế, các thủ tục kê khai, nộp thuế cho tất cả cỏc đối tượng, làm cho mọi người nắm rừ cỏc quy định về thủ tục hành chớnh thuế để thi hành. Theo dừi, khảo sỏt nắm rừ nhu cầu cần hỗ trợ pháp luật thuế để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Cục Thuế Phú Thọ cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cho rộng rãi quần chúng nhân dân. Đồng thời, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin cá nhân người nộp thuế và hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc một cách hợp
h t t p : / / www . l r c - soát, đối chiếu để ngăn chặn gian lận.
Ngoài ra, cần thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác thanh tra, kịp thời phát hiện những gian lận trong việc kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền sẽ rất lớn nếu như được thực hiện một cách kịp thời, đúng cách. Mỗi người dân sẽ tự ý thức được về trách nhiệm nộp thuế đối với Nhà nước, việc chủ động đăng ký MST, khai và nộp thuế trở thành đương nhiên và được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác, qua đó giúp tăng nguồn thu cho NSNN.
4.2.3. Đẩy mạnh công tác quản lý thu nhập từ tiền công, tiền lương
Trong thời gian tới, các cục, chi cục thuế cần phối hợp chặt chẽ với các đội thuế phường, xó để theo dừi sỏt tỡnh hỡnh thu nhập từ tiền lương, tiền cụng của các cá nhân, nắm chắc tình hình nguồn thu, các khoản giảm trừ của cá nhân theo quy định pháp luật, kịp thời đưa vào kiểm soát, quản lý những đối tượng thuộc diện nộp thuế. Ngành thuế cần phát triển nhiều hình thức tuyên dương, vinh danh những cá nhân có nhiều thành tích đóng góp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước đúng, đủ, khuyến khích họ tiếp tục kê khai và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Đẩy mạnh và thực hiện triệt để hơn nữa việc thực hiện cơ chế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Muốn vậy, Cục thuế phải tổ chức hướng dẫn cụ thể đối với đơn vị thực hiện khấu trừ thuế. Cần làm cho cỏc đơn vị chi trả thu nhập thấy rừ trỏch nhiệm phải khấu trừ tiền thuế; xử lý kịp thời, nghiêm minh các đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm.
Xõy dựng phần mềm kế toỏn thuế để theo dừi hạch toỏn kịp thời chớnh xác toàn bộ các khoản thu từ thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng vào các tài khoản kế toán thuế; tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán
thuế để phục vụ tốt công tác chỉ đạo quản lý thu.
- Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ ngành thuế đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần giảm tải khối lượng công việc trên mỗi cán bộ thuế. Cán bộ phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, xử lý những thủ đoạn khai gian dối, trốn thuế TNCN từ tiến lương, tiền công.
- Cần tăng kinh phí dành cho công tác đào tạo để có thể trang bị đầy đủ tài liệu nghiên cứu, học tập và có thể mời được chuyên gia giỏi phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng không phải là việc đơn giản, vì vậy cần phải tiến hành các bước như sau:
+ Xác định đối tượng và xây dựng nội dung, chương trình và giáo trình theo từng khóa đào tạo, bồi dưỡng thống nhất. Xác định đúng được đối tượng và nội dung đào tạo sẽ không gây lãng phí, đào tạo tràn lan, cào bằng mà không mang lại hiệu quả cao. Đào tạo không đúng đối tượng sẽ gây ra tình trạng người cần đào tạo thì lại không được đào tạo, đào tạo không đúng với nhiệm vụ mà mỗi người đang thực hiện. Nội dung đào tạo không được lựa chọn sẽ gây ra việc lãng phí thời gian, công sức, không đi đúng vào vấn đề được quan tâm, cần phải cập nhật để phục vụ cho công tác quản lý.
+ Lựa chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm chức tại Cục Thuế, đủ trình độ, kinh nghiệm và năng lực để đảm đương công tác giảng dạy cho các cán bộ ở các huyện, thị xã.
+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá phân loại đội ngũ công chức hiện có theo yêu cầu của cải cách hành chính và hiện đại hoá ngành thuế, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại công chức thuế, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế, nắm vững các kỹ năng quản lý thuế hiện đại.
Những người không đủ khả năng đáp ứng công việc hiện tại cần phải đào tạo lại hoặc phân công cho công việc khác phù hợp hơn. Việc làm này khiến cho cán bộ thuế muốn hoàn thành tốt công tác của mình phải có ý thức tự nâng cao, trau dồi
kiến thức liên quan tới công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, công tác quản lý thuế nhờ vậy mà cũng được nâng cao hơn.
- Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xử lý các trường hợp xảy ra trong thực tế. Đây là dịp cho các cán bộ thuế trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các kiến thức, hiểu biết của mình trong công việc, cách xử lý của bản thân trong các tình huống phát sinh thực tế trong công việc hàng ngày. Những dịp trao đổi như này sẽ khiến cho các cán bộ thuế không bỡ ngỡ khi gặp những tình huống phát sinh, tránh việc lãng phí thời gian và sự không hài lòng của người nộp thuế, nó cũng giúp các cán bộ thuế hiểu nhau hơn, thêm gắn bó, đoàn kết và hợp tác trong công việc, mang lại hiệu quả chung cho công tác quản lý thuế TNCN.
- Nâng cao trình độ cho các cán bộ thuế, đặc biệt là các cán bộ thuế ở các Chi cục, các đội thuế. Cục thuế cần kịp thời đào tạo đảm bảo cho các cán bộ thuế làm nhiệm vụ chuyên môn sử dụng thành thạo vi tính, các phần mềm quản lý thuế, các phần mềm ứng dụng tin học để tạo điều kiện thuận lợi cho cụng tỏc theo dừi, quản lý thuế.
- Đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc, nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ, tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho bộ phận thanh tra, kiểm tra.
- Nghiên cứu khảo sát, đào tạo trang bị kiến thức cho cán bộ thuế thường xuyên, hiệu quả: triển khai thực hiện tốt quy định của Cục thuế về chế độ làm việc, trách nhiệm thực thi công vụ và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý thuế với cán bộ công chức. Trang bị cho các cán bộ thuế đầy đủ các kiến thức về chính sách kinh tế, tài chính, pháp luật liên quan tới thuế, các kinh nghiệm quản lý thuế của các nước khác trên thế giới, yêu cầu của quá trình hội nhập, các kỹ năng kế toán doanh nghiệp, kiến thức quản lý Nhà
cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của mình.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tự nâng cao trình độ của cán bộ về các thể chế, chính sách pháp luật thuế hiện tại để đối chiếu với thực tế đang áp dụng quản lý tại đơn vị, tìm ra các phương pháp, cách thức xử lý công việc hiệu nhanh chóng và hiệu quả.
- Bên cạnh đó cũng chú trọng việc xây dựng đời sống tinh thần cho các cán bộ công nhân viên ngành thuế để các cán bộ có thể bộc lộ được tài năng, tính cách của bản thân. Các hoạt động văn nghệ, thể thao cũng giúp cho các cán bộ thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, nâng cao tinh thần đoàn kết, tập thể và thụng qua đú cũng giỳp cho mọi cỏn bộ đoàn kết, hiểu rừ về nhau hơn, tạo điều kiện cho công việc được hoàn thành có hiệu quả hơn.
- Rèn luyện phẩm chất, đạo đức cán bộ thuế, đây là công việc rất quan trọng bởi do đặc thù của ngành thuế thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng nộp thuế, giải quyết các vấn đề liên quan tới lợi ích kinh tế giữa các đối tượng nộp thuế với Nhà nước. Vì vậy, các cán bộ thuế thiếu bản lĩnh rất dễ bị mua chuộc, thông đồng với hành vi gian lận thuế, không đảm bảo được nguồn thu cho NSNN.
4.2.5. Đa dạng hóa các hình thức thu thuế
Cần đa dạng hóa các hình thức thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Hiện nay, thuế TNCN chủ yếu được thu tại kho bạc nhà nước, vì vậy người nộp thuế tốn kém về thời gian, chi phí đi lại để nộp thuế. Mặt khác, đối với phương pháp thu tại nguồn chỉ thích hợp với những cán bộ, công chức nhà nước hoặc người lao động tại các doanh nghiệp, còn đối với người kinh doanh tự do, kinh doanh qua mạng… thì khó áp dụng. Vì vậy, Cục Thuế Phú Thọ cần cải tiến phương pháp thu, chú trọng phát triển hình thức thu qua ngân hàng, giúp người nộp thuế tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại, ngành
công việc, hạn chế sai sót, đặc biệt là khi ngày càng nhiều người trong diện nộp thuế đến làm thủ tục kê khai và nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra tại cơ quan thuế đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cơ quan chi trả thu nhập. Cần đặc biệt chú ý phân tích hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân của những đơn vị có số lượng người lớn, có số chi trả lớn, chú ý những đơn vị có các khoản chi trả tiền lương, tiền công theo dạng hợp đồng vụ việc hoặc hợp đồng ngắn hạn có tỷ trọng cao. Đối với những đơn vị này cần yêu cầu giải trình cụ thể. Nếu thấy việc giải trình không hợp lý, thiếu thuyết phục thì nên thực hiện kiểm tra tại cơ quan chi trả thu nhập. Sớm hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế thu nhập cá nhân tích hợp toàn quốc để phục vụ tốt công tác phân tích đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro. Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở Người nộp thuế, đảm bảo tăng dần số lượng người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm.
Kết hợp tốt giữa việc kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan thuế cần thực hiện phân tích chuyên sâu các tỷ suất phản ánh mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vì dưới góc độ doanh nghiệp, khoản chi trả cho cá nhân là chi phí được trừ, còn với cá nhân đó có thể là thu nhập chịu thuế hoặc có thể là khoản thu nhập được trừ/thu nhập miễn thuế. Để ngăn ngừa tình trạng che giấu thu nhập, cần kiểm tra kỹ các sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi trả cho cá nhân nhưng không ghi sổ là tiền lương, tiền công, chẳng hạn như các khoản phụ cấp, các khoản tiền thưởng, các khoản khoán chi công tác phí vượt mức... Đồng thời, cũng cần thực hiện kiểm tra kỹ các hồ sơ, chứng từ có liên quan để đối chiếu