Quan hệ giữa việt nam với các nước Châu Âu thuộc EU đã có một lịch sử từ rất lâu. Tuy có nhiều biến đổi , nhưng nền văn minh Châu Âu đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ và để lại dấu ấn trong đời sống văn hóa – tinh thần của Việt Nam trong suốt hơn 4 thế kỉ qua. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân ta, Châu Âu là nơi có phong trào quần chúng ủng hộ Việt Nam rất mạnh mẽ và các nước châu âu cũng là những nước đầu tiên ở phương tây thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam . tình cảm đoàn kết với Việt Nam đã in đậm trong trái tim của những người dân châu Âu – “ thế hệ Việt Nam” những năm 60 -70 , những người đang có vai trò quan hệ trong đời sống kinh tế , chính trị và xã hội của các nước Tây âu, cũng như cơ cấu lãnh đạo của EU hiện tại. Các nước châu âu (EU) cũng là những nước tích cực đi đầu trong việc đòi Mỹ bỏ cấm vận chống Việt Nam ; góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và các trung tâm kinh tế - tài chính với Việt Nam .
2.1.1 Quan hệ cấp nhà nước , chính phủ.
Với tư cách là một tổ chức, cộng đồng Châu Âu (EC) tiền thân của EU ngày nay đã có những cuộc tiếp xúc chính trị và viện trợ kinh tế cho Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1978. Ngay sau đó , do ảnh hưởng của tư duy thời chiến tranh lạnh, sự chi phối mang tính áp đặt của Mỹ và vấn đề Campuchia , nên mối quan hệ giữa Việt Nam và EU bị gián đoạn . EU đã ngừng viện trợ cho Việt Nam và mãi đến năm 1984 mới tiếp tục các cuộc tiếp xúc chính trị cao cấp và nối lại viện trợ nhân đạo cho việt nam. Đến năm 1986 , nhiều chuyến thăm cấp chính phủ giữa Việt Nam và các nước thành viên EU được tiến hành, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ cả hai phía, quan hệ Việt Nam – EU vẫn trì trệ. Phải đến năm 1990 khi Việt Nam và EU bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
hai bên mới có sự chuyển biến về chất. Từ đây, quan hệ hợp tác toàn diện việt nam- EU ngày càng được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu quan hệ hợp tác Việt Nam –EU có sự chuyển biến bước ngoặt về chất và đạt tới đỉnh cao là chuyến thăm lịch sử của tổng bí thư ĐCS Việt Nam Lê Khả Phiêu đến Pháp, Italia ( hai thành viên quan trọng của EU và cũng là hai đối tác lớn của Việt Nam ở Tây Âu) và ủy ban châu Âu vào thánh 5/2000. Giữa tổng bí thư Lê Khả Phiêu và ông Romano Prodi , chủ tịch ủy ban Châu Âu, cùng nhiều quan chức cấp cao của EU đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn và bổ ích . Nhưng thỏa thuận và hiệp định đạt được đã từng bước triển khai mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả.
Bước vào những năm đầu thế kỉ 21, EU đã điều chỉnh chính sách đối với Châu Á với việc công bố văn kiện “ Châu Âu và Châu Á: một khuân khổ chiến lược cho quan hệ đối tác được tăng cường” (9/2001) . đây là văn kiện tạo cơ sở cho EU tham gia đối thoại tăng cường hợp tác Á- Âu , diên đàn ASEM nói chung và Việt Nam nói riêng. Tháng 11/2000 , ủy ban hỗn hợp Việt Nam – EU đã họp đánh giá tổng kết những kết quả đạt được của chiến lược hợp tác giai đoạn 1996- 2000 và kí kết chiến lược hợp tác giai đoạn 2001- 2005. những nội dung của chiến lược này đã thể hiện được mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam –EU trong bước chuyển sang thế kỉ mới.
Cả Việt Nam và EU đã có những phát triển quan trọng . EU tiếp tục lớn mạnh, mở rộng thành 27 nước thành viên với trình độ liên kết ngày càng sâu rộng cả về mặt kinh tế, chính trị , an ninh. Để tạo khuôn khổ hợp tác mới nhằm đưa quan hệ hai bên ngày càng đi vào chiều sâu và toàn diện hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như điều kiện và tiềm năng phát triển của mỗi bên.
Việt Nam đang tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới : ổn định chính trị được giữ vững, kinh tế tăng trưởng cao và liên tục, quan hệ đối ngoại mở rộng , là thành viên quan trọng và tích cực của nhiều tổ
chức và diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy , cả hai phía đều nhận thức được sự cần thiết phải có một thỏa thuận song phương mới làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên trong những năm tới. Đây cũng chính là lý do tại vì sao EU đề xuất với Việt Nam việc đàm phán kí kết “ hiệp định đối tác và hợp tác (PCA)” thay thế cho “ Hiệp định khung về hợp tác” kí năm 1995. khác với hiệp định khung 1995 , PCA là một văn bản bao gồm các lĩnh vực hợp tác toàn diện , đầy đủ giữa hai bên( bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị , kinh tế, văn hóa, hợp tác chuyên ngành…..) , đưa quan hệ nâng lên tầm cao hơn, trở thành quan hệ đối tác và hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Tháng 11/2007 , nhân chuyến thăm chính thức việt nam đầu tiên của chủ tịch ủy ban châu âu Jose.M. Barroso , hai bên đã nhất trí khởi động đàm phán
“ hiệp định đối tác và hợp tác Việt Nam – EU”(PCA)
Với tinh thần xây dựng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, tới nay hai bên đã tiến hành được 5 vòng đàm phán, riêng năm 2009 tiến hành được 3 vòng.
Trong quá trình đàm phán, hai bên đã trao đổi cởi mở , thẳng thắn , tìm hiểu ưu tiên , lợi ích , quan điểm , chính sách của nhau về các vấn đề lieenn quan và đạt nhiều kết quả tích cực . Có thể nói, cho đến nay hai bên đã đi được trên một nửa chặng đường và hiện tại (7/2010) đã diễn ra vòng 8 cuộc đàm phán hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU).
Vòng 8 của cuộc đàm phán 9 7/2010) , phía Việt Nam do thứ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn gôm đại điện các bộ, ngành liên quan. Đoàn đàm phán EU do cục trưởng cục châu Á, tổng vị đối ngoại ủy ban Châu Âu (EU), James Moran làm trưởng đoàn gồm các quan chức của ủy ban Châu Âu và đại diện phái đoàn liên minh Châu Âu tại Hà Nội. Các đại diện của các nước thành viên liên minh châu âu tại Hà Nội , cũng tham dự
vòng đàm phán này. Trên tinh thần hợp tác , xây dựng và hiểu biết, hai đoàn đàm phán đã tích cưc làm việc , thảo luận hầu hết các điều khoản của hiệp định như điều khoản các nguyên tắc chung, kinh tế thị trường, ưu đãi thuế quan phổ cập, thuế, di cư, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt , khắc phục hậu quả chiến tranh, hợp tác luật pháp và tòa án hình sự quốc tế, sung nhỏ và vũ khí nhẹ, lao động…. đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong các điều khoản đã thảo luận . hai bên nhất trí sẽ tiếp tục trao đổi về một số vấn đề và cho tằng kết quả của vòng đàm phán này đã tạo ra cơ hội cho phép hai bên kết thúc thảo luận hiệp định trong thời gian tới.
2.1.2 Quan hệ hai phía ở các cấp
Bên cạnh những chuyến thăm ở cấp cao , hai bên đã thường xuyên phối hợp qua các đại sứ Việt Nam và EU , cũng như các cuộc trao đổi hàng năm ở các cấp khác nhau. Hàng tháng, các đại sứ của EU và các nước thành viên tại Hà Nội đều có cuộc họp chung và đều mời các quan chức cấp cao của việt nam đến dự.
2.1.3 Quan hệ hai phía cấp quốc hội.
Song song với quan hệ về mặt nhà nước và chính phủ , quan hệ Việt Nam – EU về mặt quốc hội cũng được thúc đẩy thường xuyên . Tuy quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU được thiết lập từ năm 1990 , nhưng phải đến năm 1995, các chuyến viếng thăm , trao đổi đoàn giữa quốc hội Việt Nam và nghị viện Châu Âu mới chính thức được bắt đầu và từ đó đến nay ngày càng phát triển. Chính phủ và quốc hội Việt Nam luôn chú trọng việc tranh thủ nghị viện Châu Âu và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai cơ quan. Các cuộc viếng thăm và tiếp xúc cấp cao giữa ngành lập pháp của hai bên đã tạo ra những cơ sở chính trị rất quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ hợp tác đa dạng trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và EU. Những kết quả đạt được là rất tích cực, góp phần thiết thực và cụ thể vào việc tăng cường sự hiểu biết lần nhau và duy trì kênh đối thoại giữa hai bên. Quan hệ với nghị
viện Châu Âu sẽ giúp Việt Nam có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động của quốc hội Việt Nam nói riêng, cho quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chúng.
Nhìn chung, những cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến các ngành, giới, thông qua các chuyến thăm,các hình thức trao đổi thông tin, diễn đàn, hội thảo…. là những nhân tố bổ trợ cho quan hệ chính trị Việt Nam- EU. Chúng vừa hoàn thiện thêm các khuôn khổ pháp lý, vừa mở rộng các lĩnh vực hợp tác, lại vừa định dướng cho những giai đoạn hợp tác tiếp sau giữa hai bên đi vào cụ thể , thiết thực và có chiều sâu hơn.
2.1.4 Quan hệ hai phía trên bình diện đa phương.
Sau khi trở thành thành viên ASEAN , mối quan hệ giữa Việt Nam và EU nói chung, giữa Việt Nam và các thành viên EU nói riêng đã được bổ sung và hỗ trợ thêm bằng mối quan hệ EU- ASEAN. Việt Nam là thành viên chính thức và ngày càng có vai trò tích cực , quan trọng trong hoạt động của ASEAN, ARF, ASEM. Qua những diễn đàn này, quan hệ chính trị Việt Nam – EU từng bước được phát triển và tăng cường. nhiều cuộc tiếp xúc chính thức và bên lề các hội nghị thượng đỉnh ASEM, các diễn đàn đối thoại trong ASEAN và ARF giữa lãnh đạo việt nam và các nguyên thủ các nước thành viên EU, lãnh đạo ủy ban châu âu đã thường xuyên diễn ra. Có thể nói, việc phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao với EU đã tác động tích cực đến việc cải thiện và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên EU và trong chừng mực nhất định , tác động tích cực đến mối quan hệ giữa Việt Nam với một số nước lớn, một số tổ chức quốc tế.
Châu Âu không xa lạ nhiều với Việt Nam , nhưng một mô hình liên kết đặc biệt giữa các quốc gia như EU là một điều mà Việt Nam cần phải nghiên cứu và hợp tác, đặc biệt trong bối cảnh quá trình liên kết đang diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới như hiện nay.
Có thể thấy rằng, vào thời điểm bước sang thế kỉ XXI, quan hệ Việt Nam
– EU đã bắt đầu chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một hình thái hợp tác năng động , vừa song phương, vừa đa phương , từ tiếp nhận việ trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học – kĩ thuật … trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
quan hệ hợp tác Việt Nam – EU và hợp tác Á- Âu (ASEM) được quan tâm thúc đẩy với nhiều sáng kiến và các dự án hợp tác phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau. Hơn 10 năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU không ngừng phát triển , được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực và đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của Việt Nam, cũng như của EU . Những cuộc tiếp xúc và đối thoại chính trị ở cấp cao Việt Nam – EU nói chung, giữa Việt Nam với các thành viên EU nói riêng, đã thực sự trở thành đối tác tin cậy của nhau và có cơ hội để khai thác tốt hơn những tiềm năng to lớn hiện có. Quan hệ hợp tác Việt Nam – EU đang đứng trước triển vọng nhiều hứa hẹn.