Dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – EU là ngày 17/07/1995, Việt Nam và Ủy ban Châu Âu đã kí “ hiệp định hợp tác giữa Cộng đồng Châu Âu và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đây là Hiệp định khung điều chỉnh toàn diện quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trên nhiều lĩnh vực.
2.2.1 viện trợ phát triển EU đối với Việt Nam.
Viện trợ phát triển chính thức cũng có vị trí rất quan trọng trong quan hệ hai phía. EU là nhà tài trợ ODA lớn thứ ba ( sau Nhật Bản và WB), nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài quan trọng đối với Việt Nam . Theo “ chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002- 2006” được liên minh Châu Âu thông qua tháng 5/2002 với ngân sách là 162 triêu euro . Đến 2006, tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam , EU tiếp tục là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với mức cam kết năm
2007 là 720 triệu euro2. Năm 2007, ủy ban Châu Âu đã thông qua “ Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013”, EU đã cam kết dành viện trợ khoảng 304 triêu euro chia làm hai giai đoạn : giai đoạn thứ nhất, chương trình định hướng 1 cho giai đoạn 2007-2010 là 160 triệu euro , giai đoạn thứ hai, chương trình định hướng 2 cho giai đoạn 2011-2013 là 144 triệu euro.
Như vậy, hiệp định khung cũng như các hiệp định khác được ký kết đã tạo ra những cơ sở pháp lý hêt sức quan trọng cho việc triển khai chiến lược hợp tác các giai đoạn 1995- 2000, 2001- 2005 và 2007-2013.
Có thể nhận thấy rằng, chính sách ODA của EU đối với Việt Nam cũng có trọng tâm và thay đổi theo từng chu kì phát triển. Tuy nhiên, EU vẫn luôn duy trì và là một trong những nhà cung cấp hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Về cơ bản, chính sách ODA của EU nhằm giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế bền vững , xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ trong cải cách thể chế nhằm xây dựng kinh tế thị trường có hiệu quả và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
ở mỗi giai đoạn, EU đặt trọng tâm vào một vấn đề cụ thể, chẳng hạn, trong giai đoạn đầu của đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới, nền kinh tế của việt nam còn nhiều khó khắn, tỷ lệ đói nghèo cao, cùng với đó là nạn dịch bệnh tràn lan… Vì vậy , các nhà tài trợ EU đã tích cực hỗ trợ Việt Nam xóa đói giảm nghèo , cải thiện mức sống của người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Những giúp đỡ của EU đã góp phần quan trọng cho Việt Nam hoàn thành “ Mục tiêu thiên niên kỷ” . Trong giai đoạn hội nhập sâu của nền kinh tế ViệtNnam vào nền kinh tế thế giới, các nhà tài trợ EU chuyển hướng sang hỗ trợ Việt Vam đẩy mạnh đổi mới và hội nhập, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và các nền tảng vật chất xã hội, bảo vệ môi trường. ODA của EU giữ một vị trí quan
2 PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn; Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến nay và triển vọng. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 4/2008,tr.5.
trọng trong quan hệ Việt Nam – EU.
Việt Nam là quốc gia thử nghiệm cho sự phối hợp về chính sách và sự hài hòa của các thủ tục của EU. Dựa trên những thành tựu đã đạt được của Việt Nam , EU xây dựng “ Sách xanh” hàng năm về các hoạt động phát triển của EU tại Việt Nam. Theo nguồn “ Sách xanh” – 2007 của liên minh Châu Âu về cụ thể số liệu giải ngân ODA của ủy ban Châu Âu – EC cho Việt Nam trong giai đoạn 2002- 2006 như sau:
( đơn vị tính : triệu Euro)
2002 2003 2004 2005 2006
Viện trợ không hoàn lại
22.7 28.1 20.1 37.6 34.7
Cho vay - - - - -
Tổng 22.7 28.1 20.1 37.6 34.
Ngày 2/6/2009, liên minh Châu Âu đã công bố “ Sách xanh 2009” về hợp tác phát triển giữ EU và Việt Nam , đại diện ủy ban Châu Âu tại Việt Nam cam kết: EU sẽ tiếp tục tăng cường các khoản việ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam , cho dù Việt Nam đang tiến gần đến ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình. Tổng cam kết của EU dành cho Việt Nam năm 2009 khoảng 893,48 triệu USD ( tương ứng với 17,82% tổng viện trợ nước ngoài ) trong đó khoảng một nửa là viện trợ không hoàn lại. một số nước cam kết viện trợ hàng đầu như Pháp (với mức cam kết 208,96 triệu USD), tiếp đến là Đức ( 186 triêu USD)3. Phần lớn viện trợ ODA của EU là không hoàn lại nhằm thực hiện nhiều dự án quan trọng về công nghiệp, nông nghiệp , bảo vệ môi trường, cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải cách hành chính….
Một trong những dự án tài trợ nổi bật của EU dành cho Việt Nam phải kể đến dự án hỗ trợ thương mại đa biên – MUTRAP. Trải qua 2 giai đoạn, MUTRAP III hiện đã triển khia thực hiện được một năm với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam thực thi các nghĩa vụ , cam kết WTO , nắm bắt cơ hội, vượt qua
3 Đinh Công Hoàng, Quan hệ kinh tế Việt Nam – EU: Thực trạng năm 2009, triển vọng năm 2010, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1 (112)/2010, tr.47.
thách thức để phát triển bền vững trong dài hạn. Dự án EU – Việt Nam MUTRAP III có ngân sách 10.670.000 euro, được thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012. Dự án được xây dựng trên cơ sở chiến lược quốc gia giữa liên minh Châu Âu và Việt Nam cho giai đoạn 2007- 2013 và phù hợp với chương trình hành động gia nhập WTO của chính phủ để thực hiện các cam kết WTO nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc tăng cường năng lực của bộ công thương và các bộ, ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại của Việt Nam.
Đầu năm 2010, tại thành phố Hồ Chí Minh, hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham) đã tổ chức hội thảo “ MUTRAP III- chính sách thương mại Châu Âu đối với các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” . đại sứ Sean Doyle, trưởng phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho rằng “ sự tham gia ngày càng cao của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường quốc tế đòi hỏi sự tăng cường năng lực của cả chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp ở cấp trung ương và địa phương. Một vài hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu khả năng trong vai trò tư vấn các quy định và chính sách liên quan đến thương mại Châu Âu trong việc thông tin cho các thành viên về ý nghĩa của việc hội nhập thương mại, các hiệp định thương mại tự do và các cơ hội kinh doanh. Các hiệp hội cũng thiếu các cán bộ được đào tạo chuyên môn và thiếu cả ngân sách để thực hiện các chương trình nghiên cứu mặc dù chỉ cần một phần ngân sách nhỏ”. Như vậy, sự hợp tác của EU trong lĩnh vực này thực sự có ý nghĩa đối với phía Việt Nam.
Lĩnh vực du lịch của Việt Nam cũng nhận được sự tài trợ khá lớn của EU. Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (2004- 2008) là dự án có mục tiêu tổng quát nhằm nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam, giúp chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng đào tạo sau khi dự
án kết thúc. Dự án hướng đến một phạm vi rộng rài các đối tượng thụ hưởng gồm các nhân viên lao động nghề, các giáo viên và các đào tạo viên, các trường du lịch…. Tổng kinh phí cho dự án này là 12 triêu euro, trong đó EC tài trợ 10.8 triệu euro và Việt Nam đối ứng 1,2 triệu euro. Dự án đã đào tạo được 1700 cán bộ điều hành đến từ khu vực tư nhân đã được đào tạo để truyền thị những kỹ năng cho nhân viên của mình nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề mới thiết lập của Việt Nam.
Nhìn chung ODA của EU đều được dành tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như: phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo , tập trung vào vùng xâu vùng xa, miền núi, phát triển nguồn nhân lực , phát triển y tế giáo dục, hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ ….;
hỗ trợ cải cách hành chính , tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó , các ngành được đầu tư nhiều nhất là nông – lâm – thủy sản chiếm 17,58% ngành tài nguyên môi trường chiếm 13,15 %, y tế chiếm 9.59%, phát triển xã hội chiếm 9,5% … ngoài ra EU còn cung cấp ODA thông qua các tổ chức tài chính đa phương.
Những thành quả trên phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư EU đối với tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường và khả năng phát triển của Việt Nam trong tương lai gần. EU đang là một trong những đối tác viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các nước Eu đang nỗ lực hài hòa thủ tục ODA giữa các nước thành viên và các nhà tài trợ khác nhằm phân công và phối hợp trong từng lĩnh vực và nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân.
2.2.2. Hoạt động hợp tác đầu tư
Kể từ khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài (1987) , EU thực sự là nhà đầu tư sớm và có số dự án vào Việt Nam tăng khá nhanh. Xét về lâu dài, sự có mặt của EU ngày càng nổi trội do sự phát triển kinh tế bền vững
của mình với nền công nghiệp tiên tiến , trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ cao.
Trong hoạt động đầu tư của mình, các đối tác EU đã lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với luật pháp Việt Nam và khả năng đầu tư của mình, giảm nhiều khả năng rủi ro. Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 40% tổng vốn của EU đầu tư vào Việt Nam (năm 2000)44. Hình thức liên doanh cho đến nay vẫn là hình thức phổ biến được các nhà đầu tư EU lựa chọn vì nó phù hợp với thị trường Việt Nam, giúp cho các nhà đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro.
Năm 2000 hình thức này chiếm 51,1% trong tổng số dự án của EU. Ngoài ra, các nước trong EU cũng sử dụng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh áp dụng phổ biến cho các dự án thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông
… hình thức BOT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số dự án đầu tư và ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư EU.
Tính đến khoảng tháng 3/2006 , EU có 551 dự án với tổng vốn đăng kí là 7,34 tỷ USD , trong đó Pháp chiếm 168 dự án với 2,8 tỷ USD, tiếp đến là Hà Lan chiến 62 dự án với 2 tỷ USD, Anh với 70 dự án với 1,28 tỷ USD.7
Các nhà đầu tư có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam , tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng. năm 2007 , ngành công nghiệp và xây dựng có khoảng 280 dự án với tổng số vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD ( chiếm 54% dự án và 59,8%tổng vốn đầu tư ) . Ngành công nghiệp nặng có 118 dự án với tổng số vốn đầu tư là 2,43 tỷ USD ( chiếm 35,4 số dự án và 36,4% tổng vốn đầu tư)5 ; còn lại là ngành công nghiệp , lâm nghiệp ….
Hiện nay, một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như BP( Anh) , Sell Group( Hà Lan) , total Elf Fina ( Pháp , Bỉ), Damler Chrysler ( Đức) , Siemen và Alcatel comvil( Thủy Điển) … riêng đối với Anh
4 Bùi Huy Khoát, thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa liên hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế ký XXI. Nxb KHXH. H. 2001.
5 Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến nay và triển vọng.
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 4/2008, tr. 4.
, trong các dự án đầu tư của Anh, lĩnh vực công nghiệp chiếm 86% tổng số vốn đăng ký, riêng đầu tư trong ngành dầu khí chiếm 55% vốn đầu tư công nghiệp. Các lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm 11% còn lại là lĩnh vực nông – lâm nghiệp6.
Như vậy, xu thế đầu tư chủ yếu của EU vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng…
Năm 2009, do tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các doanh nghiệp , các tập đoàn kinh tế lớn của EU gặp khó khăn về nguồn vốn, buộc phải thu hẹp đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu hướng suy thoái chung của FDI từ EU, một số thành viên của EU vẫn giữ được nhịp độ tăng vốn tại Việt Nam như : Anh, Hà Lan, Pháp, Đức. riêng nước Anh có 8 dự án đăng ký mới làm số vốn là 40,6 triệu USD, đứng thứ 14/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam , đứng thứ 3/22 nước trong thành viên của EU( sau Hà Lan và Pháp) có đầu tư tại 18 tỉnh, thành của Việt Nam. Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức ngày 4/12/2009, EU đã cam kết tiếp tục tài trợ cho Việt Nam 1,082 tỷ USD , tăng 21,2 %7, trên cơ sở nề kinh tế của 27 thành viên trong EU đã vượt qua thời kỳ suy thoái và đang có khả năng phục hồi, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng ổn định.
Tính đến hết năm 2009 , tại Việt Nam , các nước thành viên EU có tổng vốn FDI đăng kí đạt khoảng 12,5 tỷ USD , cung cấp khoảng 10 tỷ USD vốn ODA . Với những ưu thế về tài chính và công nghệ, hầu hết các dự án của EU được triển khai tương đối tốt, hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề và sản xuất mới có hàm lượng cao công nghệ cao. Ngoài ra các dự án của EU đầu tư tại Việt Nam còn góp phần bổ sung vốn và công nghệ cho đầu tư phát triển, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho
6 Đinh Công Hoàng, Quan hệ kinh tế Việt Nam – EU: thực trạng năm 2009, triển vọng năm 2010, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1 (112)/2010, tr.49.
7 Đinh Công Hoàng, sdd, tr. 52.
nền kinh tế, tạo thêm việc làm và bước đầu có đóng góp cho nguồn ngân sách quốc gia.
Theo đánh giá của bộ kế hoạc và đầu tư, EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu và EU đang tiếp tục là đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản.
Có thể nhận thấy rằng , FDI của EU ở Việt Nam đang trong tình trạng chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau:
Một là , nền kinh tế của Việt Nam chưa thực sự phát triển nên thiếu những điều kiện cần và đủ để thu hút mạng nguồn vốn của EU như: nguồn vốn này thường chỉ tập trung vào các ngành chế tạo, phương tiện vận tải, kỹ thuật điện…. là ngành đỏi hỏi sức tiêu thụ thị trường lớn và ổn định . Trên thực tế, sức tiêu thị các mặt hàng này ở Việt Nam còn rất nhỏ. Theo đánh giá của các chuyên gia Châu Âu thì chưa có dấu hiệu nào để Việt Nam trở thành một thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị quan trọng của EU, bởi vì hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp .
Hai là, các nhà đầu tư chưa chú trọng vào lĩnh vực hàng hóa trung gian, mà lĩnh vực này lại tăng mạnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trong khi đó, các nhà đầu tư Châu Á lại khai thác lĩnh vực này rất mạng. Đây là nguyên nhân làm cho vốn đầu tư của EU tăng không mạnh, hy vọng sẽ có sự thay đổi lớn nếu các nhà đầu tư châu âu chú trọng trong lĩnh vực này.
Ba là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ , bộ phần năng động của Châu Âu vẫn chưa nắm bắt được những cơ hội ở thị trường Việt Nam. Sự thiếu ổn định trong khuân khổ pháp lý của Việt Nam, cộng với các thông lệ kinh doanh xa lạ đòi hỏi phải hoạt động thông qua hình thức liên doanh đã hạn chế nguồn vốn đầu tư của EU vào Việt Nam . Các công ty nhỏ phải đương đầu với những khó khăn trong việc tài trợ cho các hoạt động của mình ở Việt Nam.