Quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – eu thập niên đầu thế kỉ xxi (Trang 53 - 61)

2.3.1. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục- đào tạo, y tế.

Hợp tác trao đổi văn hóa

Có thể nói văn hóa không phải là định hướng ưu tiên trong quan hệ Việt Nam – EU. Nếu như nhìn vào chiến lược phát triển mối quan hệ , trong số bốn mục tiêu định hướng hợp tác không thấy có sự hiện diện của mục tiêu thức đẩy hợp tác văn hóa. Tuy nhiên đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ 20, sự hợp

14 http://www.tgvn.com.vn/2010.

tác giữa Việt Nam và EU trên lĩnh vực này ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu.

EU đã đặt ra 4 mục tiêu chủ yêu trong quan hệ với Việt Nam là :

1) Hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện điều kiện sống cho người nghèo.

2) Ủng hộ quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới bằng cách đưa kinh tế Việt Nam gia nhập hệ thống thương mại thế giới, hỗ trợ cho các cải cách kinh tế và xã hội.

3) Hỗ trợ cho quá trình Việt Nam tham gia vào một xã hội mở dựa trên một nhà nước mạnh, hệ thống luật pháp và quyền con người.

4) Nâng cao vị trí của liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Trong chiến lược hợp tác với Việt Nam cho giai đoạn 2000 – 2005, dự án nghiên cứu Châu Âu ở Việt Nam được coi là một bước đột phá

Hiện nay, EU đang dự định tiến hành các dự án tăng cường giáo giục , hợp tác văn hóa được coi là nằm trong mảng văn hóa nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào giáo dục với các hỗ trợ kĩ thuật, còn các dự án văn hóa vẫn chưa được định hình. Trên thực tế các nhà hoạch định chính sách hợp tác của EU không mấy mặn mà với các hoạt động hợp tác văn hóa. Điều này chịu ảnh hưởng của việc EU cũng đang trong quá trình xác đinh cho mình một diện mạo văn hóa chung giữa các nước trong cộng đồng EU – vốn là một liên minh gắn kết với nhau bởi những mục tiêu kinh tế chung, dần dần phát triển thành liên minh chính trị quân sự . Trong khi hợp tác, liên kết về văn hóa chưa thực sự xứng với tiềm năng của EU.

Lĩnh vực văn hóa được lựa chọn để giao lưu trước hết là phim ảnh , âm nhạc. Năm 1999, liên hoan phim Châu Âu do các nước thành viên liên minh Châu Âu và phái đoán ủy ban Châu Âu tại Việt Nam đồng tổ chức đã diễn ra lần đầu tiên tại Hà nội và kể từ đó cứ hai năm một lần liên hoan này lại được tổ chức và cho đến nay đã trải qua bốn kì với những thành công đã được ghi

nhận. Số lượng phim được lựa chọn để trình chiếu ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, nó cho thấy nét đa dạng của điện ảnh Châu Âu cũng như những đa dạng về văn hóa , về cuộc sống , quan điểm thẩm mỹ của mỗi nước trong EU. Hầu hết các phim được công chiếu là từ những nước EU có đại sứ quán ở Việt Nam. Năm 2003 lần đầu tiên có sự tham gia của hai nước không có sứ quán thường trực tại Việt Nam ( Hi Lạp , Luxambua) và cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan. Năm 2005 , liên hoan phim lần thứ 4 là liên hoan hội tụ được đông đủ nhất cá nước tham gia, lần đầu tiên có sự tham gia của hai nước thành viên mới gia nhập EU năm 2004 là cộng hòa Séc và Ba Lann. Những bộ phim đến từ Châu Âu đã truyền đạt những thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc , đồng thời cũng thế hiện những quan điểm thẩm mỹ độc đáo của người Châu Âu.

Một thế loại nghệ thuật nữa mà các nước EU muốn giử tới Việt Nam là nhạc Jazz , một thể loại nhạc không phải là dễ nghe đối với tất cả mọi người.

Cho tới nay đã có bốn liên hoan nhạc Jazz Châu Âu được tổ chức ở Việt Nam. Năm 2004 diễn ra liên hoan lần thứ 4 và lần này có sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ chơi nhạc Jazz của Việt Nam. Một số các loại hình khác được đưa vào chương trình giao lưu là nghệ thuật sắp đặt , hội họa.

Thời gian gần đây EU đã và đang tìm kiếm những cách tiếp cận để giới thiệu được hình ảnh EU một cách đại chúng hơn. Năm 2004 phái đoàn cũng đã phối hợp với đài truyền hình Việt Nam tổ chức một cuộc thi tìm hiểu EU trên Quizshow hành trình văn hóa. Giúp cho người dân Việt Nam hiểu biết hơn về EU, các hoạt dộng văn hóa gần đây đã được đầu tư và thúc đẩy hơn.

Năm 2005, kỉ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Việt Nam – EU . phái đoàn của ủy ban Châu Âu tại Việt Nam đã chọn ngày châu âu 9/5 làm ngày văn hóa Châu Âu . Để chuẩn bị cho sự kiện này phái đoàn đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về EU và phát trên đài phát thanh từ ngày 19/2 đến 7/5/2005 với 12 chương trình phát song nhằm vào 12 chủ đề khác nhau.

Về phía Việt Nam , đã có nhiều nỗ lực giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam thông qua nền văn hóa giàu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc đến với các nước thành viên EU.

Trong “ Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam – liên minh Châu Âu” và “ chương trình hành động của chính phủ Việt Nam về phát triển quan hệ Việt Nam – liên minh Châu Âu đến 2010 và định hướng 2015” , chính phủ Việt Nam chủ trương tăng cường các hoạt động trao đổi , giao lưu văn hóa nghệ thuật với các thành viên EU, nhất là với các nước Việt Nam đã kí hiệp định hợp tác văn hóa. Trong đó chính phủ đại diện là bộ văn hóa chú trọng công tác thông tin đối ngoại, giới thiệu quảng bá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, văn hóa nghệ thuật, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam , pháp luật và môi trường đầu tư của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các phương tiện thông tin truyền thông trong và ngoài nước, đồng thời nhấn mạnh tới việc chủ động , tích cực khai thác những tinh hoa văn hóa của các nước EU , cử người đi đào tạo cơ bản ở những nước này. Đường hướng là như vậy, tuy nhiên việc làm sao có thể quảng bá được hình ảnh Việt Nam với đầy đủ những đặc sắc của nền văn hóa dân tộc để hình ảnh đó được đón nhận với EU thiết nghĩ không phải là vấn đề đơn giản , đặc biệt làm sao để người dân EU hiểu được cái hay cái đẹp và cái riêng của văn hóa Việt Nam, khác với văn hóa Trung quốc và các nước đông nam á khác. Để có thể biến điều đó thành hiện thực cần có một chiến lược trước mặt và dài hạn với sự tư vấn của các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa và hoạch định chính sách văn hóa.

Hợp tác giáo dục.

Dưới góc độ giáo dục, năm 2004 , dự án “ hỗ trợ đổi mới và quản lý giáo dục” (SREM) đã giúp tăng cường ngành giáo dục, cung cấp khaonrg 12 triệu euro dưới hình thức hỗ trợ kĩ thuật và kinh phí hoạt động , đào tạo cùng thiết bị giảng dậy . Với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả cho mô hình giảng dạy, trước hết là trong

các trường tiểu học . Kết quả là nhiều trường học đã được quản lý và cấp kinh phí tốt hơn thông qua đổi mới pháp luật, các nhà quản lý giáo dục được đào tạo tốt hơn và mức độ tham gia nhiều hơn của giảng viên, giáo viên là phụ nữ trên khắp hệ thống giáo giục.

Ngoài ra, hàng trăm sinh viên nghiên cứu và công nhân kĩ thuật … của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học , học viện , các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục- đào tạo có ý nghĩ lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển.

Hợp tác y tế.

Trong lĩnh vực này, hoạt động hợp tác nổi bật nhất là vấn đề phòng chống sốt rét. Cách tiếp cận khu vực về phòng chống sốt rét lần đầu tiên được thực hiện trong khuân khổ hợp tác Việt Nam – EU đã góp phần rất lớn làm giảm sốt rét , một trong những căn bệnh nguy hiểm ở khu vực Đông Dương.

Chương trình của EC và bộ y tế đã giải quyết các vấn đề về y tế cũng như về xã hội trong phòng chống sốt rét thực sự có hiệu quả.

Một trong những dự án chăn sóc sức khỏe dành cho người nghèo ở Việt Nam được đánh giá có hiệu quả cao là dự án ở cùng núi phía bắc và Tây Nguyên Việt Nam( HEMA). EU đã tài trợ cho dự án này khoảng 18 triệu euro trong thời gian từ năm 2006- 2012, đưa các gói dịch vụ y tế miễn phí tới một số người dân dễ bị tổn thương nhất đất nước . Dự án trợ giúp các cơ quan y tế ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và huyện nâng cao vai trò quản lý và điều hành, chuyển từ việc trực tiếp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sang việc đảm bảo tính thích hợp và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp.

Thụy Điển là một trong những quốc gia dành việ trợ cho Việt Nam ở lĩnh vực y tế chủ yếu tập trong giai đoạn đầu. Phần lớn các tiến sĩ theo học tại Thụy Điển thuốc lĩnh vực y tế : 35 trong tổng số 43 (1987- 2007) và

27/45(2008-2011). Các tiến sĩ y khoa bảo vệ đề tài tại Thụy Điển giai đoạn 2008 – 2011 gồm các chuyên khoa mới đáng quan tâm hiện nay như viêm loét dạ dậy, bệnh thận, nghiên cứu độc chất, ngộ độc thực phẩm, nghiên cứu phòng chống tự tử…. hai bên đã và đang tiến hành các chương trình đào tạo hợp tác nghiên cứu chống khuẩn, công nghệ gen, thuốc phòng chống sôt rét, nghiên cứu hệ thống y tế, nghiên cứu các bệnh phổ biến ở Việt Nam. Theo ông Mats Ottosson, bí thư thứ nhất phụ trách các vấn đề y tế của đại sứ quán thụy điển , việc tiếp nhận đào tạo nhân lực và phối hợp nghiên cứu với đối tác Việt Nam cũng giúp các học viện hàng đầu tại Thủy Điển nâng cao uy tín và năng lực nghiên cứu thực tiễn , đặc biệt là các bệnh nhiệt đới.

Nước Pháp đã tham gia vào công cuộc cải tạo nhiều cơ sở bệnh viện và nâng cấp các viện Pasteus tại Việt Nam , giúp đỡ các chương trình nghiên cứu các bệnh ký sinh trùng và lây nhiễm: sốt rét , trong linh vực Dược lý, SIDA- với việc thành lập một cơ sở của đông nam châu á, các bệnh truyền nhiễm và nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và xã hội học y tế ( viện nghiên cứu và phát triển). Pháp còn tham gia vào nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực y tế công cộng và các chuyên ngành y, dược khác thông qua công tác cho phép các tổ chức dân sự pháp tham gia tích cực và sự phát triền nền y tế của việt nam thông qua các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2.3.2 Trên lĩnh vực du lịch – dịch vụ

Sau nhiều năm triền khai chương trình hành động quốc gia về du lịch, ngành du lịch đã nang cao được hình ảnh Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trên trường quốc tế, tạo thế và lực cho du lịch phát triển vững chắc trong những năm đầu thế kỉ 21, đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực và thế giới. Du lịch phát triển đã có tác dụng tích cực đến sự phát triển của các ngành khác nhau như hàng không, giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông , thương nghiệp…. tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thiết thực

vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có thể nói, ở nhiều nước, du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu bởi những lợi ích to lớn về kinh tế- xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại. Việt Nam là một nước có tiềm năng và tài nguyên du lịch lớn, đa dạng, phong phú. Trong những năm qua , ngành du lich đã có những bước đi tương đối vững chắc, tạo ra những bước phát triển mới. từ một ngành kinh tế tổng hợp , giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự phát triển du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu , định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để việt nam phát triển , mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế toàn cầu hóa, thực hiện tốt đường lối đối ngoại của đảng . phát triển du lịch còn là cơ hội giới thiệu với thế giới về con người, đất nước, văn hóa và sản phẩm việt nam.

Trong thời gian qua, hợp tác Việt Nam – EU trong lĩnh vực du lịch chưa có gì đáng kể. Năm 2004 , có một dự án hỗ trợ cho du lịch Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực du lịch với tổng trị giá 1,2 triêu USD. Dự án đang bắt đầu triển khai trong năm , đào tạo cho 4000 lượt cán bộ15. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện nay tổng số vốn đầu tư từ các thành viên EU vào lĩnh vực du lich ở Việt Nam đạt khoảng 570 triệu USD với 28 dự án, chủ yêu trong lĩnh vực khách sạn . Với một số nước thành viên, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch với cộng hòa Pháp( 1997) với Tây Ba Nha(2002), và đã tổ chức tiếp xúc để có thể ký kết văn bản hợp tác trong lĩnh vực du lịch với nhiều nước thành viên khác.

Hiện nay, quan hệ du lịch giữa Việt Nam và EU cũng có nhiều nét nổi bật thông qua những dự án hỗ trợ ngành du lịch của Việt Nam, góp phần hấp dẫn một lượng khách Châu Âu đáng kể vào du lịch và tìm hiểu thị trường đầu

15 Nguồn Vụ Châu Âu – Bộ Thương mại. Báo Thương mại số 70 ngày 31/8/2004.

tư, kinh doanh và buôn bán ở Việt Nam. Đây cũng là một tiềm năng lớn nếu chúng ta biết khai thác sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác khác, trước hết là về chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư.

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM – EU ĐẾN

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – eu thập niên đầu thế kỉ xxi (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w