CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM – EU ĐẾN NĂM 2020
3.3. Dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – Eu trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI và một số khuyến nghị chính sách của Việt Nam
3.3.1. Dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam – EU trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI.
Căn cứ vào thực trạng quan hệ Việt Nam – EU trong 10- 20 năm qua, với những thành tựu và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn trên con đường phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – EU theo tinh thần đối tác bình đẳng đôi bên cùng có lợi , có thể đưa ra dự báo về triển vọng của mối quan hệ đặc biệt này như sau :
- Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao: có thể đưa ra dự báo rằng trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao sẽ có những bước phát triển mới về chất. Tuy nhiên, những xung đột trong quan điểm về dân chủ, nhân quyền giữa Việt Nam và EU nếu không lắng dịu thì cũng sẽ không sớm được giải tỏa trong vòng một thập niêm tới.
- Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại và các lĩnh vực khác:
Có thể dự báo quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam –EU đang hứa hẹn những triển vọng rất khả quan. Đối với Việt Nam , EU sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế - Thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đối với EU, Việt Nam sẽ tiếp tực là địa chỉ đầu tư hấp dẫn mà các doanh nghiệp EU hướng tới , là thị trường tiêu thụ không những có tiềm năng, mà còn có tiềm lực mạnh hơn để EU gia tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó có thể giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Quan hệ Việt Nam – EU trên lĩnh vực kinh tế - thương mại sẽ mang tính chất bình đẳng hơn .
Nếu quan hệ chính trị - ngoại giao và kinh tế - thương mại Việt Nam – Eu tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp , thì các lĩnh vực quan hệ song phương khác cũng sẽ được thúc đẩy một cách tích cực , hiệu quả hơn. Có thể dự báo rằng lượng sinh viên Việt Nam sang các nước EU học tập , nghiên cứu cũng như số sinh viên từ các nước EU sang Việt Nam học tập nghiên cứu trong những năm tới sẽ tăng lên đáng kể. Khách du lịch từ Việt Nam sang các nước EU và ngược lại, khách du lịch từ EU sang Việt Nam cũng sẽ nhộn nhịp hơn.
Trao đổi giữa Việt Nam và EU trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ,…. Cũng sẽ sôi động hơn, và tất cả những hoạt động này sẽ làm gia tăng tình hữu nghị và sự hiểu biệt lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước EU.
3.3.2. Một số khuyến nghị chính sách của Việt Nam với EU
Để quan hệ Việt Nam – EU diễn biến theo chiều hướng tích cực trên tất cả các lĩnh vực quan hệ song phương và đa phương , tôi đề xuất một số ý kiến mang tính chất khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, rà soát lại thực chất, thực trạng các mối quan hệ đã chính thức đứng trong hàng các mối quan hệ được gọi là “ đối tác chiến lược “ của Việt Nam ( như quan hệ Việt Nam – LB Nga, quan hệ Việt Nam – Trung quốc , quan hệ Việt Nam - Ấn Độ…) từ đó đối chiếu với quan hệ Việt Nam – EU để thấy rừ EU hiện đang đứng ở đõu trong cỏc mối quan hệ đú. Sau khi đó
có những phân tích, đánh giá một cách khách quan, tỉnh táo, công bằng các mối quan hệ “ đối tác chiến lược “ đã được xác lập đó, tôi khuyễn nghị nên đặt mục tiêu sớm tiến tới việc xác lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với EU. Tôi cho rằng một khi EU và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện và thực chất, thì khi đó cả Việt Nam và EU đều có thể thu được nhiều lợi ích trên tất cả các phương diện, các lĩnh vực quan hệ trên cả bình diện song phương lẫn đa phương.
Thứ hai, để có thể tiến tới việc xác lập được mối quan hệ “đối tác chiến lược” thực sự với EU, cần có chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực với EU, nhằm củng cố , tăng cường các điểm tương đồng, giảm thiểu bất đồng
+ Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao: Việt nam cần tăng cường hơn nữa các đối thoại chính trị thẳng thắn giữa Việt Nam và EU nói chung, giữa Việt Nam và các nước EU nói riêng. Cần đa dạng hóa các hình thức đối thoại chính trị ( chính thức và không chính thức ) , các kênh đối thoại chính trị - ngoại giao ( chính đảng, nhà nước,nhân dân ) , cấp độ ( cấp cao và các cấp khác ) , nhưng đặc biệt là cần chú trọng hơn những nội dung cần đối thoại và kết quả đối thoại.
+ Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư: Cần chủ động tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại , đầu tư giữa Việt Nam và EU. Về thương mại, cần tìm ra những cơ chế hợp tác tối ưu đi đôi với việc ra sức tăng cường chất lượng hàng hóa theo các tiêu chuẩn của WTO, để EU không những không có căn cứ để áp thuế chống bán phá giá các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào EU, mà điều quan trọng hơn nhiều là tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng EU vào chất lượng các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Về hợp tác phát triển và đầu tư , một khi Việt Nam tiệm cận tới nhóm “ các nước thu nhập trung bình”, chúng ta cần có những chính sách phát huy tối đa nội lực , sao cho nguồn vốn ODA , kể cả không hoàn lại, không còn là nhu cầu quá bức bách nữa( hiểu theo nghĩa không có ODA thì sự phát triển kinh tế -
xã hội Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn, khó thực hiện các mục tiêu trên lĩnh vực nay, nên nhất thiết phải thu hút ODA càng nhiều càng tốt ).
+ Trên lĩnh vực hợp tác giáo dục – đào tạo và các lĩnh vực khác: cần đẩy mạnh các chương trình hợp tác trong khuôn khổ các hiệp định đã được ký kết trên tất cả các mặt : hợp tác phát triển giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác phát triển khoa học – công nghệ hiện đại , công nghệ mũi nhọn , hợp tác trong lĩnh vực y tế, trong bảo vệ môi trường, ngăn ngừa giảm thiểu tình tràng nóng lên của trái đất hay nước biển dâng …. Thành công của các chương trình hợp tác đang được thực hiện sẽ tạo thuận lợi cho sự ra đời và sự thực hiện các chương trình hợp tác trong tương lai và đương nhiên sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lên tầm cao mới về chất các mối quan hệ Việt Nam – EU nói chung, giữa Việt nam và các nước thành viên EU nói riêng.
Thứ ba, trong điều kiện Hiệp định Đối tác chiến lược Việt Nam – Eu trở thành hiện thực, Việt nam cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để sớm đưa các nội dung của hiệp định này đi vào cuộc sống, để tính chất “ đối tác chiến lược “ thể hiện đúng nghĩa của nó trên tất cả các phương tiện , các lĩnh vực của quan hệ Việt Nam – EU. Trước hết , các cơ quan chức năng của Việt Nam cần nghiờn cứu kỹ lưỡng để đưa ra một kế hoạch rừ rang , bao gồm cỏc nội dung, chủ trương, biện pháp cụ thể,…. Để cùng các cơ quan chức năng tương ứng của EU bàn bạc , nhằm đạt tới sự thống nhất chung với EU trong việc thiết lập một ban điều phối chung. Ban điều phối chung này sẽ đảm nhận chức năng điều hành việc thực thi các nội dung trong khuôn khổ Hiệp định đối tác chiến lược , cũng như thành lập các ban, các bộ phận chuyên môn, kỹ thuật hỗ trợ cho ban điều phối chung.
Thứ 4, cần tìm nhiều cách, nhiều biện pháp, nhất là thông qua các cuộc gặp gỡ song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên EU để giúp cộng đồng người Việt ở EU nói chung, ở các nước Trung Đông Âu nói riêng tháo
gỡ những khó khăn trong vấn đề hợp pháp hóa sự có mạt của họ ở các nước này, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm làm ơn sinh sống. Cũng cần tăng cường hơn nữa những công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại , để cộng đũng người Việt ở EU hiểu đỳng tỡnh hỡnh đất nước cũng như hiểu rừ các chính sách của Nhà nước Việt Nam. Nếu chúng ta làm tốt công tác với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt khá đông đảo đang sinh sống và làm việc ở EU , thì họ sẽ trở thành cầu nối quan trọng thúc đẩu quan hệ Việt Nam với cộng đồng quốc tế nói chung, với EU nói riêng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.
Tóm lại, với những thành công nổi trội , kèm theo đó là một số hạn chế nhất định trong quan hệ Việt Nam – EU 10 năm qua, có thể nhận thấy trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI , quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU nói chung , với các thành viên EU nói riêng có rất nhiều cơ sở thuận lợi để gia tăng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực quan hệ song phương và đa phương.
Những hạn chế tuy vẫn còn tồn tại , gây khó khăn nhất định cho quan hệ Việt Nam – EU , song không phải không thể khắc phục, không thể hóa giải.