Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII
3.2. Tư tưởng thân dân trong văn học thời Lí
Để tìm hiểu tư tưởng thân dân trong văn học thời Lí, chúng tôi tiến hành khảo sát khoảng 136 đơn vị tác phẩm thời Lí của 60 tác giả hữu danh và 14 tác giả khuyết danh. Theo thống kê của chúng tôi, số tác giả thể hiện tư tưởng thân dân là 18, số tác phẩm có tư tưởng thân dân là 22 bài viết bằng chữ Hán (18 bài văn chính luận, 4 bài thơ ) [Xin xem bảng phụ lục cuối Luận án].
3.2.1. Trọng dân và hướng tới ước nguyện của người dân
Triều đại nhà Lí đặt ra một yêu cầu thực tiễn, đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc trước các thế lực ngoại xâm phương Bắc, là nhiệm vụ xây dựng và củng cố vương quyền, chế độ, tạo lập cuộc sống thanh bình, no ấm cho nhân dân. Xây dựng đất nước cường thịnh đồng nghĩa với việc có một vương triều hợp lòng dân. Đất nước muốn yên ổn, đời sống muôn dân muốn an vui, no ấm, trước hết cần có những người lãnh đạo tốt. Đó là yêu cầu, là nguyện vọng, mong muốn của nhân dân. Vì thế, việc thay đổi nhà Tiền Lê đã suy yếu, việc lựa chọn và ủng hộ nhà Lí lên lãnh đạo đất nước là tất yếu, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, cũng như của mọi tầng lớp người trong xã hội.
Hàng loạt tác phẩm khuyết danh, chủ yếu là thơ, tồn tại dưới dạng những bài sấm kí, đã xuất hiện nhằm chuẩn bị dư luận cho sự ra đi của nhà Tiền Lê và sự ra đời của nhà Lí. Có lẽ giới tăng lữ là tác giả của những bài sấm thi đó và cũng là những người tham gia tích cực nhất cho sự ra đời của nhà Lí. Trong số đó phải kể đến vai trò hàng đầu của Thiền sư Vạn Hạnh.
Ông là tác giả của những bài sấm thi trực tiếp đề cập đến vấn đề này như Khuyến Lí Công Uẩn (Khuyên Lí Công Uẩn), Quốc tự (Chữ “quốc”), Yết bảng thị chỳng (Treo bảng núi rừ với mọi người). Nguyễn Vạn Hạnh tuy theo đạo Phật song vẫn quan tâm đến những biến cố chính trị, xã hội. Trước
đó ông đã từng giúp Lê Đại Hành (980 - 1055) chống giặc ngoại xâm và dựng nước. Sau này, ông lại giúp Lí Công Uẩn lên ngôi (1010). Ông được vua Lê Đại Hành tôn kính, triều đình nhà Lí lại càng trọng đãi. Thiền sư Vạn Hạnh nhạy bén với thời cuộc, ủng hộ những vị vua dốc lòng vì đất nước, nhân dân. Chính vì quan niệm về chữ trung rộng mở nên Nguyễn Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã có những sự chuẩn bị cần thiết để đưa Lí Công Uẩn lên ngôi. Một loạt các bài thơ đã ra đời trong bối cảnh đó để ủng hộ Lí Công Uẩn. Nội dung của chúng thường hướng tới ca ngợi tấm lòng nhân đức, yờu dõn của Lớ Cụng Uẩn. Bài “Yết bảng thị chỳng” (Treo bảng núi rừ với mọi người) nói tới niềm tin, niềm mong ước về một cuộc sống yên bình, nhân dân được ấm no, không còn cảnh đao binh khốn khổ. Để thực hiện điều đó cần có một vị vua nhân đức. Niềm tin mà thiền sư và người dân có thể trao trọn vẹn vào Lí Công Uẩn:
Tật lê trầm Bắc thuỷ, Lý tử thụ Nam thiên.
Tứ phương qua can tĩnh, Bát biểu hạ bình yên.
(Cây tật lê chìm xuống biển Bắc, Cây mận mọc lên ở trời Nam.
Ấy là lúc bốn phương dẹp yên binh lửa, Và tỏm cừi mừng chỳc cảnh thỏi bỡnh.)
“Cây tật lê” và “cây mận” là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Tác giả đã sử dụng hình ảnh “cây tật lê” (loài cây có gai) để chỉ nhà Tiền Lê.
Dựa theo tên chữ Hán, hình ảnh “cây mận” lại được dùng để nói về triều Lí.
Thiền sư Vạn Hạnh đã tiên đoán nhà Tiền Lê sẽ sụp đổ, nhà Lí sẽ tạo nên một vận hội mới. Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi vì vua Lê Long Đĩnh rất bạo ngược và tàn ác. Vua thường lấy chém giết làm trò chơi, lấy rơm tẩm
dầu đốt tội nhân, bỏ người vào sọt cho trôi sông, róc vỏ mía trên đầu sư.
Nhân dân rất căm giận trước những việc làm đó. Vì vậy, ai ai cũng ủng hộ Lí Công Uẩn - một vị tướng khoan hoà, nhân ái lên ngôi vua.
Bài thơ “Đại đức” (Đức lớn) lại tô đậm vẻ đẹp của Lí Công Uẩn ở tấm lòng yêu nước, thương dân:
Đế đức càn khôn đại Uy thanh tĩnh bất diên U âm mông huệ trạch Ưu ốc ái xung thiên ”
(Đức lớn nhà vua như trời đất,
Uy danh làm cho tỏm cừi được yờn ổn Những nơi tối tăm cũng được nhờ ơn trạch Và thấm nhuần đến cả Xung thiên)
Điểm chung của các bài thơ trên là đều hướng đến việc ca ngợi Lí Công Uẩn - một vị vua tài năng, đức độ sẽ đem lại cuộc sống thái bình cho người dân. Việc Lí Công Uẩn lên ngôi, nhà Lí thay nhà Tiền Lê là phù hợp với ý trời - lòng dân.
Phẩm chất của nhà vua, của triều đình không chỉ được thể hiện ra ở những lời tán dương, ngợi ca của quần thần, mà còn được thể hiện qua đời sống thanh bình, no ấm của nhân dân thời Lí. Có được điều ấy, bởi nhà Lí về cơ bản đã biết thống nhất quyền lợi của vương triều với quyền lợi của nhân dân, điều đó thể hiện trong những hành động đáng trân trọng của các vị vua nhà Lí như: miễn thuế cho dân chúng (Lí Thái Tông, “Xá thuế chiếu”
(Chiếu xá thuế); sẻ chia, thương xót những người bị giam cầm trong ngục tối “khổ sở về gụng cựm, ngay gian chưa định rừ, bụng khụng đủ cơm no, áo không kín thân” (Lí Thánh Tông, Ngộ đại hàn, vị tả hữu bách quan - Gặp tiết đại hàn, bảo các quan tả hữu); Cố động Thiên công chúa, vị ngục
lại - Nhìn công chúa Động Thiên, bảo ngục lại); chăm lo cho người sống, cho dân chúng ngay cả khi sắp lâm chung (Lí Nhân Tông, Lâm chung di chiếu - Chiếu để lại lúc sắp mất).
Trong buổi đầu dựng nghiệp, nhà Lí cũng phải đương đầu với những thách thức khốc liệt của tình trạng cát cứ và cướp bóc do một số tù trưởng gây ra trái với quyền lợi của đất nước, trái với yêu cầu của lịch sử. Có lúc nhà Lí cũng bất đắc dĩ phải dùng vũ lực để chống lại nạn cát cứ đó hay đánh dẹp các cuộc nổi dậy của những lực lượng chống đối, tình hình này ít nhiều được phản ánh trong một số bài chiếu của vua chúa nhà Lí như: Bình Nùng chiếu (Chiếu đánh dẹp họ Nùng) của Lí Thái Tông; Thảo Ma - sa động hịch (Hịch đánh động Ma - sa) của Lí Nhân Tông; Thảo Trần Tự Khánh chiếu (Chiếu đánh dẹp Trần Tự Khánh) của Lí Huệ Tông. Tuy nhiên, những hành động đánh dẹp quân phản loạn của nhà vua được xem là “đặt sự thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ lên trên hết” nên được nhân dân ủng hộ. Trong bài Hịch đánh động Ma - sa vua Lí Nhân Tông đã nêu lên tư tưởng chính nghĩa đó: “Động Ma Sa là một bộ phận không thể chia cắt của đất nước, dân chúng động Ma Sa cũng là dân chúng của nước Đại Việt thống nhất. Mọi hành động đi ngược lại thực tế đó đều phải bị trừng trị … Những hành động đó cần được nhìn nhận và khẳng định trên quan điểm về sự thống nhất dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”. Nhưng nói chung, nhà Lí đã dùng nhiều biện pháp ngoại giao mềm dẻo, chân thành cốt hòa hợp nhân dân các dân tộc thiểu số với dân tộc Việt một cách kiên trì để vừa chống lại mối đe dọa ngoại xâm vừa xây dựng phát triển văn hóa Đại Việt và điều quan trọng nhất là để bảo vệ cuộc sống thanh bình yên ổn cho nhân dân.
Đề cao vai trò của người dân trong sự nghiệp thống nhất đất nước là nội dung tiêu biểu trong tác phẩm Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn (974 - 1028), vị vua khai nghiệp nhà Lí. Đây là một tác phẩm văn học lớn, một cái
mốc quan trọng dánh dấu không chỉ tư tưởng nghệ thuật tiêu biểu của một thời đại, mà còn là một hình thức nghệ thuật tiêu biểu cho văn học chức năng ở thời kì này. Bài chiếu phản ánh sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XI, đó là việc dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở ra một thời đại lịch sử mới, một thời kì văn hóa mới. Bài chiếu lí giải mục đích của việc dời đô của Lí Thái Tổ là vừa phù hợp với mệnh trời (tức là phù hợp với quy luật khách quan), vừa thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân). Kết quả của việc dời dô là làm cho đất nước vững bền, phát triển phồn thịnh và nhân dân no ấm, hạnh phúc. Từ mục đích đó, tác giả soi sử sách vào tình hình thực tế và nhận xét có tính chất phê phán hai triều đại Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư. Theo tác giả, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm: không theo mệnh trời, không học theo cái đúng của người xưa và hậu quả là triều đại ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, vạn vật không thích nghi, đất nước không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội.
Lí Thái Tổ khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô. Đây là thắng địa có lợi thế về nhiều mặt về vị thế địa lý, về chính trị, văn hóa “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi” nhưng điều cốt yếu nhất là: “Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Chiếu dời đô là bài chiếu có sức thuyết phục to lớn vì đã nói đúng được ý nguyện của nhân dân. Bài chiếu đã chứng minh Lí Công Uẩn không chỉ là nhà chính trị - văn hóa lỗi lạc bậc nhất của thời kì này mà ông thực sự đã trở thành một vị minh quân mẫu mực và thấu hiểu lòng dân.
Văn học thời Lí còn đề cao vai trò của người dân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước có ngoại xâm, nhân dân là lực lượng quan trọng trong các cuộc chiến đấu. Triều đình nhà Lí, đặc biệt là vị tướng tài ba Lí
Thường Kiệt đã phát huy được được sức mạnh đoàn kết toàn dân, đánh tan quân Tống xâm lược. Ông không chỉ oanh liệt trong tài cầm quân đánh nam, dẹp bắc mà còn có tấm lòng độ lượng bao dung, biết lấy việc “yên dân” làm đầu. “Phạt Tống lộ bố văn” (Bài văn lộ bố khi đánh Tống) là bài hịch đầu tiên còn lại trong văn học viết Việt Nam, được Lí Thường Kiệt viết khi ông chỉ huy cuộc tiến công nhằm triệt hạ các thành trì của quân Tống ở các châu Khâm, Liêm, Ung vùng Lưỡng Quảng năm 1075 trên đất Trung Quốc và dập tắt ý đồ xâm lược đang nhen nhóm của kẻ thù. Mở đầu tác phẩm tác giả tuyờn bố rừ ràng mục đớch đỏnh giặc là vỡ dõn: “Trời sinh ra dõn chỳng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chúa dân, cốt ở nuôi dân”. Thế là Lí Thường Kiệt đã đặt vấn đề nuôi dân như nội dung chủ yếu của đạo làm vua. Nuôi dân là làm sao cho dân có cuộc sống thái bình, ấm no. Muốn vậy, phải đánh đuổi giặc ngoại xõm dẹp yờn bờ cừi cho dõn được yờn ổn. Nghệ thuật quõn sự thường đề cao vai trò của yếu tố “thời thế”, “địa linh”, “nhân kiệt”. Lí Thường Kiệt rất chú trọng tới “lòng người”, không chỉ đánh bằng “vũ”, mà còn đánh bằng “văn”; không chỉ có “binh nhẫn ký tiếp”, mà còn có cả
“mưu phạt nhi tâm công”, một tư tưởng quân sự được kế thừa và phát huy mói về sau. Tư tưởng trọng dõn, thõn dõn mà ụng phỏt biểu lờn một cỏch rừ ràng và nghiêm trang như vậy chẳng những làm vẻ vang cho ông mà còn làm rạng rỡ thêm những trang lịch sử của văn học nước nhà.
Xuất phát từ cách đặt vấn đề như trên, ông phê phán kẻ cầm quyền nhà Tống: “Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép “thanh miêu”, “trợ dịch”, khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập. Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!”. Lời văn đầy phẫn nộ và có tính chiến đấu
cao. Văn “lộ bố” được truyền đi trên đường đánh các châu Khâm, châu Liêm ở phía nam Trung Quốc. Chiến dịch này nhằm tiêu diệt các căn cứ hậu cần mà vua Tống đang cho củng cố và phát triển trong kế hoạch chuẩn bị xâm lược nước Đại Việt. Văn “lộ bố” nhằm tranh thủ được sự đồng tình hoặc ít ra là thái độ trung lập của nhân dân Trung Quốc trước việc quân đội Đại Việt vượt qua biên giới mà đánh lên phía Bắc, nhằm đạt được yêu cầu
“vấn tội hữu danh”, tức là nêu cao được danh nghĩa chính đáng của việc chinh phạt hỏi tội kẻ có tội (ở đây là vua tôi nhà Tống). Bài hịch có mục đích chính trị là gạt bỏ mọi sự nghi kỵ và chống đối của nhân dân Trung Quốc trước sự xâm nhập của một đạo quân nước ngoài. Nhưng không thể phủ nhận được tâm ý của Lí Thường Kiệt khi ông viết: “chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân”. Đất nước thì phải phân biệt rạch ròi, nhưng không thể đối lập nhân dân hai nước với nhau. Đó là một quan niệm rất đúng đắn, gắn với lòng yêu hòa bình, chuộng hữu nghị, trọng nhân nghĩa, mong ước cho nhân dân được hưởng ấm no, thịnh vượng.
Không chỉ ca ngợi một chiều mẫu hình những vị vua tài tướng giỏi, yêu nước thương dân, văn học cuối thời Lí còn cất lên tiếng nói phê phán thẳng thắn, nghiêm khắc các vị vua đi ngược lại tư tưởng thân dân, không
“lấy dân làm gốc”, coi trọng việc hưởng lạc cá nhân hơn việc chăm lo đời sống nhân dân. Trước cảnh vương triều bắt đầu sa sút, đời sống nhân dân khốn khó, nhiều tác giả đã lên tiếng phê phán những yếu kém của các vua cuối triều Lí, như Nguyễn Thường phê phán Lí Cao Tông “rong chơi vô độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ”. Lí Cao Tông là vị vua trị vì đất nước vào thời kỳ suy vong nhất của triều Lí, nhưng lại không có một tầm mắt sáng suốt quyết đoán, mà chỉ ngày đêm ăn chơi hưởng lạc, lại thêm thiếu hẳn một bộ máy quan lại vững mạnh, cho nên xã hội ngày càng đi nhanh tới sụp đổ. Một đôi khi, nhìn thấy nguy cơ đe dọa trước mắt, ông
cũng có ý tỏ ra ân hận, xuống chiếu tự răn mình. Đây là cái hối nhất thời đó mà vị vua này trần tình trong bài “Truy hối tiền quá chiếu” (Chiếu hối lỗi):
“Trẫm còn bé đã phải gánh vác nghiệp lớn, ở trong chốn cửu trùng sâu thẳm, không biết nỗi khó nhọc của đời sống muôn dân, lại nghe lời bọn tiểu nhân mà gây oán với người dưới. Dân đã oán thán thì trẫm còn biết dựa vào ai?”.
3.2.2. Ý thức về trách nhiệm trước người dân
Biểu hiện tiếp theo của tư tưởng thân dân trong văn học thời Lí là đề cập đến ý thức về trách nhiệm trước người dân. Khát vọng mong muốn vận nước lâu dài, cuộc sống no đủ, hạnh phúc là khát vọng muôn đời của con người. Để được như vậy nhà vua cần dùng đức của mình để trị vì khiến nhân dân ngưỡng mộ, thuần phục, tin tưởng.
Nhà thơ Đỗ Pháp Thuận đã gián tiếp nói lên nguyện vọng tha thiết đó của mình trong bài thơ “Quốc tộ” (Vận nước), một bài thơ ngắn gọn, lời lẽ giản dị mà hàm ý sâu xa:
“Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh.”
(Vận nước như dây mây quấn quít, Trời Nam mở nền thái bình.
Thực hiện đường lối vô vi ở nơi điện các, Khắp nơi tắt hết cảnh chiến tranh loạn lạc.)
Để hiểu đúng bài thơ, trước hết phải hiểu sâu hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Quốc tộ xuất phát từ câu trả lời Lê Đại Hành khi vua hỏi về vận nước ngắn dài. Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê có công lớn trong việc phá Tống bình Chiêm, từng chú ý đến khuyến nông song