Tư tưởng thân dân trong văn học thế kỉ XVII

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII. (Trang 187 - 200)

Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

5.2. Tư tưởng thân dân trong văn học thế kỉ XVII

Thế kỷ XVII đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết nói chung, của văn học chữ Nôm nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu phản ánh hiện thực lịch sử cũng như đời sống của nhân dân đương thời, Thiên Nam minh giám Thiên Nam ngữ lục ra đời là bằng chứng tiêu biểu của sự kế thừa tư tưởng thân dân từ thế kỉ trước sang thế kỉ này một cách tự nhiên và có truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc.

Thiên Nam minh giám là một áng văn đời Lê, nêu những gương sáng của trời Nam, từ họ Hồng Bàng đến buổi đầu đời Lê trung hưng. Tập diễn ca lịch sử này làm theo lối song thất lục bát, gồm 940 câu, được viết cuối đời Trịnh Tráng, khoảng giữa thế kỷ XVII. Qua những lời bộc lộ của tác giả ở phần cuối tác phẩm, ta biết được người viết Thiên Nam minh giám là một nhà nho, theo đòi lễ nghĩa thánh hiền, có lẽ tuổi hãy còn trẻ “áo cơm chưa trả bóng dâu chưa đền”. Tác giả cũng nói là mình may gặp thời thịnh trị, được vời ra làm quan, nên dốc lòng thờ vua và thờ cha. Tác giả cũng giãi bày lí do viết Thiên nam minh giám là theo lệnh của chúa Trịnh. Không phải là diễn ca ghi chép các triều đại lịch sử như Thiên Nam ngữ lục, Thiên Nam minh giám chỉ

nêu những gương sáng trời Nam lần lượt qua từng triều đại từ họ Hồng Bàng đến thời Trịnh giúp nhà Lê dựng nghiệp trung hưng.

Thiên Nam ngữ lục là một tập diễn ca lịch sử, gồm 8.136 câu thơ chữ Nôm viết theo thể lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và hai bài thơ chữ Nôm đều viết theo thể thất ngôn bát cú. Thiên Nam ngữ lục xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết nói chung, của văn học chữ Nôm nói riêng. Cho đến nay, Thiên Nam ngữ lục vẫn phải tạm coi là một tỏc phẩm khuyết danh. Tuy nhiờn, dầu chưa biết rừ về họ tên tác giả, vẫn có thể qua tác phẩm mà biết được những nét chính yếu về hành trạng tác giả cũng như về thời điểm xuất hiện tác phẩm. Tác giả vốn là con nhà dũng dừi nho gia, đời đời đó từng chịu ơn triều đỡnh, bản thân thì được tập ấm, nhưng gia cảnh hình như bị sa sút đi, học thì dở dang và không thi đỗ cao cho nên không ra làm quan, thích ngao du ẩn dật ở nơi

“am cỏ, lều tranh”, tránh phồn hoa, ưa thanh đạm. Có lẽ cuộc đời ẩn dật, thanh đạm, ngao du này đã khiến cho tác giả tiếp thu một cách sâu sắc truyền thuyết, ý thức và phong thái dân gian. Có giả thuyết cho rằng tác giả còn có họ hoặc là người thân thích của chúa Trịnh; Tác giả có lẽ đã vâng mệnh chúa Trịnh (Trịnh Tạc hoặc Trịnh Căn) mà diễn ca lịch sử dân tộc, tác phẩm hoàn thành trong đời Trịnh Căn. Khi làm xong, khụng rừ tỏc giả cú dâng chúa xem không, nhưng có thể là tác phẩm đã được in và lưu hành khá rộng rãi. Điều đáng chú ý nữa là tác giả Thiên Nam ngữ lục là người rất thuộc dã sử, thần thoại, thần tích và ca dao tục ngữ, sống ở dân gian nhiều, am tường phong tục, tập quán dân tộc. Do đó rất có thể tác giả đã nghiên cứu dã sử kỹ lưỡng. Tác phẩm mở đầu như sau: “Trải xem sự kỷ nước Nam//Kính vâng tay mới chép làm nôm na“. Tuy còn một số điểm hạn chế về quan điểm “thiên mệnh” về lịch sử do các tác giả là những nhà nho chịu sự chi phối của ý thức hệ Nho giáo và giai cấp phong kiến thống trị nhưng

nhìn chung, xét tổng thể cả về phương diện nội dung lẫn hình thức, Thiên Nam minh giám Thiên Nam ngữ lục là những tác phẩm chứa đựng tư tưởng thân dân khá sâu sắc.

5.2.1. Tư tưởng trọng dân, thương dân

Điểm nổi bật ở Thiên Nam minh giám là khi nêu gương sáng trời Nam qua các triều đại, tác giả không chỉ biểu dương, ngợi ca những bậc hiền tài có công với đất nước mà qua đó còn khẳng định tư tưởng trọng dân, thương dân của họ. Sự nghiệp cứu nước của những bậc vĩ nhân ấy bao giờ cũng là vì dân, coi trọng vị trí, vai trò to lớn của nhân dân. An Dương Vương là vị vua có công trạng giúp dân dựng nước chống ngoại xâm cho nên dù vua có phạm sai lầm thì trong cái nhìn của nhân dân vẫn là sự tôn kính, ghi ơn:

Nối Hồng Bàng tới tuần họ Thục, Đời có người cổ phúc vạn dân.

Thiên Nam minh giám xây dựng nên những tấm gương phụ nữ nghĩa liệt như hai Bà Trưng nổi dậy chống quân xâm lược tàn bạo là Tô Định.

Hành động của hai Bà lấp lánh ánh hào quang đầy chói lọi vì đó là hành động “vì nghĩa thương dân”:

Hai Trưng vì nghĩa thương dân, Giận Tô quái gở cất quân trả hờn.

Dấy một cơn rồng vươn hùm thét, Nổi gió oai thổi hết loài gian.

Lạ thay đôi sức hồng nhan , Sau mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.

Dựng ngụi bỏu cừi bờ bằng vững, Phụng mệnh trời gái chẳng dám đương.

Những người phụ nữ được Thiên Nam minh giám ngợi ca như bà Triệu Ẩu - anh hùng nghĩa liệt chống giặc, Khâm Từ Hoàng hậu làm mẫu

nghi trăm họ, nàng Mỵ Ê giữ tiết sạch giá trong phù hợp truyền thống đạo lý chung của nhõn dõn “Lo trả nghĩa nước nhà ngừ vẹn, Dự gieo vàng nào thẹn bạc đen”. Đặc biệt, Thiên Nam minh giám không nêu những gương sáng ở những ông vua dựng nghiệp đế do mưu cơ trí mà có, mà biểu dương những con người có công chống giặc ngoại xâm cứu nước cứu dân. Ở thời nhà Trần có Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư,… Họ là những bậc anh hùng dân tộc thương dân, đức độ và được xưng tụng bằng những lời thơ vô cùng sảng khoái:

Đấng tôn thất khá khen Quốc Tuấn, Đuổi giặc Nguyên nhiều bận ra tay.

Sau thiêng vì bởi trước ngay,

Một phen kiếm động nhiều ngày giặc kinh.

Sang triều Lê, Lê Thái Tổ đánh đổ nền thống trị phong kiến Trung Hoa, đuổi giặc Minh đã hàng chục năm đặt nền đô hộ trên đất nước ta, thì từ danh xưng Lê Lợi, Lê Lai, Lê Ngân, Đinh Lễ, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi,

… lời xưng tụng vang lên thật sảng khoái, hào hùng như một điệp khúc anh hùng ca:

Lê Hoàng cất ba nghìn hùm soi, Gối bác trời khua đuổi giặc Minh,

Dưới cờ những tướng hùng anh, Vì dân lấy đức tuốt thành lấy oai.

Nói về công lao của họ Trịnh đối với nhân dân, Thiên Nam minh giám dành tới hai phần ba tác phẩm để khẳng định vai trò to lớn của họ Trịnh trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Mở đầu là Trịnh Kiểm rồi đến Trịnh Tùng, Trịnh Tráng:

Vâng mệnh trời vì dân đánh tội, Bốn phương vầy một mối xa thư.

Ra oai mở đức chở che, Dân về tựa nước hiền về tựa non.

Tuy nhiên, ca ngợi công lao của các vị chúa nhưng tác giả không làm cho người đọc có ấn tượng về những gương sáng như ở các triều vua trước, mà gieo vào tâm hồn ta những cảm giác nặng nề về bức tranh hiện thực đau lòng của xã hội thời Lê Trịnh với nội chiến tranh đoạt, cương thường vua tôi, cha con bị rối loạn, anh em tương tàn vì ngôi chúa, bọn gian nịnh thì lũng đoạn, dân thì nghèo đói chạy theo các tập đoàn nổi loạn,… Xã hội từ triều đình đến hàng dân thứ, đụng đâu làm bậy; kết bè kết đảng lo luồn lọt ức hiếp dân:

Bè bè nhúc nhúc dưới loài,

Hổ chăng những đấng trên đời có danh?

Lộc nước dành nuôi quân thưởng sĩ, Báo nộp về vàng để ruộng mua,

Dân tay kết đảng làm hồ, Vào toan luồn lọt ra lo hiếp người.

Tác giả Thiên Nam minh giám đã tỏ ra công bằng trong phản ánh thực tế xó hội, bởi lẽ mục đớch trung hưng của nhà chỳa khụng rừ ràng, minh bạch mà thực chất vì ngôi chúa, điều đó trái với cường thường, trái với nghĩa vua tôi, trái với lòng dân. Ở cuối bản diễn ca, sau khi giãi bày về lí do viết tác phẩm, tác giả có rút ra những bài học đạo lí thật sâu sắc, bài học ấy không chỉ để người đời sau soi vào tự ngẫm mình mà còn thể hiện ước mong của tác giả muốn có những vị vua tài chúa giỏi, trị nước dân yên, ổn định được xã hội:

Khuyên văn vũ giữ then cầm mực, Chớ tham giàu dại thác làm chi

Chước nào thơm để thẻ kia,

Kẻo phen có sử khen chê rằng hèn.

Việc nghèo hiềm khó khăn chớ ngại, Kể chi khi nắng dãi mưa mưa rền.

Miễn là nước trị dân yên

Cùng ra đời ở thế kỷ XVII, so với Thiên Nam minh giám thì Thiên Nam ngữ lục là một bản diễn ca dài hơi và cặn kẽ hơn về lịch sử nước nhà.

Điều ấn tượng rừ rệt khi đọc tỏc phẩm dài này chớnh là tư tưởng thõn dõn được thể hiện khá đậm nét. Là một nhà nho, tác giả Thiên Nam ngữ lục tất nhiên sẽ chịu sự chi phối ý thức hệ chính trị của thời đại, song Thiên Nam ngữ lục rất chú ý đề cao vai trò, vị trí của người dân. Dân là gốc. Phải vun trồng cái gốc ấy thì thánh chủ hiền thần mới xây dựng được cảnh thái bình thịnh trị.

Chữ “dân” được trở đi trở lại nhiều lần khi nhấn mạnh sự thịnh suy, hưng phế của các triều đại. Mở đầu cho tổ tông của dân Bách Việt là Lạc Long Quân và Âu Cơ, cái nhìn thần thoại của tác giả đã hướng về nhân dân, đề cao “địa linh nhân kiệt” của đất nước:

Khí thiêng tạo hóa có thường,

Sơn xuyên hiểm trở, phong cương khỏe bền.

Có người có vật tự nhiên, Nhờ trong khí hóa hợp nên dân trời.

Hay đâu chữ nghĩa điều chương, Lấy dân làm cửa, lấy hang làm nhà.

Một trăm người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ được coi như nối dừi cha mẹ bảo nhau thuận hũa, mở mang bờ cừi, giống nũi, gỡn giữ muôn dân:

Năm mươi về mẹ bấy lâu,

Ngồi trên thế giới bảo nhau rằng vầy:

Binh Hùng anh cả trên này, Làm vua ra trị nước này muôn dân.

Các vua Hùng đã mở nước từ đó: “Hiệu Văn Lang quốc đặt ra, Người người giữ phép, nhà nhà ở yên”. Đất nước Văn Lang tây giáp Ai Lao, đông giáp Hải Tân, bắc giáp Ngũ Lĩnh, nam giáp Chiêm Thành, đã phân ranh giới với nước của Đế nghi ở phương Bắc một cách rạch ròi, lại thuộc về một dân tộc thống nhất, có văn minh, có đạo lý:

- Gái trai già trẻ đẹp lòng Trị trong dân vật mở trong vương đồ

- Muụn năm truyền dừi lõu xa, Hanh thông hội gặp, thái hòa thời đăng.

Xa thư một mối lâng lâng,

Dân không tập ngụy, vật không bắt càn

Người dân nước Nam hiền hòa là thế, dân tộc Việt Nam yên lành là thế nhưng nhiều lần bị tai họa ngoại xâm giày xéo, nô dịch. Nỗi phẫn nộ với giặc xâm lược thường gắn liền với niềm thương xót đối với nhân dân khốn khổ, lầm than vì đói kém, thiếu thốn, lại bị cướp bóc, nô dịch, thuế khóa,…

Thiên Nam ngữ lục đã có những lời thơ chan chứa trữ tình như sau:

- Ân vương sai tướng phá thành, Binh dòng muôn đội, tướng tinh một nghìn.

Đạp bằng đất Việt sơn xuyên,

Có chẳng cho mọc, đường nên tuyệt người.

- Tự ấy Thái thú nước Ngô, Tên là Thạch Đái sang mà cướp dân.

Nào ai là kẻ cấm ngăn,

Thuế chẳng có ngần dịch chẳng có ngơi.

- Trăm bốn mươi tám năm ròng,

Bắc sai sang nhậm, dân không còn người - Loạn Nam biết mấy mươi lần, Dân như đậu bánh bóc dần mà ăn

- Cướp người của chất bằng non, Dân tựa gỗ tròn dầu mặc nẻo lăn

Dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục giặc xâm lược. Thời nào cũng vậy, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì lại có những anh hùng dân tộc ra tay cứu vớt nhân dân, đưa nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, mang lại hòa bình an lạc. Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã hết lời ca ngợi sự nghiệp cứu nước an dân của Thánh Gióng, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,…

Thánh Gióng “Dung nhan diện mạo tót vời, Có tài trợ quốc, có tài cứu dân” đã dẹp tan giặc Ân, khiến cho: “Nam biên lại bẵng bằng tờ/Nằm dù ngó cửa, ở dù an thân”. Hai Bà Trưng tuy là phụ nữ nhưng dấy binh đánh thắng Tô Định, phân định ranh giới sức ngang Mã Viện, khiến cho:

Muôn dân từ ấy khỏi hờn

Nẻo sông khỏi lội, đường non khỏi trèo.

và đã mang lại nền hòa bình độc lập cho nhân dân:

Quét nhanh bụi bụi tro tàn, Thu về thay thảy giang sơn bản đồ.

Lý Bôn thì vì dân đuổi giặc Lương và lập nên nước Vạn Xuân:

Bắc Nam quét sạch bằng tờ,

Dời binh thanh giá định đô Long Thành, Ngoài trần sa mạc quét thanh, Âu vàng khỏe đặt, cung xanh vững vàng.

Triệu Quang Phục nối được chí lớn của Lý Bôn cũng vì dân mà ra tay đánh giặc:

- Cầm quân ở đất Nam bang Dặn làm vương cho chính an dân tình

- Thôi bèn tướng sĩ khởi trình Vì dân ra sức đem binh dẹp loàn

- Thôi liền ban tước ban ân Trên quan chỉ phí, dưới dân an lòng

Hiệu xưng là Triệu Việt Vương Nước khỏe, binh cường, giặc hết an dân.

Phùng Hưng đuổi giặc, đánh chiếm được phủ thành Đại la, khiến cho:

Dân mừng xướng thái bình ca, Đêm ngỡ những là ngày lại sáng lên

Mừng thay nước trị dân yên Anh thánh, em hiền bốn bể làm tôi

Ngô Quyền đuổi giặc Nam Hán, trả thù cho nhạc phụ là Dương Đình Nghệ, thù nhà nợ nước cứu dân báo đáp trọn vẹn:

Hoàn thành đưa lại nước ta,

Sơ cẵng lập miếu phụng thờ Dương công.

Khắp hòa chư tướng ngoài trong, Cùng sa nước mắt cùng lòng xót xa.

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, từ thuở nhỏ đã cờ lau tập trận như là mệnh trời đã trao cho sự nghiệp trị dân vậy:

- Toan nhau nói sự mở đồ, Tập tành lớn dạy để hòa trị dân - Đinh Hoàng từ được Trần quyền Đức muôn vỗ chúng, ân nguyền trị dân

Lê Hoàn đánh tan giặc Tống, đã được nhân dân suy tôn:

Vua bèn xa giá hoàn kinh,

Muôn dân mừng rước như quân rợp đường.

Lý Công Uẩn dựng nên cơ đồ cũng là vì lấy dân làm gốc:

Những sự thảm khốc người ta, Lòng dân chẳng muốn bây giờ trừ đi.

Việc gì dân nghe thì nghe, Bỏ lệ Kiệt, Trụ phản về Đường Ngu.

Thuận theo lòng dân chúng, nghe theo ý dân chúng, đó là bí quyết của sự thành công, vì ý dân là ý trời:

- Trong làm kiệm ước, ngoài trừ nhũng gian, Thuế mười thu một dân an

- Chúng yêu trời cũng lòng yêu giữ giàng

Các triều vua nhà Lý trị vì vững bền cũng đều do thực hành ý thức gắn thiên mệnh với dân ý, vì thương xót dân mà nghĩ đến quyền lợi cho dân với những việc làm cụ thể như giảm thuế, chỉnh hình điều luật,…

- Thương dân giảm thuế quyên tô, Luật lệnh dụng vừa, hình pháp dụng công.

- Thấy thương dân ngậm ngùi ngùi Lập thờ một miếu trợ người phải oan.

- Chớnh hỡnh điều luật rừ ràng

Cấm đường quyền thế, giới đường lạm dân.

Trần Quốc Tuấn thời Trần đã dựa vào dân mà dẹp tan giặc Nguyên, làm nên sự nghiệp hiển hách vô tiền khoáng hậu, làm cho thế nước thái bình muôn thủa:

Sinh cầm Nguyên tướng họ Ô,

Thuyền Ngô chìm hết, quân Ngô tan tành.

Vua cùng chủ tướng hội binh,

Mừng khen Quốc Tuấn nên danh tướng tài ….

Một nhà bốn bể sum vầy,

Thịnh như viêm hỏa, khỏe tày Thái Sơn.

Thời Hậu Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên ngôi, giặc Minh nhân cơ hội

“mượn gió bẻ măng” sang xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly không đủ lực chống giặc cũng vì lòng dân không thuận, không vun trồng được gốc rễ nên để họa xâm lăng làm cho dân chúng khốn khổ. Những lời thơ của tác giả xiết bao xót đau khi nói về những thống khổ trăm đường của dân cũng như căm thù tội ác tày trời của giặc Minh trong suốt thời gian dài đô hộ dân ta:

- Bốn phương dân những lo phiền, Loạn ly biết thưở nào yên nghiệp nhà - Bấy giờ dân lại gian nan ghê đường

- Dấy từ Hoàng Phúc binh sang Lấy tài tướng địa làm đường dạy dân

Ước mong được anh hùng thánh đế giúp dân hòa bình, yên ổn làm ăn là nguyện ước cao nhất của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan:

- Dặn dò vui nghiệp làm ăn

Lòng người đến hỏi, lòng dân dập dờn.

Ước mong thống nhất hoàn nguyên Nước trong một mối dân an bốn bề

Kẻo còn kinh khủng loạn ly Học thì thất nghiệp, nông thì thất cơ…

- Hươu thành đôi đứa càng đua Dân như cá cạn thôi cò thì lươn Lòng người thảm khốc trăm đường Đờm ngày trụng thỏnh mở mang cừi bờ

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII. (Trang 187 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(331 trang)
w