Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII
3.3. Tư tưởng thân dân trong văn học thời Trần
Chúng tôi thống kê có 18 tác giả đề cập đến tư tưởng thân dân trong văn học thời Trần, tuy nhiên số lượng tác phẩm thể hiện tư tưởng thân dân cao hơn rất nhiều so với thời Lý. Trong tổng số 66 tác phẩm thì thể loại văn chính luận, nghị luận chiếm 3 bài (đều của tác giả Trần Quốc Tuấn), thơ chiếm 63 bài (đều là thơ chữ Hán). Hai tác giả có tác phẩm thể hiện tư tưởng thân dân nhiều nhất là Trần Nguyên Đán (17 bài); Nguyễn Phi Khanh (20 bài). [Xin xem phụ lục cuối Luận án]. Tư tưởng thân dân trong văn học thời Trần có nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng: có khi thể hiện mạnh mẽ, hào hùng ở giai đoạn thịnh Trần; có khi lại lắng đọng, thâm trầm và kín đáo ở giai đoạn cuối Trần. Mỗi tỏc phẩm là một õm sắc khỏc nhau song đều làm sỏng rừ vẻ đẹp tõm hồn của con người thời đại Đông A. Tuy nhiên, số lượng các tác phẩm thể hiện tư tưởng thân dân tập trung nhất là thơ, phú của các nho sĩ thuộc giai đoạn cuối Trần. Trong đó, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh là những tác giả tiêu biểu. Những nội dung cụ thể sẽ được chúng tôi phân tích theo hai giai đoạn dưới đây: thời Thịnh Trần và thời Vãn Trần.
3.3.1. Lấy dân làm gốc và khoan thứ sức dân trong thời Thịnh Trần
Thời hưng thịnh của triều đại nhà Trần kéo dài tới hơn một thế kỷ (1225 - 1357), được xem là một trong những thời kỳ phồn thịnh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, đã để lại trong văn học những giá trị độc đáo về tư tưởng thân dân. Tư tưởng thân dân trở thành một hệ tư tưởng chính trị mang tính chính thống, chi phối toàn bộ văn hóa chính trị thời đại, với những biểu hiện rừ nột, độc đỏo hơn hẳn so với cỏc triều đại quõn chủ khỏc trong lịch sử Việt Nam.
Xét từ góc độ chính trị - lịch sử, hiếm có triều đại quân chủ phong kiến nào mà vua quan giữ cách ứng xử hòa mục, gần gũi với người dân như thời thịnh Trần. Lúc chiến tranh loạn lạc hay đất nước gặp cảnh nguy nan, vua Trần Nhân Tông đã từng cùng nông dân Trần Lai chia bát cơm gạo xấu, từng nhiều đêm cấp tốc vi hành khi hay tin ngoài hoàng cung có hỏa hoạn.
Vua Minh Tông đã từng thân chinh đi xem sửa đê khi nước sông lên to.
Hưng Đạo Đại Vương từng uống rượu với các dân binh trên đường chinh chiến. Trong cảnh thái bình, vua Nhân Tông vẫn thường đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ ở tiên miếu, thiết yến và ban lụa cho bô lão trong hương và cũng chính ngài đã lặn lội khắp các chốn thôn quê để chỉ dạy cho muôn dân, giúp dân trừ bỏ các dâm từ, thực hành thập thiện. Vào những năm được mùa, trong những ngày hội, vua quan còn cùng dân chúng nắm tay nhau múa hát chung vui,…Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa của thời đại có ảnh hưởng tích cực tới cảm hứng và nội dung của văn học. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, tư tưởng thân dân “lấy dân làm gốc” tập trung ở việc đề cao vai trò sức mạnh của người dân trong các cuộc kháng chiến, hiểu thấu nguyện vọng của người dân về nền thái bình, độc lập của đất nước. Trần Quang Khải - vị tướng tài ba, lỗi lạc từng làm nên chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương - Thăng Long, vinh quang nhường ấy, dù vui trong khúc ca khải hoàn phơi phới vẫn không ngủ quên trong chiến thắng.
Lắng đọng lại trong lòng vị chiến tướng là nỗi suy tư trĩu nặng về tương lai đất nước còn vương khói súng, là nỗi lo về kế sách lâu dài cho muôn dân trăm họ được thái bình:
“Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san”
(Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu)
(Tụng giá hoàn kinh sư - Phò giá về kinh - Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim).
Nhà Trần cú rất nhiều vị tướng văn vừ toàn tài, trong đú phải kể tới Trần Quốc Tuấn. Tác phẩm của ông âm vang không khí chiến trận của thời đại, kết tinh lòng dân, ý dân trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độ lập của dân tộc. Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị thánh tướng của dân tộc, tầm vóc tài năng quân sự kiệt xuất vượt ra khỏi ranh giới Đại Việt, là một trong mười tướng lĩnh tài giỏi nhất mọi thời đại được thế giới tụn vinh. Tài năng quõn sự của ụng biểu hiện rừ nhất là sớm nhận thức được nguồn sức mạnh của nhân dân trong giữ nước, đánh giặc ngoại xâm. Trong sự nghiệp hiển hách đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông được vua Trần tin yêu, trao quyền tiết chế, thống suất cả vương hầu, tông thất, tướng lĩnh, dân binh, điều động toàn quân chống giặc. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm đánh địch và đánh thắng địch mạnh không gì lay chuyển, ngay cả những lúc thế nước ngàn cân treo sợi tóc đều tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, là ngọn cờ giữ vững lòng quân, lòng dân. Khi sự mất còn của đất nước trong gang tấc, quân xâm lược tưởng như đã đè bẹp ý chí đấu tranh của Đại Việt, nội bộ quý tộc và quan lại vương triều đã nao núng, Trần Quốc Tuấn vẫn giữ vững lòng tin vào đại thắng của chính nghĩa.
Hịch tướng sĩ là bài văn chính luận nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn và cũng trở thành đỉnh cao nhất của văn học yêu nước thời Trần. Quan niệm
của người trung đại về lí tưởng trung quân được thể hiện ở chỗ trung với vua là yêu nước - yêu nước là trung với vua, sẵn sàng chết cho người chủ nhưng lí tưởng đó trong bài hịch lại được Trần Quốc Tuấn nhìn nhận theo quan hệ chủ tướng và quan hệ hòa đồng. Đây là điểm đặc sắc khi đánh giá tư tưởng thân dân của bài hịch. Tấm lòng ân tình của chủ tướng với các tướng sĩ dựa trên hai quan hệ: quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.
Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc còn quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung hoàn cảnh: “lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết , lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”. Nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi. Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những hậu quả tai hại khôn lường nếu tướng sĩ đều sa vào ăn chơi hưởng lạc: thái ấp, bổng lộc không còn; gia quyến, vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh ô nhục; chủ và tướng, riêng và chung,… tất cả đều “đau xót biết chừng nào”. Trái lại, tác giả cũng chỉ ra những viễn cảnh nếu chiến đấu thắng lợi thì được cả chung và riêng “mãi mãi vững bền”, “đời đời hưởng thụ”, “không bị mai một”, “sử sách lưu thơm”,… Ông đã chứng minh rằng sự còn mất của mỗi người gắn liền với sự được thua của cuộc chiến đấu, rằng lợi ích thiết thân của mỗi người gắn liền với sự được thua của cuộc chiến đấu, rằng lợi ích của mỗi người gắn liền với lợi ích tối cao của Tổ quốc.
Tuy không nói đến dân thường, nhưng khi xác định lợi ích chung của mình với lợi ích của tướng sĩ vì vận mệnh dân tộc trước kẻ thù chung, bài hịch rất có giá trị lịch sử và tính nhân dân sâu sắc. Nhân dân ta, thông qua cỏc kỳ hội nghị ở Diờn Hồng, đó tỏ rừ thỏi độ đoàn kết và quyết chiến. Nhõn dân ta đã hiểu rằng để bảo vệ quyền sống của mình chống giặc dữ thì phải
ủng hộ những người lãnh đạo Nhà nước lúc bấy giờ. Và bài hịch của Trần Quốc Tuấn đã nói lên nguyện vọng đó của nhân dân đời Trần.
Tiếp thu tinh thần lấy dân làm gốc, người cầm quyền thời thịnh Trần đã luôn dành tình cảm yêu mến, xót thương cho “con dân” của mình. Vua Trần Minh Tông đã đặt mình trong quan hệ ruột thịt với cộng đồng dân tộc để xác định trách nhiệm trước đồng bào:
Sinh dân nhất thị ngã đồng bào, Tứ hải hà tâm sử khốn cùng?.
(Ta với dân cùng một bọc mà ra,
Cớ sao lại làm cho bốn biển phải khổ?)
(Nghệ An hành điện”, Hành cung ở Nghệ An).
Từ đó, nhà vua coi việc lo cho dân là trách nhiệm như cha mẹ lo cho con, là sự lựa chọn không hề toan tính thiệt hơn và sẵn sàng quên đi sự an nguy của bản thân mình. Chính những ứng xử cận nhân tình ấy của nhà cầm quyền đã tạo cho thời thịnh Trần bầu không khí đại đồng, cởi mở, trở thành triều đại tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Văn học thời thịnh Trần còn nổi bật với tư tưởng “khoan thư sức dõn”. Trần Quốc Tuấn nhận thức rừ nhõn dõn mới là nguồn sức mạnh giữ nước, nguồn sức mạnh vô địch, nguồn sức mạnh mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục. Ông luôn chăm lo sức dân ngay khi thời bình cũng như trong thời chiến. Đỉnh cao chủ trương thân dân của ông là tư tưởng: “Khoan sức cho dân để làm cái kế sâu gốc, kế rễ bền. Đó mới là thượng sách giữ nước, không còn gì hơn”. Ông coi nhân dân là lực lượng chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước, bảo vệ chế độ phong kiến.
Trước lúc mất, khi được vua Trần Anh Tông ngầm hỏi về kế sách giữ nước, ông đã chỉ ra rằng: “Mới rồi Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bất, đó là trời
xui nên vậy. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của đến, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thì mà làm, có thu phục quân lính một lòng mới dùng được. Vả lại, khoan sức cho dân làm kế sâu gốc, kế bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước” [Lâm chung di chúc - Căn dặn trước khi mất]. Trần Quốc Tuấn coi trọng sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ mà thời đại đó rất ít người có thể nhận ra vì các triều đại phong kiến xưa kia chỉ coi người dân là “thảo dân” (cỏ dại).
Trần Quốc Tuấn đã nêu ra những nhận định có tính chất tổng kết kinh nghiệm và những quy luật của cuộc chiến tranh giữ nước suốt thời kỳ Bắc thuộc đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Trong đó ông nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong chiến tranh và ông khẳng định chủ trương dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, làm cho mỗi người dân trở thành một chiến binh tham gia vào cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Muốn thế, theo ông, lợi ích của nhà vua, của triều đình phải phù hợp với lợi ích của dân tộc, của nhân dân; nhà vua phải quan tâm đến những quyền lợi cơ bản của nhân dân. Ngoài ra, để thực hiện được những mục tiêu ấy, để hợp lòng dân, mà từ đó huy động được sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh giữ nước, thì điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định, là phải thi hành chính sách khoan thư sức dân. Phải biết huy động sức dân hợp thời, không được làm kiệt sức dân vào các công trình xây dựng tốn kém.
Nhà cầm quyền trong thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy lúc vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều đại Lí - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng
tẩm...chính sách này đòi hỏi sự quan tâm của nhà vua, nhà nước phong kiến đối với sản xuất và đời sống nhân dân, do đó mà tranh thủ được sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân. Có thể nói, dưới con mắt của Trần Quốc Tuấn nhân dân chính là nơi chứa chất những tiềm lực to lớn về kinh tế, quốc phòng, là cơ sở đảm bảo vững chắc cho nền độc lập, tự chủ và chủ quyền của đất nước. Vì vậy, việc ông “khoan sức cho dân làm kế sâu rễ, kế bền gốc” là thượng sách để giữ nước thể hiện nhận thức đúng đắn, sáng suốt về vai trò của dân trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Ý thức “khoan sức cho dân” gắn liền với đường lối “đức trị” trong chính sách của những người lãnh đạo Nhà nước lúc đương thời. Trương Hán Siêu trong bài phú chữ Hán Bạch Đằng giang phú cho rằng một nửa nguyên nhân chiến thắng là vai trò của con người. Lần thứ nhất, tác giả đặt ra mối quan hệ giữa đất hiểm và nhân tài:
“Tín nhiệm tạm chi thiết hiểm Lại nhân kiệt dĩ điện an".
(Đúng là trời đất đã bày đặt cho địa thế hiểm trở Mà cũng nhờ người tài giữ nền hòa bình).
Lần thứ hai, tác giả nhấn mạnh đức của người lãnh đạo:
“Nhân nhân hề văn danh Phỉ nhân hề câu dẫn".
(Người có đức nhân sẽ còn được lưu danh Kẻ bất nhân đều bị tiêu diệt).
Và đến phần kết luận của bài phú, tác giả đã nhấn mạnh nhân tố con người, con người với “đức cao” và chính nghĩa có tác dụng quyết định trong mọi sự thành công ở đời:
“Tín tri: Bất tại quan hà chi hiểm hề
Duy tại ý đức chi mạc kinh”
(Không nghi ngờ gì nữa, chiến thắng không phải do sự hiểm yếu của núi sông, mà chỉ nhờ đức lớn tốt đẹp).
Hơn nữa, bài Bạch Đằng giang phú được phỏng đoán là viết vào đời vua Trần Dụ Tông (1342 - 1369), khi nhà Trần đã bắt đầu suy yếu. “Trong bối cảnh, triết lí tại đức bất tại hiểm có ý nghĩa thời sự sâu sắc. Nó cảnh tỉnh, nhắc nhở người lãnh đạo chú ý đến bài học lịch sử, phải quan tâm đến tu dưỡng đạo đức, thi hành nhân nghĩa, như một nguyên tắc chính trị sống còn của nhà lãnh đạo” [tr.31]. Tư tưởng ấy đã nổi lên trên tất cả các ý tứ khác trong bài phú của Trương Hán Siêu. Tư tưởng lấy “đức trị” làm gốc rễ để nhân dân đồng lòng ủng hộ là ý tứ trở lại trong nhiều phú khác thời Trần.
Nguyễn Bá Thông trong bài Thiên Hưng trấn phú (Phú trấn Thiên Hưng) cũng có ý giống như Trương Hán Siêu. Trấn Thiên Hưng hiểm trở, giàu có là của quý trời ban cho ta. Nhưng người anh hùng, kẻ có “đức lành” lại đáng quý hơn bội phần:
“Thiên Hưng địa thế hùng thay Cừi Nam trụ cột xưa nay đời đời Muôn năm đế nghiệp lâu dài
Chẳng cần đất hiểm, nhờ nơi đức lành”.
Đào Sư Tích trong bài phú Cảnh Tinh phú (Phú sao Cảnh Tinh) cũng viết: “Trời người một lý, cảm thông không lầm//Chứng tỏ không tự trời mà tự người//Phù ứng không tại điềm mà tại đức//Cho nên trời ban điềm lành cho vua Thuấn//… Phù hiệu thái bình cũng vững bền chừ//Tâu nhà vua, nhờ ở đức, chứ không phải nhờ ở sao chừ”. Nhân có “Cảnh Tinh” (sao lành) xuất hiện, họ Đào làm bài phú để ca ngợi điềm lành, nhưng ông lại nhấn mạnh rằng việc thành hay bại chẳng phải vì có điềm lành, chẳng phải bởi trời mà lại bởi người.
Chính vì đức lớn nên các vua nhà Trần đã xóa bỏ được thù hận riêng của anh em để nghĩ về cái chung, tạo nên mối đoàn kết rộng lớn của nhân dân. Bài học về việc Trần Thái Tông hòa giải với anh là An Sinh Vương được Trần Dụ Tông ca ngợi và so sánh với việc Đường Thái Tông giết anh là Kiến Thành:
Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Đường xưng Trịnh Quán, ngã Nguyên Phong, Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miến hiệu tuy đồng,đức bất đồng
(Đường và Việt lập cơ nghiệp có hai vua Thái Tông,
Vua Đường xưng hiệu là Trinh Quán, vua ta xưng hiệu là Nguyên Phong.
Kiến Thành thì bị giết, mà An Sinh thì sống,
Miến hiệu tuy cùng là Thái Tông, mà cái đức thì không giống nhau) (Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông - Vua Thái Tông nhà Đường với vua Thái Tông triều ta)
Con người có “đức cao”, “đức lành” ở tất cả các bài trên trước hết là anh hùng, là “thánh quân”, “hiền thần”, nhưng cũng có thể mở rộng ra, đó là sự đề cao, quý trọng tài và đức ở mỗi con người, đó là yếu tố quyết định nâng cao giá trị con người ở thời Trần. Ngay cả trong những tác phẩm của nhà chựa như Cư trần lạc đạo phỳ (Phỳ ở cừi trần vui đạo) - Trần Nhõn Tông hoặc Vịnh Vân Yên tự phú (Phú vịnh chùa Vân Yên) - Lí Đạo Tái (Huyền Quang),… thỡ những nội dung trờn cũng thể hiện một cỏch rừ rệt.
Sau công cuộc bình Nguyên, vương triều Trần xây dựng quốc gia thịnh trị. Lí tưởng giúp dân, đường lối trị nước, trách nhiệm, đạo đức của người làm vua, phẩm chất, trách nhiệm của kẻ sĩ,… là những vấn đề quan trọng được đặt ra. Đi sâu vào phản ánh cuộc sống thanh bình êm ả của nhân