Tư tưởng thân dân trong văn học nửa cuối thế kỷ XV

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII. (Trang 145 - 163)

Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII

4.2. Tư tưởng thân dân trong văn học nửa cuối thế kỷ XV

4.2.1. Tư tưởng thân dân thể hiện qua tinh thần ca ngợi cuộc sống thái bình, trăm họ yên vui

Văn học nửa cuối thế kỷ XV được sáng tác trong hoàn cảnh chế độ phong kiến Việt Nam ở vào thời kỳ đỉnh cao thịnh trị. Sau những biến cố dữ dội, xã hội dần đi vào ổn định, đến triều Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền đã đạt tới bước phát triển mới. Nho học được chú trọng trở lại. Lực lượng sáng tác đều là những nhà Nho, nhiều người lại giữ

những chức vị cao trong triều đình, số tác giả có tên lưu lại thời kỳ này là 70 người. Tác phẩm của văn học nửa sau thế kỷ XV phần lớn được chép trong Thiên Nam dư hạ tập, trong đó có một số thơ văn chữ Hán của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn.

Lê Thánh Tông là một trong những tác giả lớn nhất ở thời kỳ này, bên cạnh đó có thể kể đến những tác giả đáng chú ý như Nguyễn Trực, Lê Hoằng Dụ, Nguyễn Bảo, Thái Thuận, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh, Đàm Văn Lễ, Vương Sư Bá,… Có một sự kiện văn học tiêu biểu là việc thành lập Hội Tao đàn. Hội Tao đàn được thành lập năm 1495 do vua Lê Thánh Tông khởi xướng và đứng đầu. Ông tự xưng là Tao đàn nguyên súy. Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận,… là phó nguyên súy. Lương Thế Vinh là Tao đàn sái phu. Hội gồm 28 người ứng với 28 vì tinh tú trên trời nên gọi là Tao Đàn nhị thập bát tú. Sự ra đời của Hội Tao đàn là nhân tố quan trọng thúc đẩy văn chương thế kỷ XV phát triển mạnh mẽ. Nhưng tiếc thay nó chỉ tồn tại vỏn vẹn ba năm (từ 1495 đến 1497), sau khi Lê Thánh Tông qua đời không còn nghe tới nữa.

Các tác giả thời Hồng Đức đã dành một số lượng bài không nhỏ viết về người dân với sự đồng cảm, mến yêu, gần gũi. Cuộc sống thôn quê như cảnh sắc thiên nhiên, phong vật quê hương, người dân nông thôn,… được phản ánh trong thơ với những khung cảnh tinh tế, chân thật, trung hậu, ấm áp tình người. Đây cũng chính là nét đặc sắc của tư tưởng thân dân trong văn học nửa sau thế kỷ XV. Ở những tác giả có thi tập riêng đáng chú ý là Nguyễn Bảo (? -?), ông đỗ Tiến sĩ năm 1472, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên (Thái Bình). Thơ ông có nhiều bài thơ miêu tả cuộc sống của nhân dân. Bài thơ chữ Hán Xuân nhật tức sự (Ngày xuân tức sự) có lẽ được viết tư lúc ông còn là người học trò ở chùa, tay ôm sách mà lòng vẫn để nơi đồng ruộng:

Trọ mái chùa hoang giữa cánh đồng, Xuân sang mà cảnh vẫn buồn không!

Cỏ lan thềm trước tươi và héo, Khói tỏa cây xa nhạt lại nồng.

Đất xấu khó trồng nên ruộng lúa, Trời êm như muốn nảy mùa bông.

Ngồi ôm đống sách nghe chim giục, Làm ruộng toan tìm hỏi lão nông.

(Bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn)

Nguyễn Bảo thưởng xuân với con mắt của người am hiểu và quan tâm đến công việc đồng áng. Cảnh vật không thể nào tươi vui được, dù đang giữa mùa xuân, khi mà sản xuất sút kém. Bài thơ hay không chỉ ở hình tượng miêu tả mà có lẽ trước hết là ở chiều sâu của cảm xúc, ở tấm lòng của tác giả.

Trong một bài thơ khác, tác giả đã phác hoạ một bức tranh quê hết sức cụ thể và sinh động. Cũng cảnh mùa xuân, cũng với sự quan tâm đến công việc ruộng vườn, nhưng ở đây tình cảm của tác giả lại dạt dào niềm vui vì mùa màng có nhiều hứa hẹn:

Phân phất mưa phùn sấm sấm mây, Mặc manh áo ngắn giục trâu cày.

Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó, Bà lão chiều còn xới đậu đây, Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn, Khoai trong đám cỏ đã xanh cây.

Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú,

Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây.

(Trừng Mại thôn xuân vãn - Cuối xuân ở thôn Trừng Mại, bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn)

Niềm vui của nhà thơ đã hòa cùng niềm vui của người nông dân. Bài thơ còn cho thấy một tình cảm gắn bó với làng quê, với cuộc sống nơi thôn dã của một người có thể sẵn sàng từ bỏ mọi thứ lợi danh để trở về với luống khoai, khóm mía, bãi đậu, vườn dâu để cho tâm hồn thư thái. Và tình cảm nhớ thương quê hương của ông thật là thắm thiết:

Non quê thường mộng góc trời xa Năm cuối càng thêm nỗi nhớ nhà

(Tuế mộ thuật hoài - Cuối năm tỏ nỗi lòng).

Với hồn thơ bình dị, các chi tiết hình ảnh sinh động, chất phác, hồn nhiên của đời sống, cảnh vật và con người trong thơ ông hiện lên mang đậm nét của hình ảnh nông thôn quen thuộc; tình cảm thơ ông cũng là tình cảm của con người yêu nhân dân lao động, gắn bó với làng mạc, ruộng đồng.

Thơ ông vì thế có một màu sắc thân dân đậm đà ít thấy ở những tác giả cùng thời.

Thái Thuận (1400 - ?), cũng là một nhà thơ của Hội Tao đàn và được vua cho làm phó nguyên soái Tao đàn. Ông gần với Nguyễn Bảo ở tình cảm thương dân mộc mạc và am hiểu cuộc sống nông thôn. Trong bài Hoàng giang tức sự (Chép việc bến Hoàng Giang), ta bắt gặp một hình ảnh rất hiếm thấy trong văn học: “Nhà cỏ tuôn làn khói//Thuyền con ghé mái bồng//Trẻ em năm bảy tốp//Bắt cáy dọc ven sông“. Chỉ với bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng cảm xúc chân thành, đầy lòng ưu ái với tạo vật, con người, tác giả viết nên bài thơ đẹp như một bức họa. Hình ảnh những trẻ em bắt cáy ven sông chẳng những thể hiện sự quan tâm của nhà thơ đối với cuộc sống của người dân mà còn cho thấy nhà thơ đã phá vỡ tính ước lệ bằng

những chi tiết thật đời thường sinh động. Cảnh vật và con người thôn quê qua thơ Thái Thuận dẫu có nhỏ bé, bình thường, cũng trở nên có tình ý, có hồn và đậm đà màu sắc quê hương: “Bình phố thừa triều thượng//Nông dân sấn hiểu canh//Hát ngưu phi bạch điểu//Phong ngoại lưỡng tam thanh”

(Bãi phẳng triều dâng ngập//Bác cày vội sớm mai//Vắt trâu ba bốn tiếng//Cò trắng giật mình bay – trích Muộn giang - Trên sông muộn). Những chi tiết của đời thường bình dị bồng trở nên thanh thoát, giàu chất thơ qua cảm xúc trong sáng, tinh tế của nhà thơ. Trung tâm trong bức tranh là hình ảnh người nông dân cày ruộng sớm mai, tiếng hét trâu làm cho đàn cò trắng giật mình bay. Nhà thơ cảm thương người lao động vất vả, khó nhọc trên đồng ruộng nhưng cũng rung động thật sự trước đời sống của người dân. Điều đáng quý là tác giả đã phản ánh cuộc sống của họ một cách tự nhiên, thuần phác, không một chút khoa trương hay ước lệ.

Tư tưởng thân dân ít nhiều được thể hiện ở các giả thời Hồng Đức, đặc biệt là các nhà thơ của Hội Tao đàn. Tuy âm hưởng ngợi ca là chủ yếu nhưng thơ văn cung đình vẫn mang một giá trị nhất định trong việc phản ánh đời sống của người dân. Họ thường tự hào về cuộc trị bình mà vương triều đã đạt tới. Cuộc trị bình ấy thể hiện ở trạng thái xã hội ổn định, sản xuất nông nghiệp phát triển, nhân dân an cư lạc nghiệp, được mùa ấm no:

Đời thịnh trị tột bậc, sẵn có gió hòa,

Điềm lành ứng luôn, thường hay mưa thuận.

Thóc lúa tích trữ chín năm, trù bị trong nước dồi dào,

Bốn bề bình yên, công nghiệp nhà vua rộng lớn (Đỗ Nhuận - Thơ chữ Hán: Phong đăng)

Rực rỡ ngôi báu, lâu đài mãi mãi,

Mưa hòa gió thuận thiên hạ thái bình.

(Ngô Luân - Thơ chữ Hán: Minh lương).

Thơ văn cung đình thường đề cập đến đường lối cai trị theo lý tưởng của Nho gia. Các văn thân thỏa mãn với hiện thực, nhưng họ không dừng lại ở sự nghỉ ngơi, hưởng lạc, mà có ý thức về trách nhiệm của kẻ cầm quyền đối với nhân dân:

Công hiệu thịnh trị càng tốt đẹp, lòng càng thận trọng, Lo việc dân, chăm việc nước, luôn luôn cố gắng.

(Thân Nhân Trung - Thơ chữ Hán: Phong đăng).

Người làm quan cũng coi quân trị dân thì phải luôn luôn tâm niệm về phận sự:

Giúp nhà vua, yêu nhân dân là ý nghĩ thiên cổ,

Chống kẻ thù bên ngoài, yên trong nước là tâm sự suốt đời.

(Thân Nhân Trung - Thơ chữ Hán: Thần tiết) Ái quốc, ưu quân niệm niệm thâm.

(Nguyễn Trọng Ý - Thơ chữ Hán: Thần tiết).

Rừ ràng những tỏc phẩm trờn đó thể hiện được tư tưởng thõn dõn gắn liền với yêu nước và lý tưởng xã hội chính trị tương đối tích cực. Tuy nhiên, do hạn chế của khuôn khổ chật hẹp là xướng họa với nhà vua nên cảm hứng nghệ thuật có phần khuôn sáo. Vả lại, Lê Thánh Tông là người học vấn tài năng, lại có uy quyền tối thượng, nên ông vẫn là tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn học cung đình.

Nói đến tư tưởng thân dân trong văn học nửa cuối thế kỷ XV không thể không nói đến sự đóng góp đáng kể của những cây bút trong Hồng Đức

quốc âm thi tập. Đây là tác phẩm tập hợp những sáng tác của Hoàng đế Lê Thánh Tông và các văn thần dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497), có người là thành viờn của Hội Tao đàn, cú người ngoài Hội Tao đàn. Tập thơ khụng ghi rừ tên tác giả, gồm có 328 bài thơ Nôm, đề tài phong phú, từ vịnh thiên nhiên, lịch sử đến cuộc sống, xã hội, con người. Tập thơ mang vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của vị Hoàng đế anh minh và của các văn nhân thời đại ông. Bên cạnh âm hưởng chung là khẳng định triều đại Lê Thánh Tông, ca ngợi bậc minh quân và cuộc sống thái bình, thịnh trị, ca ngợi đất nước, chan chứa niềm tự hào dân tộc thì chủ đề tư tưởng thân dân là một nội dung nổi bật của tập thơ. Theo thống kê của chúng tôi, có 53 bài/328 bài thơ đề cập đến người dân trong Hồng Đức quốc âm thi tập, chiếm tỷ lệ 16,15%.

Đất nước đã thái bình, người dân được quan tâm hơn về lợi ích, làm sao củng cố giang san để nhân dân ấm no, hạnh phúc, giàu đủ yên vui. Mục đích cao cả của văn nhân thời Hồng Đức là “cứu dân”, “đỡ dân”, “giúp được dân làng”,…và hơn hết thảy là “vì nước dân thuở dấu âu”. Điều này khẳng định đường lối chính trị sâu sắc, tiến bộ mang đậm tính nhân văn của Hoàng đế Lê Thánh Tông. Không chỉ vịnh cảnh, vịnh người mà cả những bài vịnh vật như con cóc, cái cối xay, các nhà thơ cũng mượn chúng để nhắc đến dân. Con cóc xấu xí dưới cái nhìn và thơ khẩu khí của thi nhân hội Tao đàn cũng có sự oai phong, uy nghiêm của đấng minh quân và có công lớn

“giúp được dân làng kẻo nắng nôi”. Cái cối xay khó nhọc, thẳng ngay, quanh năm suốt tháng bền bỉ, cần mẫn “vận chuyển lương dân đủ tháng ngày”. Vậy là cả những đồ vật tầm thường, xấu xí, thô kệch cũng trở nên cao đẹp, có ý nghĩa lớn lao nếu nó gắn với nhân dân.

Hình ảnh người dân lao động trong Hồng Đức quốc âm thi tập là ông ngư, người đi cày, người quẩy củi,… trong con mắt của thi nhân qua nghệ

thuật ước lệ viết về tứ thú, người dân hiện lên bình dị, chân chất, với cái nhìn trìu mến, cảm thông:

Lẻ tẻ đầu non người quẩy củi, Lao xao cuối bãi khách về thuyền.

(Đan hà hiểu vọng - Buổi chiều trông ráng mây đỏ).

Tuy là thơ vịnh nhưng vẫn ẩn chứa lòng thương cảm sâu xa với nỗi khó nhọc, vất vả của người dân nghèo. Đó là những bác canh phu lam lũ, sớm hôm dầm dãi nắng mưa, manh áo mỏng, lụp xụp giữa cảnh sông nước:

Manh áo quàng, mang lụp xụp//Quai chèo xách, đứng lom khom” (Ngư, bài 50, Phong cảnh môn). Tác giả của bài thơ Vịnh người đi cày phải đồng cảm, xót thương tha thiết mới khắc họa thành công hình ảnh người nông dân lam lũ, đắng cay với công việc đồng áng gian nan. Trong cái rộng lớn, khắc nghiệt của thiên nhiên “gió ngàn”, “mưa núi”, hình ảnh anh nông phu bé nhỏ mà không dơn độc, côi cút, vẫn vững vàng khỏe khoắn nơi đồng ruộng: “Gió ngàn xanh, xoay nón lệch//Mưa núi lục, cúi lom khom”. Giọt mồ hôi rơi

“dồn dọi”, tới tấp trên gương mặt họ cho ta thấm thía bao nỗi vất vả nhọc nhằn. Câu thơ gợi người đọc nhớ đến bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nỗi vất vả, mệt nhọc như bị lãng quên đi. Hình ảnh người canh phu hiện lên đẹp đẽ trong sự chủ động của con người khỏe khoắn, hăng say miệt mài, trong tình yêu sâu nặng dành cho mỗi tấc đất tấc vàng của quê hương:

Tấc đất, tấc vàng yêu bấy tá, Mồ hụi dồn dừi thuở đầu mom.

(Canh, bài 52, Phong cảnh môn).

Trong chùm thơ vịnh nắng hè, sự tài tình của thi nhân là đã lột tả được thần thái, linh hồn của mùa hè Bắc Bộ. Chỉ qua vài chi tiết, hình ảnh chấm

phá, nhà thơ đã làm hiện lên không khí oi nồng, nóng nực, bức bối của vạn vật, con người giữa cái khắc nghiệt của ngày hè. Giọng thơ như bực bội, hờn dỗi “nóng nảy làm chi bấy hỡi hè?” bởi oi bức quá đến “khắc khoải”,

“băn khoăn” làm “đau lòng cái quốc”, “tức ngực con ve”. Hai câu thơ sử dụng phép đối rất chỉnh, rất khéo, từ chuyện khó chịu bởi thời tiết đến chuyện éo le của con người:

Người nằm trướng vóc mồ hôi ướt, Kẻ hái rau Tần nước bọt se.

(Vịnh nắng hè, bài 46, Thiên địa môn).

Hai câu thơ dựng lên bức tranh tương phản về cuộc sống sung túc của tầng lớp thượng lưu với nỗi khó nhọc, lam lũ của người bình dân. Hình ảnh thơ ước lệ nhưng sự đối lập gay gắt đã nói lên phân nao lòng xót xa, thấm thía của nhà thơ với nỗi đắng cay của những con người mang “phận le te”.

Niềm đồng cảm ấy đôi khi được thốt lên thành lời cảm thán: “Thương một người còn lội dưới khe” (Vịnh nắng hè, bài 45, Thiên địa môn). “Kẻ hái rau Tần”, “người lội dưới khe”’ đều chung chung nhưng đó là hình ảnh về kiếp sống cực khổ, lam lũ. Từ “thương” thật hiếm hoi trong thi tập nhưng cũng rất đáng quý bởi đó là tiếng lòng của những người đang sống trong nhung gấm chạnh niềm thương cảm, xót xa người nghèo khổ, khó nhọc khuya sớm. Xót thương cho nỗi nhọc nhằn của người dân quê, nỗi lòng của nhà thơ Hồng Đức có khi cất lên thành tiếng thở than, trách móc:

Nào khúc “nam huân” sao chửa gẩy?

Chẳng thương bồ liễu phận le te.

(Vịnh nắng hè, bài 46, Thiên địa môn).

Câu hỏi tu từ như lời chất vấn, truy tìm nguyên do vì sao không đàn lên khúc Nam phong của vua Thuấn để cho nhân dân hạnh phúc, ấm no. Lời băn khoăn đã trở thành trách móc, oán hờn ở cuối bài, trách người “chẳng

thương” mà lòng ta đầy thương cảm. Ba chữ “phận le te” cho ta thấy hết thân phận bé nhỏ, bấp bênh, của những người dân lam lũ.

Nét mới mẻ trong tư tưởng thân dân của các nhà thơ thời Hồng Đức còn là sự thấu hiểu những niềm vui, niềm phấn khởi của muôn dân khi đất nước yên bình, khi họ được thỏa ước mong. Trong thi tập có nhiều bài diễn tả niềm hân hoan khi cuộc sống con người no ấm:

Nhà nam, nhà bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”.

(Canh, bài 33 - Thiên địa môn).

Bài thơ Đại hạn gặp mưa là tiếng reo ca tràn đầy niềm vui, sự hối hả của vạn vật, con người khi đang trong cơn khát cháy bỏng bỗng gặp những cơn mưa đầu mùa xối xả. Nỗi mừng vui lan tỏa rất nhanh từ những đóa hoa

“đượm màu tươi cười hớn hở” đến những con cá “mừng nước ngọt nhảy lao xao”, từ thiên nhiên đến con người:

Trong triều mọi sĩ đều ca vịnh, Ngoài nội tam nông kẻo ước ao.

(Đại hạn gặp mưa, bài 43 - Thiên địa môn).

Tiếng ca vang của quân sĩ, nỗi hả hê của lão nông, cái cười hớn hở của hoa lá, điệu nhảy lao xao của cá tôm,… đã làm nên một ngày hội tưng bừng, hân hoan. Đó phải chăng không chỉ là niềm vui sướng của thiên nhiên, con người trong cảnh đại hạn gặp mưa mà còn là niềm hạnh phúc, toại nguyện của cả đất nước trong không khí thanh bình, thịnh trị. Phải đồng cảm với niềm vui nhỏ bé, khát khao bình dị của con người thì các tác giả Hồng Đức mới viết lên những vần thơ đậm tính nhân văn như thế.

Tư tưởng thân dân của các nhà thơ thời Hồng Đức chủ yếu thể hiện qua những cách nhìn, thái độ hay cảm xúc bình dị về người dân. Dù ở

Một phần của tài liệu Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII. (Trang 145 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(331 trang)
w