Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII
4.1. Tư tưởng thân dân trong văn học nửa đầu thế kỷ XV
4.1.1. Thương dân, đề cao vai trò sức mạnh của người dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn
Nửa đầu thế kỷ XV là thời kỳ khởi dựng gian nan của Nhà nước phong kiến mới đời Hậu Lê. Nhà nước phong kiến ấy khác với Nhà nước
phong kiến đời Trần ở chỗ quân chủ đã thay thế quý tộc để giúp vua trong việc trị nước, an dân. Nho sĩ là lực lượng sáng tác chủ yếu và góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Họ đã gian khổ chiến đấu, có khi phải hy sinh, để thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình của mình. Trong cuộc khỏng chiến chống ngoại xõm, họ đó thấy rừ sức mạnh của nhõn dõn;
trong công cuộc xây dựng đất nước, họ hiểu rằng phải dựa vào sức mạnh to lớn ấy. Là những kẻ sĩ quân tử đại diện cho tầng lớp trí thức của thời đại họ thấm nhuần lý tưởng “thượng trí quân, hạ trạch dân” (trên giúp cho vua, dưới chăm lo cho dân); “ái ưu” (yêu nước, lo dân) hoặc “ưu ái” (ưu quốc, ái dân - lo nước, thương dân). Vì thế, trong những tác phẩm thơ văn nửa đầu thế kỷ XV, tư tưởng thân dân gắn liền với tâm huyết của những người nhà nho yêu nước mang trong mình khát vọng thực hiện lý tưởng giúp dân, giúp nước với tinh thần chung là lạc quan, phấn khởi, tự hào.
Các thể loại văn học thể hiện tư tưởng thân dân cũng rất phong phú, bao gồm các tác phẩm văn chính luận như thư địch vận, công văn ngoại giao, chiếu, dụ, biểu, cáo, tấu,…Tiểu biểu nhất vẫn là Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi sáng tác trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn và Bình Ngô đại cáo - bài văn có tính chất tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng như có ý nghĩa bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Thơ phú chủ yếu viết được sáng tác khi cuộc kháng chiến đã hoàn thành, tiểu biểu là các bài phú của Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân,… Thơ Nôm, ngoài thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, có thể kể tới Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Thiên Tích, Lí Tử Cấu, Trình Thanh,…
Cuối thế kỷ XIV, giặc Minh đem quân sang xâm lược nước ta, các cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra thời Hậu Trần, thời nhà Hồ đều lần lượt thất bại, nhân dân ta thời đó rất cần có một ngọn cờ đại nghĩa, một “minh chủ”
xứng đáng để tập hợp nhân sĩ yêu nước, lãnh đạo nhân dân chống giặc, cứu
nước. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của người anh hùng Lê Lợi xuất hiện đã phản ánh đúng nguyện vọng, mong ước thiết tha về độc lập dân tộc của nhân dân ta. Truyền thuyết dân gian về thanh gươm thần Lê Lợi với hai chữ
“Thuận Thiên” (tức thuận lòng trời) trên lưỡi kiếm dường như đã ngầm ý nói công cuộc dấy binh của Lê Lợi là hợp với lòng trời, thuận theo ý dân.
Lê Lợi xuất thân không phải từ tầng lớp quý tộc, mà từ một hào chủ địa phương. Đất Lam Sơn, núi Chí Linh những vùng đất thiêng, “núi tổ” đã sinh ra và trao trọng trách cho “nhân kiệt”: “Dư phấn tích Lam Sơn, thê thân hoang dã” (Ta đây, núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình - trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi). Trong cách nói của Lê Lợi ta thấy rừ ụng khụng xưng “trẫm” (tiếng dành cho vua), mà chỉ dựng từ dư (là tôi, ta, tiếng xưng hô bình thường như mọi người). Lê Lợi muốn nói mình là một người bình thường, “thay trời làm việc” (đại thiên hành hóa). Điều đó được Lê Lợi tuyên thề trước các tướng lĩnh, trước những người phò tá của mình trong hội thề khởi nghĩa Lam Sơn: “Thời nay có giặc nhà Minh sang chiếm nước ta, nguyền lấy nam làm tôi. Người dân nước có vua, trời thương dân đồ thán cho cầm được thần kiếm bảo ấn, y điếu dân phạt tội, giữ lấy muôn dân khỏi khốn cực” [123, tr.175]. Lời văn vang lên như lời hịch, Lê Lợi núi rừ mục đớch cuộc khởi nghĩa là thay lệnh trời để giỳp dõn thoỏt khỏi khốn cùng, “điếu dân phạt tội” (vì thương dân mà đánh kẻ có tội).
Con người “chốn hoang dã nương mình”, trải “mười mấy năm trời”,
“nằm gai nếm mật”, quả đã thuyết phục được lòng dân, thu phục được nhân tài, đoàn kết cỏc tướng sĩ, đỳng như Nguyễn Trói đó núi rừ trong chựm thơ mừng Lê Lợi về thăm Lam Sơn:
Ức tích Lam Sơn ngoạn vũ kinh, Đương thời chí dĩ tại thương sinh.
Nghĩa kỳ nhất hướng trung nguyên chỉ,
Miếu toán tiên tri đại sự thành....
(Nhớ thuở Lam Sơn đọc vũ kinh, Chí vua đã hướng tới dân sinh, Phất cao cờ nghĩa trung nguyên chỉ, Tính trước cơ mưu việc lớn thành…).
Việc khẳng định vai trò của “địa linh, nhân kiệt”, ca ngợi vai trò của Lê Lợi, lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn là thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong công cuộc chống xâm lược. Đề tài này xuất hiện khá nhiều trong thơ, phú thời đầu Lê, tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du. Như đã nói, đất Lam Sơn, núi Chí Linh là “địa linh” đã che chở cho người anh hùng Lê Lợi. Khi nghĩa quân bị bao vây ngay giữa Lam Sơn, ẩn mình ở Chí Linh sơn, giặc vẫn không thể bắt được Lê Lợi bởi xung quanh vị chủ tướng đã có nhân dân che chở, đó là ông lão cày ruộng, bà lão bán dầu, các cô gái dân tộc Thái, dân tộc Mường, và đặc biệt là Lê Lai sẵn sàng đổi áo cứu chủ tướng thoát khỏi vũng võy,… Nguyễn Trói kể rừ trong Lam Sơn thực lục: “Khi vua kinh doanh bốn phương, phía bắc đánh giặc Minh, phía nam đuổi quân Lào, trải trăm trận, đến đâu thắng đấy, chỉ có bọn vũ thần là Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, ba mươi lăm người; văn thần là bọn Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng; cùng với bình sĩ cha con, hai trăm quân thiết đội, hai trăm nghĩa sĩ, hai trăm dũng sĩ, bốn mươi thớt voi, cả xe cộ cùng người gài yếu, người hộ vệ và vợ con, chỉ hai nghìn người mà thôi” [157, tr.70] .
Trong tập thơ Cúc pha của mình, nhà thơ Nguyễn Mộng Tuân đã sáng tỏc hai bài thơ thể hiện rừ mối quan hệ giữa vua với dõn. ễng so sỏnh
“Quân chu” (vua là thuyền), “Dân thủy” (Dân như nước). Bài Quân chu như sau:
Tải, phúc tòng tri chỉ tại dân,
Cự chu tất cánh dụng hiền thần.
Thiệp xuyờn sơ vừng tri du tế, Đắc đạo hà tu phục vấn tân.
Vị than ha tường mê độc Dạng, Hữu luyên kim vũ tác vong Trần.
An nguy nhất dã nghi gia ý, Tác tiếp vô khinh phó phỉ nhân (Chở, lật mới hay cốt ở dân, Thuyền to ắt cậy đến hiền thần.
Qua sông, chẳng nhớ buổi đầu nữa, Đắc đạo, không hề hỏi bến quen.
Chưa nói buồm ngà mê đế Dạng, Chẳng bàn lòng đẹp ám vua Trần.
An, nguy chỉ có con sào chống, Tay lái, coi chừng kẻ bất nhân!) Và bài “Dân thủy” như sau:
Đãng đãng dân tình dị khứ lưu, Tín tai như thủy hoặc trầm phù Quần sinh tụ tán doanh hư thế, Chúng chí tong vi thuận nghịch lưu Tựu Hán, bái nhiên quy mạc ngư, Vong Tần, hoán nhược đãng nan thu.
Quân tâm lẫm nhược vu uyên trụy, Kỳ tế thường hoài vị tế ưu
(Dao động tình dân dễ xuống lên, Lòng dân tựa nước: nổi hay chìm.
Hợp, tan tùy thế đầy, vơi đó,
Theo, chống do lòng thuận, nghịch nên.
Về Hán ùn ùn ai cản nổi.
Bỏ Tần tan tác dễ đâu kìm?
Lòng vua nơm nớp như gần vực, Yên ổn qua rồi vẫn chửa tin)
Ở trong bài Quân chu hay Dân thủy, tác giả đều nói đến sức mạnh của dân như sức mạnh của nước. Nếu dân đã giống như nước, thì phải biết thuận theo sức dân nhưng là thuận theo sức nước. Thuận theo dân thì mọi việc sẽ trôi chảy. Được lòng dân thì như đi thuyền mà được xuôi dòng nước.
Nguyễn Trãi trong bài thơ Quan hải (Đóng cửa biển) cũng nhận xét tương tự, khi ông viết câu: “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Thuyền có bị lật mới biết rằng dân chẳng khác gì nước). Lý Tử Tấn và Nguyễn Mộng Tuân mỗi người làm một bài phỳ Quõn chu (Vua là thuyền) để núi rừ ý đồ qua hỡnh tượng đú. Phần mở đầu bài phỳ của Lý Tử Tấn nờu rừ:
Cổ nhân thiện dụ, Di quyết yến mưu.
Vị quân dân chi tương bảo, Do chu thủy chi tượng tu.
Tất giới cụ dĩ cộng tế, Vô tư mịch dĩ oán thù.
Tý dân tâm chi ái đới, Vô khuynh phú chi thâm ưu.
Thử quân chu chi thứ thí,
Sở dĩ vi dụ hậu chi lương đồ dã.
(Người xưa quả thật là khéo ví, Để lại mưu hay cho đời sau.
Rằng vua tôi như thuyền với nước,
Phải giữ gìn bảo vệ lẫn nhau.
Cẩn thận giúp nhau tới bờ tới bến, Chớ ghìm nhau để chuốc oán cừu Phải khiến cho lòng dân yêu kính, Thì không lo nghiêng đổ sập nhào.
"Vua như thuyền" trong câu ví đó,
Cốt để mưu hay giúp cháu con đời sau vậy!) (Bùi Văn Nguyên dịch)
Sau đó, Lí Tử Tấn nêu lên một nguyên lý đúng đắn nhất cho kẻ làm vua biết chú ý đến lẽ phải. Đó là nguyên lí:
Duy nhân nghĩa kì nguy đà Diệc lễ nhượng kì li duy
(Nhân nghĩa là bánh lái cột buồm Lễ nhượng là giây leo, rợ buộc).
Quả được như vậy, kẻ làm vua sẽ được quần chúng ủng hộ: “Tế xuyên chi tài, hoặc tả hoặc hữu/Bật vi chi trực, như dực nhữ vi” (Kẻ tả kẻ hữu, giúp đỡ vượt sông/Người phù người trì, sửa cong uốn thẳng).
Tác giả dẫn các sử liệu ở Trung Quốc từ Nghiêu, Thuấn đến Hạ, Thương, Chu để minh họa cho luận điểm của mình, rồi kết luận:
Thi tri: dân tâm chi nham hiểm, hữu thậm ư thủy;
Nhi quân đức chi thịnh tắc tất sử chi thường hoài vu hữu nhân dã.
(Thế mới biết lòng dân nguy còn hơn cả nước;
Nhưng nếu nhà vua đức tốt thì ắt sẽ khiến dân luôn nhớ tới bậc có nhân). Trong bài phú cùng đầu đề, Nguyễn Mộng Tuân cũng nhắc lại ý nghĩa ẩn dụ đó:
Vậy ai chẳng bảo rằng: dân là nước chừ
Và chính vua chỉ là thuyền đó sao?
Quả là một điều thú vị, rất cần vì vua mà tâu thật Vì nước có thể chờ nổi, lại cũng có thể lật nhào chừ!
Nước mềm lắm, mà lại cứng lắm chừ Chứa ngầm sóng gió bất trắc xiết bao!.
Cũng như Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân mong rằng nhà vua phải biết “Xem thái độ của dân mà lo sợ”, và phải biết “lấy nhân nghĩa làm thuyền”. Tác giả cũng dẫn ra một số nhân vật tích cực trong lịch sử đã từng giúp các vua thời cổ đại Trung Quốc thi hành việc nhân nghĩa có kết quả, ví dụ như ông Vũ, ông Tắc giúp vua Thuấn trị thủy, Phó Duyệt giúp vua Cao Tông nhà Ân, Chu Công Đán và Thiệu Công Thích giúp Vũ vương và Thành vương, hay như Tiêu Hà, Tào Tham giúp Lưu Bang…, đồng thời tác giả cũng nêu lên những vị vua làm trái với nhâ nghĩa như U vương, Lệ vương thời Chu, Tần Thủy Hoàng, Dạng đế nhà Tùy,…Cuối cùng, Nguyễn Mộng Tuân lưu ý nhà vua ở chỗ biết lo xa đề phòng sự bất trắc có thể xảy ra, mà nguyên nhân sâu xa lại có thể bắt nguồn ngay giữa lúc nước nhà đang ở thời bình, cũng như nước ngay ở chỗ nông cạn vậy. Tác giả viết rất thẳng thắn:
Cho nên, thuyền bị đắm, đâu có phải ở nơi thác ghềnh hiểm hóc chừ
Mà thường lại ở những nơi bãi nông, gò nổi!
Nước mất không đợi đến ngày có giặc ngoại xâm chừ Mà thường ở vào lúc đương hỗn hợp mà một mối….
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Cuối bài phú, tác giả kết lại bằng hình ảnh những người ngồi trong cái thuyền “có đáy dỉ rò”, khi phải vượt qua biển cả. Quả thật, nguy cơ mất nước có thể so sánh như chỗ “rò dỉ” trong đáy thuyền vậy!
Đưa ra hình ảnh sóng đôi Quân chu và Dân thủy, các tác giả thời Lê có thâm ý vừa nhắc lại nhân tố thành công trong cuộc kháng chiến giữ nước đã qua, vừa nêu lên bài học trước mắt về tinh thần đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Tục ngữ có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại” (Quan chỉ ở một thời, còn dân là muôn thuở). Chắc hẳn những bậc Nho sỹ, trí thức như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn muốn lấy văn chương, và qua văn chương để kín đáo, tế nhị nhắc nhở các bậc đế vương.
Từ vua sáng nghiệp như Lê Thái Tổ, tiếp sau đến vua Lê Thái Tông lên ngôi còn trẻ tuổi, sự nghiệp trị vì lâu dài trước mắt, cho nên bài học về truyền thống đoàn kết nhân dân càng vô cùng quan trọng.
Thiên Thái Thệ trong Kinh Thư có câu “Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chi!” (Trời vốn ở nơi dân; dân mà đã muốn, trời ắt phải theo). Đất thiêng, người hùng là yếu tố quan trọng, nhưng được nhân dân ủng hộ đi theo mới là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi trở thành nhân vật vĩ đại, tiêu biểu cho phong trào chống Minh, cứu nước vì Lê Lợi đã yêu chuộng chính nghĩa, đứng hẳn về chính nghĩa, như Nguyễn Mộng Tuân đã đề cập đến trong phần mở đầu bài phú “Cờ nghĩa” của mình:
Vĩ đại thay! Vua ta chuộng nghĩa Dốc một lòng rửa nhụ trừ hung!
Gió càn tre nổi dậy
Khiến hào kiệt theo cùng
Phất cờ tiến lui mà hai kinh khôi phục
Thúc quân khép mở, khiến Vương Thông quy tòng Mười vạn tù binh tha bổng
Muôn đời sự nghiệp oai phong Tiếng nhân dậy khắp
Nghĩa khí vang lừng Cờ nghĩa vua ta cao phất
Che rợp cả bậc Hán, Đường….
Qua việc ca ngợi Lê Lợi, Nguyễn Mộng Tuân đã nói lên sức mạnh chính nghĩa - cũng chính là sức mạnh của nhân tâm:
Đạo lớn ngụ ở chế độ
Tác dụng lại tự lòng người.
Buổi đầu dựng cờ: “Được mọi người ủng hộ//Nên sự nghiệp sáng ngời”. Cùng ý với bài phú trên, trong bài phú “Mưa rửa giáp binh”, Nguyễn Mộng Tuân cũng hết sức ca ngợi vai trò của Lê Lợi. Tác giả so sánh vai trò của Lê Lợi trong việc giải phóng đất nước ta, để cứu nhân dân hai nước khỏi nạn chém giết lẫn nhau, với sự nghiệp Vũ vương đánh Trụ để cứu nhân dân mình trong cảnh đồ thán:
Dấy một lữ, mở nước cứu đời, Vững một lòng vì dân rửa nhục.
Sóng bể làm mưa quyết rửa sạch tanh hôi, Thuốc thần làm tễ, mong chữa lành ghẻ lác.
Sánh công đức Vũ vương, Mọi chủ trương đều hợp…
Thương dân ta từng khổ đau, Quyết đổi đời cho tốt đẹp.
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Dưới ngọn cờ đại nghĩa của chủ tướng Lam Sơn, nhân dân đồng lòng nổi dậy, cho nên từ thế “yếu” ban đầu chuyển thành thế “mạnh” tiến công.
Đoàn kết là sức mạnh vô song, là truyền thống của nhân dân ta: “Nhân dân bốn cừi một nhà, dựng cần trỳc ngọn cờ phất phới/Tướng sĩ một lũng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).
Quang cảnh tưng bừng toàn dân kháng chiến đó được Nguyễn Trãi miêu tả trong bài “Chí Linh sơn phú”:
Ai cũng mến vua mà liều chết, Ai cũng muốn ra sức mà đền ân.
Gạo nước đón rước, Người theo đường đầy.
Hào kiệt nghiến răng vì căm giận, Phụ lão nức nở thấy ngày nay…
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Lê Lợi đã thành công một cách oanh liệt như vậy, là vì Lê Lợi đã được nhân dân tin theo. Sức mạnh chính nghĩa và sức mạnh của lòng dân đã đưa cuộc kháng chiến chống Minh đến thắng lợi một cách thần tốc, như Nguyễn Trãi đã nói trong chùm thơ Mừng vua về Lam Sơn: “Nhất nhung đại định hà thần tốc” (Chỉ một cỗ áo giáp mà có thể giải phóng đất nước nhanh đến thế). Tuy nhiên, khi cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, biên cương ổn định, vương triều vững mạnh thì vua Lê Thái Tổ lại có những việc làm trái ngược với thân dân, nghi ngờ những nhân vật lỗi lạc đã cùng nhà vua lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược. Vì vậy, tư tưởng thân dân không phải là tư tưởng một chiều, bất biến mà có khi lại chịu sự quy định của điều kiện hiện thực lịch sử. Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề này khi nói đến tác giả Nguyễn Trãi.
4.1.2. Ý thức về trách nhiệm của kẻ sĩ đối với người dân
Sau chiến tranh, đứng trước nhiệm vụ xây dựng đất nước và đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, Lê Thái Tổ đã ban hành Chiếu cầu hiền tài, kêu gọi những ai có năng lực, có lương tâm, có lòng yêu nước thương dân thì hãy mạnh dạn tự tiến cử hoặc thuận tình để bạn bè mình tiến cử “kẻ hào kiệt còn ẩn nơi đồng nội”, “lẫn ở hàng quân nhân”, “kẻ còn ẩn náu ở xóm