TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG XUÂN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG XUÂN
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
2.2.1.Thực trạng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
Dựa vào kết quả dữ liệu thứ cấp và kết quả khảo sát các nhân viên, khách hàng của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân cho thấy:
Việc nghiên cứu và xác định đối thủ cạnh tranh cũng chính là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh.Theo số liệu thống kê của Báo cáo ngành xây dựng tính đến tháng 10/2021, Việt Nam có khoảng gần 73.176 doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tham gia khiến cho thị trường xây dựng Việt Nam phân mảnh với áp lực cạnh tranh cao . Đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả các công ty dược phẩm đang hoạt động trong ngành, đối thủ cạnh tranh chính của công ty là : Công ty Cổ phần Kiến Trúc và Xây dựng MASHOME (Quảng Trị), Công ty TNHH Xây dựng Mihico (Thừa Thiên Huế), tập đoàn Trường Thịnh (Quảng Bình)
Dưới đây là một số thông tin của đối thủ cạnh tranh chính của công ty:
Bảng 2.2 Bảng đánh giá đối thủ cạnh tranh Công ty Cổ phần Kiến
Trúc và Xây dựng MASHOME
Công ty TNHH Xây
dựng Mihico Tập đoàn Trường Thịnh Giới
thiệu
Được thành lập từ năm 2019 . Công ty đề cao kiến tạo công trình thiết kế đẹp
Công Ty TNHH Xây dựng Mihico với kinh nghiệm 8 năm trên thị
Tập đoàn Trường Thịnh - tiền thân là Công ty TNHH Xây
cho khách hàng, đào tạo đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư có trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp. Công ty đã đầu tư hàng chục công nghệ- kĩ thuật hiện đại.
Trong tương lai Công ty định hướng trở thành công ty đứng đầu về thiết kế nhà ở cũng như các công trình lớn.
trường, đội ngũ có kinh nghiệm dày dặn, công ty luôn là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng và các chỉ tiêu nộp ngân sách đề ra, là tổng thầu thiết kế và xây dựng nhà ở, khách sạn được người dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn tin tưởng với các dự án chất lượng cao và ứng dụng công nghệ thông minh.
dựng Tổng hợp Trường Thịnh được thành lập vào năm 1994. Sau 21 năm hoạt động và phát triển, Trường Thịnh đã trở thành Tập đoàn vững mạnh trong lĩnh vực Xây dựng, và Khai thác dịch vụ du lịch.
Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trên 20 năm qua định hướng trên không nằm ngoài chiến lược phát triển chung là phải đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn chặt với bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên một cách tối đa nhằm mang đến cho khách hàng, cộng đồng những lợi ích và giá trị thiết thực nhất từ mỗi sản phẩm, dịch vụ của
Tập đoàn. Tập đoàn Trường Thịnh tin tưởng với năng lực và phương châm kinh doanh lấy chữ Tín làm đầu sẽ mang lại và thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả từ tất cả khách hàng, Nhà đầu tư, Đối tác trong và ngoài nước.
Điểm mạnh
- Thương hiệu uy tín - Năng lực tài chính tốt - Trang thiết bị sản xuất tiên tiến
-Sản phẩm được định vị tốt trên thị trường
- Có thế mạnh về R&D
- Hoạt động Marketing tốt
- Năng lực sản xuất tốt - Năng lực tài chính tốt -Khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu tốt - Hoạt động xúc tiến bán hàng mạnh
- Sản phẩm đa dạng - Hệ thống phân phối rộng
-Dịch vụ khách hàng tốt
- Có lợi thế trong hợp tác, liên doanh
Điểm yếu
- Hệ thống phân phối phát triển chưa đồng đều giữa các khu vực
-Tính thanh khoản thấp -Chưa tận dụng hết công suất hiện có
-Không chủ động trong việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng
- Danh tiếng thương hiệu chưa được phổ biến - Quy mô công ty tăng nhanh tạo áp lực cho ban quản trị.
- Khả năng sử dụng tài sản còn yếu
- Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực còn yếu
(Nguồn: Tác giả)
2.2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
Dựa trên những phân tích và quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Thông qua kết quả phỏng vấn ban lãnh đạo công ty Cổ phần xây dựng Trường Xuân, sau đó tiến hành tổng hợp lấy giá trị trung bình độ quan trọng của từng năng lực cạnh tranh. Tổng các tiêu chí tính trên thang điểm 1 với 16 tiêu chí. Cụ thể theo bảng dưới đây:
a. Năng lực cạnh tranh marketing
Bảng 2.3. Điểm trung bình độ quan trọng các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh Marketing của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
STT Các công cụ cạnh tranh Điểm xếp loại
1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 0.08
2 Cạnh tranh bằng giá cả 0.077
4 Cạnh tranh bằng thị phần 0.073
5 Cạnh tranh bằng uy tín thương hiệu 0.073 6 Cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo 0.067 7 Cạnh tranh bằng dịch vụ hỗ trợ khách hàng 0.047 8 Cạnh tranh bằng năng suất lao động 0.05
(Nguồn: Tác giả)
Chính sách sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất chiếm 0.05 trên tổng điểm 1. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của ngành xây dựng. Bởi vì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định xây dựng. Hơn nữa một doanh nghiệp có nhiều công trình xây dựng đẹp và chắc chắn thì có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn,. Qua đó mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh.
Chính sách giá là yếu tố quan trọng thứ 2 quyết định sự thành công của ngành xây dựng, chiếm 0.077 trên tổng số điểm 1. Việc tiết kiệm nhằm tối thiểu hóa chi phí là rất cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó mọi người luôn có tâm lý “ Tiền nào của đấy”. Chính vì thế chính sách giá sẽ là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Thị phần và uy tín thương hiệu cùng đứng thứ 3,4 với 0,073 điểm. Thị phần của doanh nghiệp phản ánh vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.. Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Khách hàng sẽ lựa chọn hàng hóa bằng sự cảm nhận của mình. Chính vì vậy doanh nghiệp mà có uy tín thương hiệu thì khách hàng sẽ tin tưởng và thương chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp đó. Khi một thương hiệu mới xuất hiện sẽ khiến khách hàng phân vân trong quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp .Vì vậy muốn đánh giá sức cạnh tranh của một doanh nghiệp thì không thể không đánh giá uy tín thương hiệu.
Hoạt động quảng cáo được đánh giá quan trọng thứ 5 với mức 0.067. Quảng cáo giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Mang tới cho người tiêu dùng sự lựa chọn hoặc quyết định mua sản phẩm. Quảng cáo cũng là một hoạt động xúc tiến bán hàng. Một quảng cáo hiệu quả sẽ khiến người tiêu dùng muốn mua sản phẩm của quảng cáo đó. Doanh nghiệp có hoạt động quảng cáo mạnh chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó cao.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là tiêu chí được đánh giá 0.047 điểm trên tổng điểm 1.
Dịch vụ khách hàng là hoạt động tương tác với khách hàng trước và sau khi bán sản phẩm. Doanh nghiệp có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt thì càng được khách hàng yêu thích, doanh thu của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Vì vậy, đây chính là tiêu chí không thể thiếu trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng suất lao động cũng là một tiêu chí khá quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, với mức 0.05. Tăng năng suất lao động đồng nghĩa là tạo ra lợi nhuận lớn hơn, có thêm nhiều cơ hội đầu tư hơn. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được đánh giá cao hơn.
b. Năng lực cạnh tranh phi marketing
Bảng 2.4 Điểm trung bình độ quan trọng các tiêu chí cấu thành năng lực cạnh tranh phi Marketing của Công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
STT Các công cụ cạnh tranh Điểm xếp loại
1 Cạnh tranh bằng năng lực tài chính 0.09 2 Cạnh tranh bằng kỹ thuật, công nghệ 0.087 3 Cạnh tranh bằng năng lực quản trị, lãnh đạo 0.083 4 Cạnh tranh bằng nguồn nhân lực 0.077 5 Cạnh tranh bằng năng lực R&D 0.073 6 Cạnh tranh bằng hệ thống thông tin 0.04 7 Cạnh tranh bằng văn hóa doanh nghiệp 0.033 8 Cạnh tranh bằng lực lượng lao động 0.033 9 Cạnh tranh bằng lực lượng bán hàng 0.017
(Nguồn: Tác giả) Năng lực tài chính của doanh nghiệp có mức độ quan trọng nhất quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp, chiếm 0.09 điểm trên tổng điểm 1. Đây là ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, các hoạt động của doanh nghiệp để mang đến sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Như vậy thì doanh nghiệp mới theo đuổi được mục tiêu lợi nhuận, thị phần. Đồng nghĩa cũng thể hiện được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kỹ thuật – công nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện nay.
Được đánh giá có độ quan trọng thứ 2 với mức điểm 0.087 trên tổng 1 điểm.Với đặc thù của ngành xây dựng là cần thích nghi nhanh chóng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Các công ty muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình.
Năng lực quản trị, lãnh đạo được đánh giá quan trọng thứ 3 với mức 0,083. Mỗi quyết định của nhà quản trị, lãnh đạo có thể dẫn đến sự thành công hoặc thất bại cho doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo giỏi sẽ đưa ra được những chiến lược, phương án giúp doanh
nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, Vì vậy năng lực quản trị, lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiêu chí nguồn nhân lực được đánh giá với mức 0.077, có độ quan trọng thứ 4. Bởi bất cứ công ty nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì nguồn nhân lực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Năng lực R&D được đánh giá mức 0.073 thấp hơn một chút so với tiêu chí nguồn nhân lực. Trong thời đại hiện nay, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, nâng cấp hệ thống thông tin, đảm bảo chất lượng. Vì vậy, năng lực R&D là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiêu chí hệ thống thông tin được đánh giá là tiêu chí quan trọng thứ 5, với mức 0.04. Mỗi công ty sẽ có cách kinh doanh riêng của họ và áp dụng hệ thống thông tin vào quy trình sản xuất, kinh doanh của mình để nắm bắt kịp thời các thông tin từ các phía khách hàng cũng như quản lý tốt hơn doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt thì tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tiêu chí văn hóa doanh nghiệp với mức 0.033 ngang với tiêu chí lực lượng lao động, đứng thứ vị trí lần lượt là 5 và 6. Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó có thể ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn thành công thì đều phải chú trọng đến yếu tố này. Lực lượng lao động chính là một yếu tố không thể thiếu đối với một công ty xây dựng. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp xây dựng rất quan tâm. Công ty có lực lượng lao động lớn đồng nghĩa sức xây dựng của công ty mạnh. Lực lượng lao động lớn cũng chính là một lợi thế cạnh tranh so với các công ty sản xuất khác.
Tiêu chí lực lượng bán hàng được đánh giá với mức 0.017 trên tổng điểm 1, khá là thấp. Bởi vì là một công ty xây dựng nên doanh nghiệp thường không quá chú trọng đến lực lượng bán hàng. Vì vậy tiêu chí này được đánh giá độ quan trọng thấp nhất.
2.2.3. Năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty Công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân
Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty so với đối thủ cạnh tranh Dựa vào kết quả điều tra nhân viên (trình bày ở phần phụ lục) kết hợp với kết quả điều tra về độ quan trọng của các tiêu chí.Tác giả thiết lập mô hình đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân với các đối thủ cạnh tranh như sau:
Bảng 2.5. Bảng đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Công ty so với đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố
Độ quan trọng
Tập đoàn Trường
Thịnh
Công ty TNHH Xây dựng Mihico
Công ty Cổ phần Kiến Trúc
và Xây dựng MASHOME
Công ty cổ phần xây dựng
Trường Xuân Xếp
loại
Tổng điểm
Xếp loại
Tổng điểm
Xếp loại
Tổng điểm
Xếp loại
Tổng điểm 1. Thị
phần 0.073 3.5 0.2555 3.1 0.2263 2.6 0.1898 2 0.146
2. Uy tín thương hiệu
0.073 2.9 0.2117 2.2 0.1606 1.6 0.1168 2.9 0.2117 3.Năng
suất lao động
0.05 3.3 0.165 3 0.15 2.9 0.145 2.4 0.12
4.Chất lượng sản phẩm
0.08 3.3 0.264 2.2 0.176 2.2 0.176 3.3 0.264
5.Chính
sách giá 0.077 2.8 0.2156 3 0.231 2.6 0.2002 3.2 0.2464 6. Dịch 0.047 3.1 0.1457 2.2 0.1034 2.5 0.1175 3.6 0.1692
vụ hỗ trợ khách hàng 7. Chính sách quảng cáo
0.067 3.1 0.2077 2.1 0.1407 3.6 0.2412 2 0.134
8. Nguồn
nhân lực 0.077 2.84 0.2187 2.08 0.1602 2.76 0.2125 2.36 0.1817 9. Năng
lực tài chính
0.09 3 0.27 3.08 0.2772 3.08 0.2772 2.16 0.1944 10. Năng
lực quản trị lãnh đạo
0.083 2.88 0.239 1.96 0.1627 1.96 0.1627 2.8 0.2324
11. Kỹ thuật – công nghệ
0.087 2.64 0.2297 3.16 0.2749 2.76 0.2401 3 0.261
12. Lực lượng lao động
0.033 2.72 0.0898 2.84 0.0937 2.12 0.07 2.08 0.0686 13. Lực
lượng bán hàng
0.017 2.4 0.0408 1.76 0.0299 2.04 0.0347 2.28 0.0388 14. Hệ
thống thông tin
0.04 2.36 0.0944 2.16 0.0864 2.4 0.096 2.4 0.096 15. Năng
lực R&D 0.073 2.84 0.2073 2.84 0.2073 3.16 0.2307 2.12 0.1548 16. Văn 0.033 2.24 0.0739 2.12 0.07 3.16 0.1043 3.04 0.1003
hóa doanh nghiệp
Tổng 1 2.9288 2.5503 2.6146 2.6193
(Nguồn: Tác giả) Từ bảng tổng hợp, ta có thể xác định được năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân là 2.6193. Với tổng điểm 2.6193 cho thấy, năng lực cạnh tranh hiện nay của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân đang xếp hạng thứ 3 so trong tổng 4 công ty. Tập đoàn Trường Thịnh được đánh giá là cao nhất với tổng điểm là 2.9288
Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối của công ty:
Năng lực cạnh tranh tương đối của công ty so với Tập đoàn Trường Thịnh DSCTN = = 0,89
Theo kết quả có thể thấy, năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Trường Xuân so với các đối thủ cạnh tranh là gần như yếu nhất. Công ty vẫn còn yếu về các yếu tố như: chính sách quảng cáo, năng lực R&D, cơ sở hạ tầng, năng suất lao động, năng lực tài chính, thị phần. Hạn chế lớn nhất của công ty danh tiếng thương hiệu chưa được phổ biến, vẫn còn chưa được nhiều người biết đến. Lãnh đạo công ty tuy có chuyên môn cao nhưng chưa có nhiều cập nhật mới về biến động mới trong đấu thầu cũng như các diễn biến mới chưa được cập nhật nhanh chóng. Vì vậy, công ty cần phải biết mình hiện đang còn kém hơn đối thủ cạnh tranh ở những mảng nào để từ đó có những chiến lược đổi mới và khác biệt hơn so với đối thủ, thu hút khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của