Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch bắc ninh (Trang 23 - 30)

2.1.1 . Đặc điểm thị trường.

Thị trường kinh doanh của Công ty bao gồm toàn bộ khu vực các tỉnh miền Bắc với trọng điểm là tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai. Đây là khu vực đang có tốc độ phát triển khá mạnh, cơ sở hạ tầng cần xây dựng nhiều trong khi thu nhập của người dân ngày càng tăng vì vậy đây là thị trường giàu tiềm năng phát triển của Công ty. Để mở rộng thị trường thì vốn là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng, nếu thiếu vốn thì không những gây khó khăn cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh mà đó sẽ là một trở ngại lớn vì vốn là tiền đề cơ sở để tiến hành một hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong việc duy trì và mở rộng thị trường.

2.1.2. Đặc điểm về khách hàng.

Ngoài những khách hàng truyền thống là các nhà máy. Xí nghiệp, các Công ty, các đối tác làm ăn lâu dài, Công ty còn mở rộng thị trường phục vụ khách hàng có nhu cầu xây dựng như các nhà máy chế xuất ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, các đối tượng này trở thành một phần không thể thiếu trong công tác kinh doanh của Công ty.

Với sự chuyển đổi về nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ cao, đối tượng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực vật tư, năng lượng và xây dựng ngày càng nhiều. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và có nhu cầu ngày càng cao.

Một nguồn vốn linh hoạt và được sử dụng một cách hiệu quả sẽ là một nhân tố quan trọng trong các giao dịch kinh doanh với các đối tác của doanh nghiệp. Và đặc điểm khách hàng sẽ tác động không nhỏ tới sự hoạt động của nguồn vốn Công ty.

2.1.3. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh.

Với sự đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh có rất nhiều các mặt hàng kinh doanh như: kim khí, điện máy,

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 4

vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, đưa người lao động đi nước ngoài, hàng may mặc, sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của Công ty nổi lên là những mặt hàng sau: mặt hàng kim khí (sắt thép xây dựng), xi măng, xăng dầu, hàng tơ tằm.

* Đặc điểm mặt hàng kim khí.

Mặt hàng kim khí là mặt hàng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Trong mặt hàng kim khí cũng gồm rất nhiều loại hàng hoá khác nhau: thép xây dựng, thép hình, thép tấm, thép lá…

Mặt hàng kim khí thường có giá trị hàng lớn nên lượng vốn đọng do khách hàng chiếm dụng cao và trong thời gian dài, điều này làm ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Do giá trị hàng lớn và dù thường bị khách hàng chiếm dụng vốn nên lượng vốn sử dụng nhiều dẫn tới việc phải đi vay vốn, chịu chi phí vốn vay và rủi ro sử dụng vốn vay cao ảnh hưởng xấu tới hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

* Đặc điểm mặt hàng xi măng.

Công ty làm đại lý cho Công ty xi măng ChinFon Hải Phòng hợp đồng quy định Công ty phải gửi tiền cho lượng xi măng tiêu thụ trong thánh sau vào cuối mỗi tháng trước đó. Tuy nhiên, sản lượng xi măng không đều, mặt khác việc vận chuyển xi măng chủ yếu diễn ra trên đường sông, những tháng mùa khô thuận lợi cho việc xây dựng nước sông thường cạn ảnh hưởng đến công tác vận chuyển và tiêu thụ xi măng. Do đó lượng vốn chuyển trước được quay vòng chậm dẫn đến việc Công ty phải chịu lãi suất do khách hàng chiếm dụng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và tiêu thụ xi măng của Công ty.

* Đặc điểm mặt hàng xăng dầu.

Cũng giống như mặt hàng xi măng, Công ty phải thanh toán tiền trước đối với đầu vào là mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên lượng hàng mua về phải có thời gian tiêu thụ, không chiếm dụng được vốn của nguồn đầu vào nhưng Công ty lại phải chịu lãi suất cho chất lượng hàng tồn kho, thời gian hàng tồn kho càng lớn thì chi phí lãi suất càng nhiều, vốn quay vòng chậm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 5 2.1.4. Đặc điểm về lao động.

Tổng số lao động làm việc doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm Cổ phần hoá năm 2002 là 249 người.

Tổng số lao động khi chuyển sang làm việc tại Công ty Cổ phần là 240 người, Công ty đã tận dụng tối đa nguồn lao động hiện có để chuyển sang làm việc sau khi cổ phần hoá. Quá trình sản xuất kinh doanh căn cứ vào nhu cầu lao động để thu hút thêm nguồn lao động xã hội trong tổng số lao động chuyển sang làm việc cho Công ty Cổ phần đã được sắp xếp như sau:

- Hội đồng quản trị + Ban giám đốc (kiêm việc, kiêm chức vụ) gồm

:05 người - Ban kiểm soát (kiêm việc kiêm chức vụ) gồm :03 người - Phòng tổ chức – Hành chính Bảo vệ gồm : 08 người

- Phòng Kế toán Tài chính : 05 người

- Phòng Kế hoạch Đầu tư : 03 người

- Phòng Kinh doanh : 07 người

- Chi nhánh Công ty tại Hà Nội : 10 người

- Chi nhánh Công ty tại TPHCM : 02 người

- Xí nghiệp Xăng dầu và VLXD Bắc Ninh. : 35 người

- Xí nghiệp May đo Thương mại : 32 người

- Trung tâm Xuất khẩu lao động : 20 người

- Trung tâm Du lịch lữ hành : 15 người

- Trung tâm Thương mại Cổng Ô : 31 người

- Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp BN : 28 người

- Trung tâm Tư vấn du học nước ngoài : 05 người

- Trung tâm Thương mại Tiền An : 31người

Trong giai đoạn tiếp theo 2004- 2008, cơ cấu và số lượng lao động cũng có nhiều thay đổi, mặc dù sự sắp xếp vào các bộ phận cũng không có nhiều thay đổi so với trên.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2004-2008.

Đơn vị tính: người.

Năm Độ tuổi

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

18 - 30 25 79 30 69 23 78 25 80 27 81

31 - 45 47 132 42 62 45 87 40 62 43 64

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 6

45 - 55 58 168 60 40 40 38 39 30 41 35

Tổng 130 379 132 171 108 203 104 172 111 180

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính công ty)

Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2004 đến năm 2005 có sự biến động mạnh, đó là kết quả của việc tiến hành cải cách giảm biên chế một cách hiệu quả hơn nữa sau khi tiến hành cổ phẩn hoá vào năm 2002. Còn từ năm 2005 đến năm 2008 cơ cấu lao động của công ty có sự biến động do đặc thù của Công ty là kinh doanh thương nghiệp, các quầy bán hàng khoán cho mậu dịch viên nên tỷ lệ lao động nữ thường chiếm nhiều hơn nam và có xu hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ, phù hợp với yêu cầu của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Đến hết năm 2008 toàn bộ Công ty có 111 nam, 180 nữ, tăng 15 người so với năm 2007, đây là do doanh nghiệp tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh, nên tăng thêm nhu cầu về nhân lực.

Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ một doanh nghiệp thương nghiệp cũ, chủ yếu là gồm hệ thống các của hàng mậu dịch của nhà nước trước kia. Vì vậy đội ngũ cán bộ của Công ty hiện thời dù đã có sự thay đổi lớn nhưng lớp cán bộ công nhân viên cũ vấn chiếm số lượng lớn và những cán bộ công nhân viên đó đều do cán bộ của các ngành nghề khác chuyển sang, ví dụ như bộ đội chuyển ngành…và đều là lớp lao động trung và lớn tuổi.

Cơ cấu lao động của Công ty đã ngày càng được trẻ hoá qua các năm gần đây.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động năm 2008.

Đơn vị tính: người.

Trình độ Độ tuổi

Sơ cấp và công nhân

kỹ thuật Trung cấp Đại học và cao

đẳng Tổng

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

18 – 30 5 22 10 26 12 33 108

31 – 45 13 21 15 18 15 25 107

46 – 55 17 16 14 12 10 7 76

Tổng 35 59 39 56 37 65 291

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 7

(Nguồn: Phòng tổ chức Hành chính Công ty)

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2008 lao động trẻ trong độ tuổi 18- 30 chiếm số lượng động nhất 108 người sau đó là độ tuổi 31- 45 tuổi với 107 lao động và chỉ có 76 lao động trong độ tuổi từ 46- 55 tuổi.

Đồng thời, trong 92 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thì có 45 cán bộ trong độ tuổi 18 – 30. Đây là lớp cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao, điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty và vậy Công ty không những tiết kiệm được chi phí đào tạo cán bộ mà có thể sử dụng trình độ của cán bộ công nhân viên vào trong hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn

2.1.5. Đặc điểm về máy móc trang thiết bị.

Là một doanh nghiệp Nhà nước mới hoàn thành cổ phần hoá do đó Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là vốn, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nhưng Công ty đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ kinh doanh. Hiện nay các phòng ban, các trung tâm, xí nghiệp của Công ty đều đã được trang bị máy vi tính, máy fax và điện thoại, trong tương lai Công ty sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện các trang thiết bị văn phòng.

Tài sản thiết bị của đơn vị đó là các yếu tố tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh của đơn vị bao gồm nhà kho hàng hoá, phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách.

Tổng giá trị tài sản cố định trên sổ sách kế toán (tính đến cuối năm 2008).

+ Nguyên giá : 6.940.813.492 đ.

+ Giá trị còn lại : 5.417.422.611 đ.

Trong đó:

+ Nhà cửa vật kiến trúc : 4.719.460.502 đ.

+ Máy móc thiết bị : 409.976.669 đ + Phương tiện vận tải chuyển dần : 1.798.194.503 đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 8

+ Tài sản cố định khác : 38.321.818 đ

* Diện tích nhà kho, nhà bán hàng, nhà làm việc đang sử dụng:

- Tổng diện tích đang sử dụng : 5.291,5 m².

Trong đó : + Nhà cấp 3 : 2.896 m².

+ Nhà cấp 4 : 1.848 m².

- Diện tích không sử dụng : 962m².

* Diện tích đất đang quản lý và sử dụng : 10.248,6m².

Trong đó:

- Trung tâm Thương mại Cổng Ô : 2.537,8m².

+ Cửa hàng kinh doanh Tổng hợp Đáp Cầu :1.716,7m².

+ Cửa hàng Suối Hoa : 526,8m².

+Cửa hàng Cổng Ô : 294,3m².

- Trung tâm Thương mại Tiền An : 1.762m².

- Xí nghiệp may đo TM Bắc Ninh : 824 m².

- Xí nghiệp Xăng dầu- VLXD Bắc Ninh : 836,4m².

+ Nhà Cổng Ô : 713,4m².

+ Khu thị trấn Lim : 123 m².

- Trung tâm KDTH Bắc Ninh :1.007,4m².

- Trung tâm du lịch lữ hành : 1.984m².

- Văn phòng Công ty:

+ Trung tâm Tư vấn du học

+ Trung tâm Xuất khẩu lao động : 1.297m².

* Nhà xưởng không cần dùng : Không có.

* Công nợ quá hạn : 4.082.798.513đ.

Trong đó:

+ Phải thu từ khách hàng : 3.537.142.226đ.

+ Trả trước cho người bán : 9.000.000đ.

+ Phải thu tạm ứng : 62.295.700đ.

+ Phải thu khác : 474.360.587đ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

2 9 2.1.6. Đặc điểm về tài chính.

Công ty luôn có hoạt động tài chính lành mạnh, là một doanh nghiệp thương mại nên vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn vay ngân hàng, vốn điều lệ của Công ty chỉ đạt 4,933 tỷ đồng hàng năm.

Việc phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng kinh doanh của Công ty.

* Quy chế quản lý tài chính:

- Về mua hàng:

Trước khi thực hiện kinh doanh mua- bán những lô hàng thì các đồng chí trưởng các đơn vị phải lập phương án kinh doanh trình Tổng giám đốc Công ty xem xét phê duyệt mới được vay vốn kinh doanh.

- Về hoá đơn chứng từ mua- bán hàng:

Mua – bán hàng phải đùng chủ bán, chủ mua, hoá đơn mua – bán hàng phải đùng với hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành.

- Quy định về ký hợp đồng:

Mọi trường hợp bán hàng, xuất hàng khỏi kho đều phải có hoá đơn bán và thu tiền.

Trường hợp bán nợ các đơn vị phải xem xét khả năng thanh toán của khách nợ, phải làm hợp đồng bán hàng, phải tính đủ lãi suất nợ trong giá bán. Thời gian bán nợ do các đơn vị tự quyết định trên cơ sở tính toán hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về khoản nợ đó. Công ty sẽ uỷ quyền cho các đồng chí trưởng đơn vị thực hiện ký các hợp đồng kinh tế.

Các đồng chí được uỷ quyền chỉ được ký và thực hiện trong phạm vi được uỷ quyền.

* Quy định về việc sử dụng vốn:

Do tình hình vốn vay ngân hàng hạn chế. Để có đơn vị chủ động vốn trong kinh doanh và cơ cấu vốn tồn kho hàng hoá, vốn trong công nợ hàng bán- hàng mua, vốn hàng đi trên đường tại đơn vị mình cho phù hợp để tăng hiệu quả kinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A

3 0

doanh, Công ty sẽ căn cứ vào tình hình sử dụng vốn của các đơn vị để có kế hoạch tài chính chuyển tiền và thanh toán việc mua bán hàng hoá tại đơn vị.

Mọi trường hợp chi trả công nợ, chi mua hàng bằng tiền mặt tại các đơn vị phải báo cáo với Tổng giám đốc đồng ý mới được thực hiện các trường hợp chuyển trả tiền mua hàng được thực hiện theo quy trình như sau:

- Các đơn vị lập phương án kinh doanh, đơn vị vay vốn kiêm kế ước nhận nợ và các chứng từ hàng nhập báo cáo Tổng Giám đốc Công ty và Phòng tài vụ để thực hiện.

- Tổng Giám đốc xem xét cân đối tình hình sử dụng vốn tại đơn vị để ký duyệt đơn vay vốn.

- Phòng Kế toán tài vụ làm thủ tục vay và chuyển tiền.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại và du lịch bắc ninh (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w