Do trong giai đoạn kinh doanh vừa qua Công ty đã bộc lộ những hạn chế, những bất hợp lý trong phương thức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nên hiệu quả sử dụng đồng vốn không được phát huy hết khả năng vốn có, những hạn chế đó bao gồm:
- Lượng vốn bị tồn đọng do hàng hoá bán chậm, dữ trữ, tồn kho nhiều và trong thời dan dài ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, giảm thiểu cơ hội kinh doanh.
- Vốn bị chiếm dụng gia tăng cả về tỷ trọng và giá trị trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Phần vốn này chủ yếu do người mua chậm thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán làm thất thoát và chi phí vốn cao.
- Tốc độ luân chuyển đồng vốn chưa thực sự cao so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, dẫn đến hiệu quả sử dụng của vốn thấp.
Như vậy, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chỉ thực hiện được khi các hạn chế trên được khắc phục và đây cũng là mục tiêu của toàn bộ công nhân viên Công ty.
3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch sử dụng vốn.
Bất kỳ Công ty nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng phải đặt ra cho mình những kế hoạch ngắn hạn hợp lý. Kế hoạch phải thực sự gắn với tình hình kinh doanh của Công ty và dự báo chính xác sự biến động của thị trường để nâng cao hiệu quả của đồng vốn sử dụng, Công ty cũng phải xác định chính xác và hợp lý nhất về quy trình sử dụng, lượng vốn phân bổ sử dụng cho từng đơn vị thành viên trong năm kế hoạch của mình.
3.2.2. Giảm lượng vốn bị chiếm dụng.
Như đã phân tích ở Chương II, lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty gồm:
mua hàng trả tiền trước, khách hàng nợ quá hạn ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ luân chuyển của đồng vốn, đến chi phí vốn cũng như khả năng phản ứng của Công ty trước những biến động về tài chính cũng như bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
Hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng sẽ tạo điều kiện cho Công ty chủ động hơn trong việc huy động vốn kinh doanh. Để hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng, Công ty cần thực hiện tốt các phần việc sau:
- Xác định lượng vốn kinh doanh cho từng đơn vị kinh doanh thuộc Công ty.
- Quy định cơ cấu vốn cho từng đơn vị trực thuộc một cách hợp lý. Xác định cơ cấu vốn hợp lý, không cho phép nợ quá nhiều. Trước đây Công ty thường để cho các đơn vị tự do chủ động vay vốn Công ty khi cần thiết và tự có kế hoạch trả các khoản vay đó cho Công ty và xây dựng kế hoạch thu các khoản khác của Công ty.
- Quy định làm hợp đồng mua- bán, chỉ cho phép khách hàng nợ tối đa là bao nhiêu ngày(hiện nay Công ty đã quy định là 15 ngày); nếu quá hạn trên sẽ tính lãi suất 1,35 %. Tuy nhiên, các đơn vị phải dựa vào tình hình thực tế của mình quy định thời hạn nợ cho khách hàng. Có thể chỉ cho nợ từ 7-10 ngày đối với những khách hàng quen và lấy nhiều hàng thường xuyên để vừa có thể bán được hàng vừa thu hồi được vốn nhanh.
Hiện nay, Công ty là đại lý phân phối lớn của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Tuy nhiên, Công ty phải trả tiền trước một tuần để đặt sản lượng xi măng cho tháng sau. Đây chính là lượng vốn phải thu của nhà sản xuất.
Giải pháp giúp Công ty là hợp đồng lại với công ty xi măng Hoành Thạch về phương thức thanh toán giảm được bất lợi trên, trên cơ sở hợp tác kinh doanh lâu dài và là đại lý tiêu thụ sản lượng xi măng lớn cho Công ty.
Việc đặt ra các quy định về thời hạn thanh toán cho khách hàng sẽ trở nên không hiệu quả khi năng lực thu hồi nợ của các cán bộ kinh doanh yếu kém.
Như phân tích đánh giá ở trên, các khoản phải thu của Công ty tăng trong giai đoạn vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn trong số đó là phải thu của khách hàng, Công ty đã sớm xây dựng quy định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi nợ ngày càng tốt, giảm khoản vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng.
Để thực hiện giải pháp này, Công ty cần tiến hành các bước sau để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. Thông qua sắp xếp, phân loại được dựa trên cơ sở kết quả đánh giá về từng đối tượng khách hàng thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của họ từ đó Công ty nắm được tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
xuất kinh doanh của khách hàng trong kỳ: mối quan hệ lâu dài, dựa trên uy tín đối với Công ty, quy mô hoạt động, từ đó tìm hiểu khả năng cạnh thanh toán của khách hàng.
- Thẩm định khả năng thanh toán của các đơn vị bạn hàng lâu dài một cách thường xuyên. Nghiên cứu đánh giá tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán cho phù hợp, xem xét khách hàng nào có khả năng thanh toán nhanh nhất, thức chất của công tác này là nghiên cứu chu kỳ kinh doanh của cỏc khỏch hàng theo dừi đồng tiền của họ khi nào họ cú tiền nhàn rỗi, khi nào họ cần tiền, từ đó quyết định hạn nợ và giá trị phù hợp.
- Thường xuyờn theo dừi số dư của cỏc khoản phải thu đối với từng khỏch hàng cũng như đối với tổng thể để có các biện pháp phù hợp. Trên cơ sở số dư tài khoản đó, Công ty quyết định có nên cho khách hàng chậm trả tiền hàng nữa không. Tiến hành trích quỹ lập “dự phòng phải thu khó đòi”. Về quỹ này hiện nay công ty chưa lập nhưng trong thời gian tới Công ty cần lập ra để đề phòng việc thu hồi nợ gặp khó khăn.Tuy nhiên, quỹ này phải có quy mô phù hợp, không nhiều quá vì sẽ gây lãng phí nguồn vốn kinh doanh và cũng không quá ít sẽ gây rủi ro trong kinh doanh.
- Đối với một khách hàng không nên để các khoản nợ chồng lên nhau có như vậy mới đảm bảo được khả năng thu hồi nợ, giảm thời gian tồn đọng vốn, tránh tình trạng chây ỳ trong thanh toán. Đối với những khách hàng có tư tưởng, xu hướng trì trệ trong công tác thanh toán nợ cần tìm mọi biện pháp mềm dẻo và gây áp lực từ nhiều phía, khi cần cũng có thể Công ty phải chịu một số tổn thất để thu hồi nợ. Đây là những đối tượng Công ty không nên cho chậm tiền hàng.
- Đối với các khoản phải thu khác như tậm ứng, thu của các đơn vị nội bộ Công ty cần có các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
- Các biện pháp trên đây chỉ là những phương hướng, ý tưởng nên còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vấn đề đặt ra cho Công ty là vừa phải thu hút được nhiều khách hàng do giá cạnh tranh, dịch vụ thuận tiện, nhanh gọn tạo tâm lý thoải mái cho khách đến mua hàng vừa thu hồi nhanh vốn.
3.2.3. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của đồng vốn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
Đối với các Công ty Thương mại đặc biệt là Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh kinh doanh đã mặt hàng và đa nghành, chú trọng nhất là lĩnh vực kim khí, xăng dầu, xi măng thì tốc độ luân chuyển của đồng vốn đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Vì giá trị của các mặt hàng thường rất lớn, lợi nhuận mang lại rất nhỏ do đó đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.
Tốc độ quay vòng của đồng tiền nhanh, số vòng quay trong một chu kỳ kinh doanh nhiều tức lợi nhuận thu được trong một kỳ kinh doanh được tăng lên.
Thực hiện được phương pháp này cũng giúp giảm lượng tồn kho trong thời gian dài hạn.
Để thực hiện tốt giải pháp này Công ty cần phải thực hiện tốt các bước sau:
* Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu.
Vì các đơn vị kinh doanh xăng dầu là đại lý bán hàng xăng dầu và hưởng hoa hồng có lượng vốn kinh doanh do Công ty phân bổ thấp, chỉ tiêu lại gộp và doanh số bán cao nên phải có các phương pháp riêng.
Mở rộng mạng lưới các cây xăng đại lý nhỏ cho đơn vị kinh doanh bán hàng và thu tiền ngay, dùng đồng tiền tiêu thụ được đầu tư vào thương vụ mới và tránh gây thất thoát vốn.
* Đối với các đơn vị kinh doanh kim khí và các vật tư khác.
Với các đơn vị này thường lượng vốn kinh doanh chiếm nhiều do đặc thù các mặt hàng có giá trị lớn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của đồng vốn các đơn vị nên thực hiện các biện pháp sau:
- Ký hợp đồng dài hạn với các đối tác kinh doanh truyền thống, lấy hàng với số lượng và cú giỏ trị lớn. Về điều khoản thanh toỏn phải quy định rừ thời hạn thanh toán trong vòng bao nhiêu ngày, quá hạn thì chịu lãi suất và chịu phạt như thế nào, chỉ giao hàng khi thanh toán xong khoản nợ cũ.
- Bán hàng với lợi nhuận thấp nhưng cũng thu hòi nhanh vốn, đầu tư vốn thu được vào thương vụ tiếp theo.
Để bán được hàng giá cạnh tranh, Công ty phải làm tốt các khoản sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
+ Đẩy mạnh công tác tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, giá rê đa dạng hoá được đầu vào tạo điều kiện cho Công ty đẩy nhanh công tác đầu ra.
+ Giảm chi phí vận chuyển xếp dỡ bằng cách vận chuyển kết hợp với các xe hàng khác.
+ Mở rộng các cửa hàng nhỏ làm đại lý từng khu vực cho đơn vị để có thể giảm lượng hàng tồn kho và thu hồi vốn nhanh.
+ Giải quyết các khoản nợ cũ khó đòi cũ.
3.2.4. Giảm chi phí.
Trong những năm qua, chi phí của Công ty là rất lớn, nếu giảm được các khoản chi phí và lãi suất do không phải vay ngân hàng, Công ty sẽ nâng được hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Các khoản chi phí ở đây là:
+ Chi phí quản lý.
+ Chi phí khấu hao tài sản.
Chi phí lãi suất ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Hạn chế được các khoản chi phí này Công ty có thêm đồng vốn đầu cho kinh doanh.
3.2.5. Huy động vốn trong nội bộ Công ty.
Những năm gần đây Công ty luôn nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, vì vậy lượng vốn nhàn rỗi trong các các bộ công nhân viên Công ty là rất lớn. Huy động được lượng vốn này giúp Công ty vừa có được lượng vốn cần thiết bổ sung cho quá trình kinh doanh, vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
3.2.6. Đào tạo cán bộ tài chính.
Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của Công ty có được các cán bộ tài chính tốt, có trình độ và đã đầu tư đưa các phần mềm quản lý tài chính vào sử dụng. Vấn đề quản lý tài chính đã được đề cập nhiều ở Công ty nhưng với sự đa dạng hoá các mặt hàng đặc biệt là mặt hàng kim khí không có được quy cách thống nhất do khách hành quy định nên vấn đề quản lý rất khó khăn, hơn nữa, trình độ cán bộ tài chính của Công ty còn thấp, thô sơ, cần được đào tạo, nâng cấp và không ngừng
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
học hỏi để hoàn thành tốt và trong thời gian ngắn nhất. Để sử dụng và quản lý tốt các nguồn vốn, Công ty tổ chức học tập, bồi dưỡng kiến thức quản lý mới cho người lao động như: cho cán bộ đi đào tạo, học nâng cao, hoặc tham gia vào các khoá học ngắn hạn. Từng bước hoàn thiện dần cơ chế khoán quản, cách thức phân chia lợi nhuận, phân chia tổn thất rủi ro cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo động lực cho quản lý tại doanh nghiệp tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho Công ty.
3.2.7.Tăng cường quản lý tài chính.
- Quản lý chặt chẽ, tuân thủ chế độ chính sách của Nhà nước.
- Đảm bảo mọi điều kiện cho các thành viên thực hiện với mục tiêu phát triển sản xuất- kinh doanh đem lại lợi nhuận tối đa.
- Công khai, minh bạch.
3.2.7.1. Quy định về việc quản lý và sử dụng vốn.
- Tài sản của Công ty bao gồm: TSCĐ và đầu tư dài hạn, TSCĐ và đầu tư ngắn hạn, mọi tài sản đi thuê, mướn, giữ hộ nhận gia công, nhận bán đại lý không phải là tài sản của Công ty nhưng phải quản lý khai thác có hiệu quả.
- Tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty đều được Tổng Giám đốc Công ty giao cho vay vốn trên cơ sở căn cứ vào tình hình kinh doanh của các đơn vị.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc là người trực tiếp nhận và vay vốn quản lý, sử dụng vốn trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Mọi tổn thất mất mát về vốn, phát sinh lỗ trong sản xuất kinh doanh, phát sinh nợ không có khả năng thanh toán thì thủ trưởng, kế toán đơn vị phải bồi thường 100%, mức cụ thể được quy định như sau: Thủ trưởng 70%, kế toán 30% giá trị thất thoát và bị xử lý về mặt tổ chức, đình chỉ công tác đi đòi nợ, sao 60 ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ công tác để đi thu hồi nợ mà vẫn không thanh toán được thì Tổng Giám đốc phải có văn bản trình HĐQT để đưa ra xử lý bằng pháp luật.
3.2.7.2. Quản lý sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định là tài sản đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đánh giá là tài sản cố định. Tài sản cố định được quản lý và hạch toán tại Công ty và các đơn vị trực
Sinh viên: Nguyễn Thị Nga Lớp: QTKD Tổng Hợp 47A
thuộc. Cỏc đơn vị trực thuộc cú trỏch nhiệm mở sổ theo dừi danh mục tài sản cố định phải đảm bảo cho tài sản và sử dụng có hiệu quả.