CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THI CÔNG KÊNH BÊ TÔNG LƯỚI THÉP ĐÚC SẴN- ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH
3.3. QUY TRÌNH TRỘN BÊ TÔNG
Sau khi lựa chọn, kiểm tra vật tư, cắt, uốn và tạo hình khung lưới thép đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho công tác sản xuất cấu kiện xi măng lưới thép, ta tiến hành công tác kiểm tra cấp phối và trộn bê tông theo quy trình như sau:
Hình 3-2. Sơ đồ quy trình trộn bê tông 3.3.1.Điều chỉnh cấp phối bê tông
3.3.1.1. Phạm vi áp dụng
Dùng để hướng dẫn cán bộ kỹ thuật trạm trộn điều chỉnh cấp phối hàng ngày 3.3.1.2. Trình tự tiến hành
(i) Quy định kiểm tra độ ẩm cốt liệu:
Cán bộ thí nghiệm lấy mẫu thử theo quy định để xác định đổ ẩm cốt liệu. Sau đó thông báo cho các đơn vị biết để điều chỉnh cấp phối cho sản xuất.
Bảng 3-3. Quy định tần suất kiểm tra độ ẩm TT Trạng thái Đơn vị bàn giao Đơn vị nhận Tần suất
1 Thời tiết không thay đổi
Phòng thí nghiệm
Bộ phận sản xuất bê tông
1 tuần 2 lần cách đều nhau
2 Thời tiết thay đổi
Phòng thí nghiệm
Bộ phận sản xuất bê tông
Đầu ca sản xuất trong ngày (ii). Thực hiện
Cán bộ kỹ thuật trạm trộn dùng số liệu độ ẩm cát đá và lượng sỏi lẫn do của cán
bộ phòng thí nghiệm bàn giao – Điều chỉnh cấp phối bằng cách tính toán lượng vật liệu thành phần theo thực tế.
Lượng xi măng phụ gia không thay đổi theo tính toán.
Lượng cát thực tế (Cthực tế) Cthực tế = Ctính toán / (1-Wc)*(1-Sl)
Lượng đá thực tế (Đthực tế)
(3-1)
Dthực tế = Ctínhtoan/(1-Wđ )-(Cthucte*Sl) (3-2)
Lượng nước thực tế (Nthucte):
Nthucte = Ntinhtosn – [(Cthucte*Wc)+Dthucte*Wd)] (3-3)
Trong đó công thức (1); (2); (3) có các ký hiệu như sau:
- Wc: độ ẩm của cát tính bằng %
Viết theo dạng sô thập phân (thí dụ: 6% =0,06) - Wd: Độ ẩm của đá dăm tính bằng %
Viết theo dạng sô thập phân (thí dụ:1% =0,01) - S1- Hàm lượng sỏi lẫn trong cát tính bằng %
Viết theo dạng tính số thập phân (thí dụ 5,5% = 0,055) - Ctinhtoan- Lượng cát theo cấp phối tính toán (kg)
- Cthucte – Lượng cát có ẩm sau tính toán điều chỉnh (kg) - Dtinhtoan- Lượng đá dăm theo cấp phối tính toán (kg)
- Dthucte – Lượng đá dăm có ẩm sau tính toán điều chỉnh (kg) - Ntinhtoan – Lượng nước theo cấp phối tính toán (kg)
- Nthucte – Lượng nước sau tính toán điều chỉnh (kg)
Trường hợp cát đã chế biến qua sàng hạt có cỡ nằm trong biểu đồ tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 thì lượng sỏi SL = 0.
Có thể dùng bảng tính cài đặt sẵn để thực hiện. Kiểm tra lại 01 cấp phối bất kỳ trong bảng điều chỉnh theo các công thức trên.
Nếu kết quả chính xác thì in và bàn giao xuống trạm trộn để thực hiện.
Nếu kết quả sai khác thì cần kiểm tra thêm hoặc xử lý tạm bằng các tính tay
3.3.1.3. Hồ sơ
Bản cấp phối gốc và cấp phối điều chỉnh được lưu trữ tại đơn vị sản xuất 3.3.2.Trộn bê tông
3.3.2.1. Mục đích
Hướng dẫn công nhân vận hành máy trộn để tạo ra hỗn hợp bê tông trộn sẵn cung cấp cho đơn vị thi công.
3.3.2.2. Phạm vi áp dụng:
Tại trạm trộn tự động, trạm trộn tự do.
3.3.2.3. Yêu cầu bậc thợ.
- Tổ trưởng: Bậc 5 -:- 6 . - Công nhân: Bậc 2 -:- 4.
3.3.2.4. Thiết bị và dụng cụ.
- Máy trộn tự động . - Máy trộn dạng rơi tự do.
3.3.2.5. Tài liệu
Biểu mẫu cấp phối bê tông và biểu mẫu báo khối lượng.
3.3.2.6. Trình tự thao tác (i). Tại trạm trộn tự động:
Trình tự công việc
- Kiểm tra máy móc thiết bị.
- Nhận cấp phối trộn và phiếu báo khối lượng
- Nhân viên điều khiển trạm trộn cài đặt chương trình máy tính
- Xe vận chuyển chuẩn bị nhận bê tông sẵn sàng dưới cửa xả máy trộn.
- Bấm nút khởi động và cho trạm trộn hoạt động.
* Yêu cầu:
- Trình tự nạp liệu: Cát - Xi măng - Đá dăm trộn khô – Nước. Các loại vật liệu đều phải qua cân định lượng.
Sai số định lượng các vật liệu nếu không có yêu cầu đặt hàng lấy theo tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 như quy định tại bảng 3-4:
Bảng 3-4. Sai số định lượng các vật liệu (%)
Tên vật liệu Xi măng Cốt liệu Nước Phụ gia
Sai lệch cho phép % khối lượng +1 +3 +1 +1
- Thời gian của 01 chu trình trộn:
Thời gian trộn được xác định theo đặc trưng của thiết bị trộn. Nếu không có thông số chuẩn xác thì lấy theo bảng 13TCVN4453:1995 như quy định tại bảng 3- 5:
Bảng 3-5. Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút) Độ sụt bê tông (mm) Dung tích thùng trộn (lít)
Dưới 500 Từ 500 đến 1000 Trên 1000
Nhỏ hơn 10 2,0 2,5 3,0
Từ 10 đến 15 1,5 2,0 2,5
Trên 50 1,0 1,5 2,0
Hỗn hợp bê tông trộn xong phải đảm bảo các yêu cầu:
- Bê tông phải có độ đồng nhất.
- Độ sụt đúng thiết kế với mức sai lệch cho phép theo yêu cầu đặt hàng.
Trường hợp không có mức sai lệch quy định trước có thể lấy theo bảng 3-6.
Bảng 3-6. Độ lệch cho phép đối với tính công tác của hỗn hợp bê tông Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác
(Phân cấp tại bảng I – TCXDVN 374:2006)
Độ lệch cho phép tối đa so với giá trị cần đạt
Giới hạn dưới Giới hạn trên
SC 20 giây
C4 15 giây + 10 giây
C3, C2, C1 10 giây + 5 giây
D1, D2 10mm + 20mm
D3, D4 20mm +30mm
- Kiểm tra chất lượng và điều chỉnh quá trình trộn:
Đầu ca kỹ thuật trạm trộn phải kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông như độ sụt, độ đồng nhất của bê tông; Tiến hành điều chỉnh cấp phối và thời gian trộn nếu cần thiết thì phải có sự tham gia của cán bộ phòng thí nghiệm.
(i). Tại trạm trộn tự do:
Các bước thực hiện - Kiểm tra máy, thiết bị.
- Xả nước từ vào nồi trộn theo lượng nước tính toán bằng dụng cụ định lượng.
- Điều khiển gầu trộn (đã nạp liệu) lên cao, đổ vật liệu vào nồi trộn, trình tự nạp liệu: Cát – Đá dăm –Xi măng trộn khô, sau đó cho trước.
- Điều khiển nồi trộn quay từ 1 đến 3 phút để nhào trộn hỗn hợp bê tông - Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông về độ sụt, tính đồng nhất.
- Điều chỉnh cấp phối hoặc quá trình trộn nếu cần.
- Dừng quay, điều khiển nồi trộn lật nghiêng đổ hỗn hợp bê tông xuống thùng xe vận chuyển đã chuẩn bị tại vị trí chờ.
3.3.3.Kiểm tra cấp phối bê tông 3.3.3.1. Phạm vi áp dụng.
Dùng để hướng dẫn nhân viên phòng thí nghiệm kiểm tra định kỳ các cấp phối chuẩn (cấp phối nội bộ) hoặc kiểm tra lại cấp phối bê tông đúc sẵn trước khi bàn giao đưa vào sử dụng, hoặc kiểm tra lại cấp phối khi cần.
3.3.3.2. Tài liệu liên quan
- Chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo QUYẾT ĐỊNH 778/1998/QĐ-BXD về việc ban hành chỉ dẫn kỹ thuật ngành xây dựng “Chọn thành phần bê tông các loại”.
- TCVN 6025: 1995 Bê tông – Phân mác theo cường độ nén.
- TCVN 3106: 1993 Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt.
- TCVN 3118: 1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.
3.3.3.3. Các thông số kiểm tra.
- Tính công tác của hỗn hợp vữa bê tông: Yêu cầu hỗ hợp bê tông phải đồng nhất, không phân tầng, độ sụt phù hợp với yêu cầu thi công sản phẩm.
- Cường độ bê tông R28:
+ Cường độ mẫu thử được đánh giá bằng cách: So sánh với cường độ yêu cầu khi tính cấp phối, đánh giá theo TCVN 6025: 1995. Trường hợp bê tông có yêu cầu nghiệm thu chấp nhận theo tiêu chuẩn khác thì cường độ bê tông yêu cầu khi tính cấp phối phải được dự tính theo tiêu chuẩn tương đương.
+ Tham khảo tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật theo QĐ 778/1998/QĐ-BXD ngày 05/09/1998 về việc chọn thành phần bê tông các loại.
3.3.3.4. Phương pháp thử
- Tính toán cho mẻ trộn 24 – 26 lít các vật liệu xi măng, cát, đá, phụ gia đã qua kiểm tra và theo phiếu cấp phối quy định.
- Trộn hỗn hợp bê tông.
- Đo độ sụt, đánh giá tính công tác hỗn hợp bê tông theo quy định - Đúc 6 mẫu kích thước 15x15x15 (cm) theo hướng dẫn đúc mẫu.
- Nén 3 mẫu ở tuổi 7 ngày nếu cần thiết và 3 mẫu ở tuổi 28 ngày.
3.3.3.5. Ghi chép
- Kết quả kiểm tra được ghi vào biểu mẫu theo quy định
- Các cấp phối có các thông số trên đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng.
- Các cấp phối không đạt thì phải tính toán lại. bê tông.
3.3.4.Kiểm tra bê tông 3.3.4.1. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này là cơ sở để nhân viên thí nghiệm, nhân viên kiểm tra chất lượng và cán bộ kỹ thuật xưởng áp dụng khi kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông và kiểm tra cường độ bê tông thương phẩm và bê tông dùng cho sản phẩm đúc sẵn.
3.3.4.2. Hỗn hợp bê tông
(i). Yêu cầu: Phân cấp tính công tác của hỗn hợp bê tông (TCXDVN 374:2006) - Sai số độ sụt hỗn hợp bê tông so với độ sụt yêu cầu:
+ Lấy theo yêu cầu do người sử dụng cung cấp hoặc tiêu chuẩn được ghi nhận trong hợp đồng
+ Trường hợp đơn hàng hoặc hợp đồng khụng ghi rừ thỡ lấy theo bảng TCXDVN374:2006 như tại bảng 3-6:
- Độ đồng nhất: Kiểm tra trực quan xỏc định rừ hỗn hợp bờ tụng phải đồng nhất, bê tông không được phân tầng, tách nước.
(ii). Phương pháp kiểm tra:
- Hướng dẫn lấy mẫu: Theo TCVN 3105:1993.
- Hướng dẫn thử độ sụt: Theo TCVN 3106:
1993. (iii). Tần xuất kiểm tra - Tại trạm trộn:
+ Tần xuất thử theo yêu cầu (nếu có) của bên đặt hàng.
+ Tần xuất thử theo quy định tại mục 7.1.3 – TCXDVN374:2006 không ít hơn 1 lần trong 1 ca.
+ Nếu nhà sản xuất áp dụng tần xuất khác hoặc phương pháp kiểm tra khác thì phải thỏa mãn điều kiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông khi giao hàng. Cần tăng tần xuất thử độ sụt khi thời tiết có thay đổi.
- Tại nơi giao hàng:Tần xuất thử theo yêu cầu của bên đặt hàng
(iv). Trách nhiệm thực hiện: Kỹ thuật trạm trộn tổ chức đo độ sụt đảm bảo thỏa mãn yêu cầu đúc sản phẩm.
3.3.4.3. Đúc mẫu kiểm tra cường độ (i). Tài liệu:
- Hướng dẫn lấy mẫu và đúc mẫu: Theo TCVN 3105:1993 - Hướng dẫn bảo dưỡng mẫu: Theo TCVN 3105:1993
- Hướng dẫn xác định cường độ nén: Theo TCVN 3118:1993
- Đánh giá kết quả cường độ bê tông theo TCVN 6025: 1995, TCXDVN 374:2006
(ii). Trách nhiệm thực hiện:
* Đối với bê tông thương phẩm: các bộ chất lượng và thí nghiệm thực hiện đầy đủ những công việc như sau:
+ Điều chỉnh cấp phối trước khi trộn theo đúng hướng dẫn. Ghi đầy đủ các số
liệu đã điều chỉnh vào sổ cấp phối trộn hàng ngày để bàn giao cho Tổ trộn thực hiện và khi cần cán bộ phòng thí nghiệm có thể kiểm tra.
+ Cán bộ kỹ thuật các xí nghiệp đúc mẩu kiểm tra với sự giám sát của cán bộ phòng thí nghiệm tại trạm trộn ít nhất 1 lần/ cho 1 mác bê tông sản xuất/ trong 3 tháng (Theo tần xuất bàn giao lại bảng cấp phối chuẩn).
+ Nhật ký công trường phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết để phòng thí nghiệm nghiên cứu kết hợp giải quyết khi có sự cố xảy ra.
+ Trong trường hợp bê tông đổ tại hiện trường mất độ sụt do nguyên nhân thời tiết hoặc nguyên nhân khác – trong giới hạn thời gian ninh kết tùy loại xi măng hoặc phụ gia dùng kèm theo, cán bộ kỹ thuật của đơn vị sản xuất được xử lý khi có sự đồng ý của khách hàng.
+ Đúc mẫu, bảo dưỡng mẫu, nén mẫu và lập phiếu kết quả theo yêu cầu của bên đặt hàng. Đại diện đơn vị trộn bê tông ký kiểm tra các kết quả nén mẫu bê tông của đơn vị.
- Cán bộ phòng thí nghiệm:
+ Kiểm tra các số liệu đã cung cấp và công tác điều chỉnh cấp phối bê tông tại trạm trộn trong quá trình kiểm tra công nghệ.
+ Kiểm tra đột xuất công tác trộn bê tông, yêu cầu đúc mẫu kiểm tra khi cần thiết.
+ Giám sát việc nén mẫu của các đơn vị
+ Đưa ra được kết quả so sánh thực tế tại trạm trộn với kết quả thí nghiệm trong phòng làm tiền đề cho việc thiết kế cấp phối này.
* Đối với bê tông đúc sẵn:
- Các đơn vị thành viên tổ chức kiểm soát sản xuất theo quy trình hệ thống và lấy mẫu theo hướng dẫn.
- Cán bộ phòng thí nghiệm Kiểm tra đột xuất công tác trộn bê tông, yêu cầu đúc mẫu kiểm tra khi cần thiết.
- Cán bộ phòng thí nghiệm giám sát việc nén mẫu của các đơn vị. (iii). Kết quả:
- Kết quả kiểm tra được ghi chộp vào sổ theo dừi chất lượng bờ tụng.
- Kết quả kiểm tra bê tông theo biểu mẫu quy định.
- Phiếu kết quả của các đơn vị phải được lưu trữ một bản ở phòng thí nghiệm theo từng đơn vị cụ thể.