Khái niệm và đặc điểm của công tác quản lý khai thác công trình 1 Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.2. Khái niệm và đặc điểm của công tác quản lý khai thác công trình 1 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác.

Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín của công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy lợi.

Các công trình thủy lợi cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các công trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp

có các hoạt động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ công trình.

Công trình thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước.

Mặt khác, phải điều tra hiện trạng các công trình thủy lợi, lên quy hoạch duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu, sữa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình để đảm bảo cho sự phát triển.

1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý khai thác công trình

Thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái. Nhưng hiện nay các công trình thủy lợi phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường.

Vì vậy công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi cần phải làm tốt để phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh, an toàn cho các công trình thủy lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài công tác quản lý và sử dụng, các công trình thủy lợi còn mang tính chất quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu, thu thủy lợi phí, tu sửa bảo dưỡng công trình và bảo vệ công trình. Do đó, đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý khai thác công trình trong hệ thống.

Việc quản lý khai thác hệthống công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:

Sử dụng công trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều kiện dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thủy văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn.

Quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự kiến các khả năng có thể xảy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế công trình để nghiên cứu và xử lý.–

Bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình.

Sữa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.

Phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xảy ra.

Vận hành công trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ công trình thủy lợi và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước.

Tưới nước và tiêu nước: Cần có kế hoạch tưới tiêu hợp lý theo từng mùa vụ trong năm để đảm bảo duy tu và vận hành hệ thống thủy lợi một cách

tốt nhất.

1.3. Tổng quan công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi của nước ta

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w