Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng 1. Tình hình chung của hệ thống công trình thủy lợi An Hải

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI AN HẢI, HẢI

2.2. Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng 1. Tình hình chung của hệ thống công trình thủy lợi An Hải

a. Khái quát hệ thống công trình thủy lợi An Hải

Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi An Hải có nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trong hệ thống thủy lợi An

Kim Hải thuộc địa giới hành chính Thành phố Hải Phòng để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho huyện An Dương, quận Hồng Bàng và quận Hải An.

Tiêu cho 10.010 ha diện tích canh tác của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Cấp trên 51,5 triệu m3 nước thô phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác.

Hệ thống công trình do công ty quản lý bao gồm:

- Trạm bơm điện: 48 trạm bơm (gồm 47 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp).

- Quản lý khai thác và vận hành 36 cống dưới đê và 09 đập điều tiết chính.

- Công ty đang quản lý hệ thống kênh liên tỉnh An Kim Hải, 10 tuyến kênh trục chính và 73 tuyến kênh cấp I sau các trạm bơm điện và sau cống dưới đê.

b. Nhiệm vụ của hệ thống công trình thủy lợi An Hải:

Việc cung cấp nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp năm 2014 như sau:

Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp được cung cấp nước STT Biện pháp tưới Vụ chiêm (ha) Vụ mùa(ha) Cả năm

(h

a)

1 Lúa 4.011,10 3.990,07 8.001,17

2 Thuỷ sản 107,79 106,19 213,98

3 Rau màu 171,76 166,76 338,52

Tổng cộng 5.064,07 4.890,54 9.954,61 Ngoài ra còn cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch (bao gồm Nhà máy nước Vật Cách, Nhà máy nước Quán Vĩnh và các nhà máy nước mini đóng trên địa bàn) đạt sản lượng 51.534.000 m3/ năm.

- Phòng chống xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, bão lũ, tạo cảnh quan môi trường sinh thái vùng phía Tây Thành phố Hải Phòng.

2.2.2. Thực trạng về công trình và nguồn nước hệ thống thủy lợi An Hải 2.2.2.1. Thực trạng về công trình:

Hầu hết các công trình trong hệ thống được xây dựng từ những năm 1950  1960, phát huy tốt hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố nói chung, hệ thống lưu vực nói riêng. Do thời gian khai thác sử dụng đã lâu, quá trình đô thị hóa, nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế, đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống kênh mương đã ách tắc, nông đầy, các cống, trạm bơm nội đông xuống cấp, làm giảm năng lực phục vụ của hệ thống trong tương lai đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế của thành phố.

* Thực trạng các công trình đến năm 2014 như sau:

- Công trình trạm bơm tưới và tưới tiêu kết hợp: Các công trình trạm bơm thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị đảm bảo hoạt động tốt, các trạm bơm đã chủ động trong công tác điều tiết đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần đưa năng suất lúa của huyện An Dương đạt 125,02 tạ/ha/năm, là một trong những huyện đứng đầu năng suất lúa của Thành phố.Tuy nhiên hiện còn nhiều trạm bơm được bàn giao từ các địa phương về Công ty quản lý có thời gian sử dụng lâu, hầu hết là máy bơm trục ngang đã xuống cấp hoặc giảm công suất, hiệu quả phục vụ thấp gây nên rất nhiều khó khăn công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Công ty quản lý 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp (Trạm bơm tiếp nước Hải An) gồm 8 tổ máy bơm trục đứng với tổng công suất là 32.000m3/h do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện tại trạm bơm không hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp, công ty chỉ duy trì công tác bảo vệ công trình tại đây.

- Công trình cống dưới đê: Hiện tại Công ty đang quản lý, khai thác và vận hành 36 cống dưới đê. Qua kiểm tra đánh giá chất lượng tại các cống, có 9 cống thân cống bị nứt gãy, xuống cấp cụ thể: cống Kiều Hạ 1, Kiều Hạ 2,

Tiên Xa II, Đầm Quan, Hoàng Mai 1, Rộc Vầu, Lê Xá 2, Lò Ngói, An Hồng 2. Phần lớn hệ thống tiêu năng của các cống bị xuống cấp nghiêm trọng, sân tiêu năng, mái kè hai bên thượng, hạ lưu cống bị nứt gãy, xói lở. Nhiều cống có chiều dài thân ngắn, khẩu độ nhỏ, hệ thống cột dàn kém chất lượng bị không đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất và khó khăn cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão.

Đa số các cống không có nhà quản lý, chưa được cấp trích đo diện tích đất quản lý cống nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ vận hành, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Kết quả đánh giá chất lượng các cống dưới đê năm 2014 như sau: Tổng số cống dưới đê: 36 cống

Số cống ổn định: 14 cống Số cống kém ổn đinh: 16 cống Số cống xung yếu: 6 cống

- Công trình kênh: Hệ thống kênh liên tỉnh An Kim Hải và các tuyến kênh trục chính nhiều đoạn chiều rộng mặt kênh thay đổi, kênh bị đổi hướng dễ gây ách tắc dòng chảy. Một số đoạn kênh chiều rộng đáy nhỏ, bị nông đầy, chưa được kè mái, bờ thấp hoặc không có bờ nên năng lực chuyển nước chưa được cao.

Mặt khác, do sự phát triển đô thị hóa của thành phố phát triển nhanh có nơi chưa đồng bộ đã làm phá vỡ một số hệ thống công trình có từ trước, các công trình thuỷ lợi đi qua nhiều địa bàn phức tạp chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi do vậy tình trạng lấn chiếm bờ kênh, lòng kênh, đổ rác thải, nước thải trực tiếp xuống kênh có xu hướng gia tăng, chất lượng nguồn nước ngày càng giảm và bị ô nhiễm nhiều hơn gây khó khăn cho việc quản lý, khai thác hệ thống.

Các tuyến kênh cấp I sau trạm bơm điện bị xuống cấp nhiều. Một số

tuyến kênh được xây dựng từ lâu đã bị bong tróc vữa trát, nứt tường kênh gây rò rỉ, tổn thất nước lớn. Nhiều tuyến kênh đất bị nông đầy nhiều, bờ thấp nên hiệu quả trong công tác tưới tiêu chưa được cao.

Đặc biệt, tuyến kênh An Kim Hải đoạn dẫn ra cống Phi Trường A có nhiều dự án đang triển khai thi công đã gây ảnh hưởng tới việc khai thác, điều tiết tưới tiêu. Trên tuyến kênh có nhiều điểm bị nông đầy, nhiều đoạn mặt cắt kênh bị thu hẹp đột ngột, không đảm bảo cho khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa bão sắp tới.

2.2.2.2. Thực trạng về nguồn nước:

Hệ thống công trình thủy lợi do công ty quản lý trải dài, đi qua nhiều địa bàn phức tạp như khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp… việc xả nước thải, rác thải, chất độc hại xuống hệ thống công trình thủy lợi làm ô nhiễm nguồn nước xuất hiện thường xuyên. Hệ thống công trình thủy lợi hầu hết được xây dựng từ lâu, nay đã bị xuống cấp, một số hệ thống bị chia cắt, phá vỡ quy hoạch từ trước do quá trình quy hoạch cấp đất cho các doanh nghiệp, một số kênh bị nắn chỉnh dòng chảy và thu hẹp lòng kênh.

Hiện nay các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hầu hết chưa có giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi, chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo yêu cầu hoặc không vận hành, xả thải trực tiếp xuống kênh. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong những năm qua diễn ra thường xuyên và có tốc độ gia tăng.

Qua kiểm tra đến thời điểm hiện nay có 102 trường hợp doanh nghiệp và tập thể khu chung cư, khu dân cư xả thải xuống kênh thủy lợi gây tác hại nghiêm trọng tới nguồn nước.

Các công trình kênh cấp I của hệ thống bị ô nhiễm nghiêm trọng như kênh An Kim Hải đoạn từ cầu Hà Liên đến cống Luồn, đoạn từ cầu Hà Liên đến cống Cái Tắt (sông Rế), kênh Bắc Nam Hùng, Tân Hưng Hồng …

Hình 2.2: Các nguồn gây ô nhiễm Sông Rế

2.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w