Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLKT HTCTTL An Hải tới năm 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 81 - 105)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY

3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLKT HTCTTL An Hải tới năm 2020

3.4.1. Giải pháp hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi

Thủy lợi là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu để ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Một hệ thống công trình thủy lợi sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó đảm nhận được nhiệm vụ tưới, tiêu nước đúng với năng lực thiết kế. Trong thực tế ở nước ta, các hệ thống CTTL hầu hết đã xây dựng cách đây vài chục năm, thậm chí nhiều công

trình đã đưa vào vận hành, khai thác gần một trăm năm nay. Để một công trình hoặc HTCTTL phát huy được hiệu quả theo đúng năng lực thiết kế thì phải quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm góp phần khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao, bảo vệ và phát triển nguồn nước từ đó tạo ra một hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Để công tác khai thác công trình đạt hiệu quả cao trước hết công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải cần thực hiện tốt giải pháp quy hoạch công trình thủy lợi như sau:

+ Nâng cao năng lực của các hệ thống thuỷ lợi hiện có: nhiều hệ thống tưới, tiêu nội đồng vẫn chưa được hoàn chỉnh và kiên cố hoá, xuống cấp, hệ số tưới, tiêu còn thấp, nhiều đường tiêu bị bồi lấp, thiết bị máy bơm sử dụng đã lâu nên năng lực tưới tiêu, cấp nước thấp so với thiết kế. Vì vậy cần cải tạo và nâng cấp các hệ thống thủy nông đã có (kiên cố hóa kênh mương, sửa cống, cải tạo thay thế máy bơm), hiện đại hóa trang thiết bị quản lý vận hành các công trình, đảm bảo tưới tiêu ổn định.

+ Nâng cao mức đảm bảo chống lũ cho cả vùng: Mặt đê nhiều đoạn chưa được rải cấp phối và bê tông hóa, mặt cắt đê không đảm bảo, nền đê nhiều nơi đất còn yếu....không đảm bảo yêu cầu so với thiết kế và phòng chống khi mùa lũ đến. Vì vậy cần phải thực hiện chương trình cứng hóa mặt đê bằng bê tông, trồng cỏ vetiver chống xói mòn, cải tạo nâng cấp và xây dựng cống mới dưới đê, xử lý nền đê yếu, hỗ trợ cứng hóa mặt đê bồi, xây dựng tràn sự cố để phòng lũ cực hạn...

+ Thực hiện chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, xây dựng công trình phòng chống xói lở bờ sông.

+ Tăng cường năng lực Ban CHPCLB, nâng cao chất lượng cảnh báo lũ, quy trình vận hành các hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ và cấp nước cho hạ du.

+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên – Môi trường quản lý tốt tài nguyên nước, bảo vệ môi trường chất lượng nước; kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, đô thị.

Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên nước và môi trường trong thời gian vừa qua cho thấy, hiện nay, nguồn nước ngọt tại các sông cấp nước trên địa bàn công ty ngày càng suy thoái, ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nước thô phục vụ sản xuất, sinh hoạt, duy trì môi trường sinh thái và tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Như Sông Rế hiện nay cấp nước tưới tiêu cho hơn 10.000ha đất canh tác nông nghiệp của huyện An Dương và là nguồn nước thô quan trọng của thành phố, phục vụ cho các nhà máy nước: An Dương (công suất 200.00 m3/ngày), nhà máy nước Vật Cách hiện tại (công suất lên 60.000

m3/ngày), nhà máy nước Kim Sơn (theo quy hoạch là 200.000 m3/ngày) đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sạch cho nhân dân các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và 3 khu công nghiệp Nomura, Tràng Duệ và An Dương. Nhưng hiện nay nguồn nước Sông Rế đang bị ô nhiễm nặng nề do nước thải sinh hoạt, sản xuất của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng. Theo kết quả quan trắc sông Rế năm 2011 của Trung tâm Quan trắc Môi trường-Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, chất lượng nguồn nước sông Rế đã bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, amoni, kim loại nặng,… vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Đứng trước tình trạng đó Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi An Hải đã thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Rế như:

- Tăng cường phương tiện, trang thiết bị kiểm tra trực tiếp hệ thống bằng xuồng máy mật độ 1 hoặc 2 tuần/lần; kịp thời phát hiện, cùng chính quyền địa phương lập biên bản và đình chỉ các trường hợp vi phạm Pháp lệnh

Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đầu tư trang bị máy xúc, ô tô tải để phục vụ công tác giải tỏa, lấn chiếm trên địa bàn.

- Từ năm 2008, Công ty đã tập trung nguồn vốn, tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư Dự án cải tạo hệ thống An Kim Hải; đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, bờ kênh An Kim Hải từ ngã ba Kim Khê về Hà Liên đã được nối liền, bờ kênh một số trọng điểm như khu vực cầu Rế, nhà máy nước Vật Cách, nhà máy nước Quán Vĩnh đã được kè đá với chiều dài trên 5 km; công ty đang hoàn thiện đắp bờ hệ thống.

- Công ty đang trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Dự án mở rộng hệ thống cống Kim Sơn, tăng cường bổ sung nguồn nước cho hệ thống An Kim Hải.

- Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, Công ty thường xuyên lấy nước vào qua các cống ngang: Tỉnh Thủy, Kim Sơn, Nhu Kiều và thông qua xí nghiệp thủy nông Kim Thành lấy nước từ cống đầu mối Bàng La, Quảng Đạt, thau đảo liên tục qua cống Cái Tắt.

- Rà soát các cửa thoát ra hệ thống An Kim Hải, xây dựng cống điều tiết trên kênh trục chính An Kim Hải để thực hiện quy trình vận hành hệ thống chỉ lấy nước từ An Kim Hải cho các tuyến kênh xương cá và thoát qua các cống ra sông Lạch Tray; xây dựng đập ngăn nước thải vào hệ thống kênh dẫn để điều chuyển nguồn nước thải của xã Tân Tiến, An Hưng, trạm thu phí Lê Thiện xuống hạ lưu nhà máy nước Vật Cách ra sông Cấm.

Bên cạnh đó, trước tình hình vi phạm pháp luật về tài nguyên nước ngày càng gia tăng gây ô nhiễm suy giảm chất lượng nguồn nước sông Rế như hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi An Hải, Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Hải Phòng thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm về lấn chiếm, xả nước thải chưa qua xử lý

vào sông Rế, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố những giải pháp nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Rế, cụ thể:

+ Giải tỏa khu vực chợ An Đồng và dọc hai bên bờ sông Rế do dân lấn chiếm đất, xây dựng nhà trái phép ven sông làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường để thực hiện “Dự án cải tạo hệ thống An Kim Hải” nhằm giải quyết việc thoát nước thải của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng ra sông Lạch Tray qua cống Luồn.

+ Lập phương án thu gom nước thải của xã Nam Sơn, Bắc Sơn huyện An Dương, phường Hùng Vương quận Hồng Bàng, các doanh nghiệp phía bắc đường 5, bệnh viện Giao thông vận tải nhằm thoát nước thải ra sông Cấm; điều chỉnh chuyển hướng thoát nước thải, nước mưa của khu công nghiệp An Dương ra cống Hoàng Lâu ra sông Lạch Tray, không để nước thải vào nguồn nước sông Rế.

+ Có cơ chế phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương trong việc bảo vệ chất lượng nguồn nước hệ thống An Kim Hải, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Rế từ phía đầu nguồn hệ thống An Kim Hải trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

(Theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Đề án mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống thủy nông huyện Tiên Lãng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2020)

3.4.2. Giải pháp hoàn chỉnh công tác quản lý khai thác HT CTTL

Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác CTTL cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách được cho là quan trọng nhất. Hoàn thiện thể chế chính sách quản lý, khai thác CTTL để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp. Hoàn thiện các cơ chế chính sách để hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường. Trong thời gian gần đây Công ty đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo vệ CTTL nhưng cần tiếp

tục điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa mới tạo được động lực cho phát triển, phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, phát huy vai trò chủ thể của người hưởng lợi, đẩy mạnh xã hội hoạt động thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Giải pháp về cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức, quản lý công trình, sử dụng nước như sau:

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng các công trình phải có chủ quản lý thực sự, tiến tới tư nhân hóa, đa dạng hóa trong công tác quản lý.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế trong lĩnh vực QLKT, bảo vệ tài nguyên nước, chú trọng cơ chế chính sách về tài chính để đảm bảo nền tài chính vững mạnh của Công ty;

- Cần có sự thống nhất mô hình và bộ máy quản lý nhà nước ở tất cả cỏc trạm và địa phương. Phõn định rừ trỏch nhiệm của chớnh quyền cỏc cấp trong việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính trong việc phát huy và nâng cao hiệu quả của các công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Phân cấp quản lý phải bảo đảm tính hệthống, không chia cắt theo địa giới hành chớnh. Phõn định rừ trỏch nhiệm của cỏc cấp chớnh quyền, cỏc đơn vị quản lý công trình và người hưởng lợi trong quản lý, vận hành, bảo vệ, tu sửa công trình. Các đơn vị quản lý như trạm, đội phải tự chủ về tài chính, hoạt động ổn định và bền vững.

- Cần tăng cường kiểm tra, theo dừi, phỏt hiện và xử lý kịp thời cỏc hư hỏng nhỏ nhưng có nguy cơ làm xuống cấp công trình, nhằm đảm bảo an toàn công trình hoạt động bình thường.

- Tổ chức bảo vệ, ngăn chặn những hành vi xâm phạm làm hư hỏng công trình thủy lợi đã được phân cấp quản lý.

- Xây dựng các mô hình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thiết bị tưới

tiết kiệm nước phù hợp với từng loại cây trồng và từng loại đất của địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kỹ thuật thủy lợi, nông nghiệp đến tận bà con nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu phù hợp với yêu cầu nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt đối với cây lúa.

- Nâng cao trách nhiệm và vai trò của thanh tra chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cũng như chế tài xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi như lấn chiếm đất trong phạm vi công trình, phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước...

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ nguồn nước.

Phát động phong trào toàn thể cán bộ và công nhân viên trong công ty thực hiện mỗi công nhân viên chức công ty là một chiến sĩ trong công tác quản lý bảo vệ công trình, bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các thông tư, quyết định, nghị quyết tới các tầng lớp nhân dân và các tập thể, cá nhân tham gia quản lý, hưởng lợi từ công trình thủy lợi, các đơn vị đóng trên địa bàn hệ thống thủy lợi công ty quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước và công trình, đặc biệt là công tác chống lấn chiếm công trình và chống ô nhiễm nguồn nước.

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Kết hợp với chính quyền địa phương lập biên bản, có giải pháp cương quyết đình chỉ, xử lý theo đúng pháp luật, ngăn chặn không để ảnh hưởng lớn tới nguồn nước và công trình.

- Kết hợp với các ban ngành có thẩm quyền rà soát các cơ sở phát sinh xả nước thải, chất thải. Tiến hành kiểm tra yêu cầu các cơ sở phải có đầy đủ giấy phép xả nước thải, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử phạt nghiêm theo pháp luật những cơ sở xả thải trái phép gây hậu quả nghiêm trọng.

- Xây dựng các trạm quan trắc cố định để kiểm tra chất lượng nước tại điểm cửa lấy nước vào trạm bơm Quán Vĩnh của Công ty TNHH MTV cấp nước Hải Phòng và tại cửa lấy nước vào Nhà máy nước Vật Cách thuộc Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hải Phòng.

- Kết hợp với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là giải tỏa 27 hộ lấn chiếm khu vực chợ An Đồng để phục vụ cho công tác thi công gói thầu 27 dự án An Kim Hải sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ địa phương không bị úng lụt trong mùa mưa bão và thu gom, thanh thải nước thải trên địa bàn không để tràn ngược vào sông Rế.

- Tích cực khai thác các nguồn vốn trung ương và thành phố cùng với nguồn tiền nước thô xây dựng kế hoạch tu bổ, xây dựng một số công trình như nạo vét, đắp bờ một số tuyến kênh trục chính, xây dựng các đập điều tiết tại một số đầu kênh để lắng đọng bảo vệ nguồn nước như:

+ Mở rộng cống Kim Sơn thuộc đê hữu Sông Cấm để lấy nước bổ sung cho hệ thống kênh An Kim Hải.

+ Mở rộng cống Song Mai, xã An Hồng thuộc đê hữu Sông Cấm để thau đảo nguồn nước ô nhiễm kịp thời.

+ Xây dựng một số cống đập trên kênh An Kim Hải từ Hải Dương về cầu Rế.

+ Mở rộng hệ thống kênh Kim Xá để chủ động bổ sung nguồn nước.

+ Tích cực phối hợp với Xí nghiệp thủy nông Kim Thành lấy nước đầu nguồn ở cống Bàng Lai, cống Quảng Đạt để bổ sung cho hệ thống.

- Cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ, nhân viên quản lý và điều hành công trình: chính sách thu nhập, biên chế ... và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể rừ ràng theo đỳng chủ chương phỏp lệnh khai thỏc và bảo vệ cỏc công trình thủy lợi của Chính phủ đã đề ra. Đặc biệt đề cao và khen thưởng cho những cá nhân cũng như tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có như vậy thì công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi mới đạt hiệu quả cao.

3.4.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực về quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật, lao động với năng suất chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

- Đối với cán bộ quản lý: Yêu cầu tất cả các cán bộ quản lý trong công ty đều có bằng Đại học trở lên và cần có chính sách chọn lọc cán bộ cử đi học đào tạo các lớp quản lý, quản trị nhằm nâng cao khả năng quản lý lãnh đạo.

- Đối với cán bộ kỹ thuật: Phải lập kế hoạch để họ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, gửi đi học, tập huấn, học tập các mô hình điển hình, vận dụng và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vận hành hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai.

- Có cơ chế động viên cán bộ về vật chất cũng như về tinh thần đối với đội ngũ cán bộ được cử đi đào tạo và bồi dưỡng kiến thức như được thưởng hoặc trả tiền đi học. Khuyến khích người lao động nâng cao tính tự học hỏi nhằm nâng cao năng lực của bản thân. Người lao động có nhiều cơ hội nâng cao trình độ bằng việc tự học hỏi thông qua các phương tiện thông tin rất phong phú như sách báo, băng đĩa, truyền hình, internet….

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân lành nghề.

+ Sắp xếp lại nhân sự: Xác định nhu cầu nhân sự ở từng bộ phận, phân loại tay nghề, chuyên môn của lực lượng lao động từ đó sắp xếp lại lực lượng lao động này sao cho có hiệu quả nhất.

+ Nâng cao công tác tuyển dụng: Muốn có đội ngũ nhân sự hoạt động có hiệu quả chúng ta phải tuyển chọn đúng người, đúng việc. Thực hiện công tác tuyển dụng qua các trung tâm xúc tiến việc làm, đăng báo, thu hút khích lệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải, Hải Phòng (Trang 81 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w