CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI AN HẢI, HẢI
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý khai thác HTCTTL An Hải 1. Kết quả đạt được
- Theo báo cáo số liệu của Công ty nhờ công tác quản lý, khai thác CTTL hàng năm đã cung cấp trên 51,5 triệu m3 nước phục vụ cho dân sinh và các ngành kinh tế khác, tiêu cho 10.010ha diện tích canh tác của Huyện Kim Thành, Hải Dương, tưới cho gần 10.000ha diện tích đất nông nghiệp cho việc trồng lúa, rau màu và nuôi trồng thủy sản. Đưa năng suất lúa Huyện An Dương lên 125 tạ/ha/năm đứng đầu thành phố về sản lượng trồng lúa trong những năm gần đây.
- Nhờ công tác quản lý, vận hành tốt các công trình thủy lợi đầu mối mà giảm được ngăn được lũ, tiêu thoát nước đặc biệt là tiêu thoát nước cho khu vực thành phố, khu đô thị giảm được các thiệt hại về người, tài sản và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
- Việc nạo vét, vớt bèo,...làm điều hòa dòng chảy, duy trì nguồn nước về mùa khô, giảm lũ về mùa mưa, thay chua, rửa mặn làm tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất giỳp cho năng suất cõy trồng được tăng lờn rừ rệt, cải thiện đời sống người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
-Đặc biệt việc kiên cố hóa kênh mương dẫn nước từ đầu mối trạm bơm tới đầu ruộng đã làm giảm tiêu hao điện năng, giảm lượng nước thất thoát,
cung cấp đủ nước tưới làm tăng sản lượng cây trồng từ đó mà tăng thu nhập cho người dân. Khi có kiên cố hóa kênh mương góp phần lớn vào việc giảm chi phí cho việc nạo vét, tu bổ hàng năm. Đồng thời cũng làm giảm chi phí đáng kể cho người dân trong việc bơm nước, tháo nước. Vì vậy mà kiên cố hóa kênh mương là một giải pháp hàng đầu trong công tác quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi có hiệu quả. Chính vì vậy các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ kiên cố hoá kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và phòng chống bão lũ nói chung.
- Các công trình thủy lợi góp phần đáng kể tạo cảnh quan môi trường.
Các công trình kiên cố kênh mương, bờ kè kênh, bờ sông, giải tỏa lấn chiếm bờ sông cũng như vứt rác thải xuống sông, mương đã góp phần cải tạo cảnh quan môi trường, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho thành phố nói chung và cho địa bàn khu vực nói riêng.Trong năm 2014 đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản được 176 trường hợp lấn chiếm, vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đã giải tỏa được 113 trường hợp.Và một số kết quả đạt được như sau:
+ Nạo vét, đắp bờ các tuyến kênh An Kim Hải (sông Rế), Đặng Quốc Hồng và Hà Liên với tổng chiều dài 3.620m.
+ Kè bờ sông Rế với tổng chiều dài 1.300m. Kè mái bờ kênh Tân Hưng Hồng với tổng chiều dài 2.000m. Xây kè đá lát mái kênh Đại Hưng với chiều dài 1.090 m. Kè mái kênh tiêu Tân Tiến với chiều dài 1.723m.
+ Xây dựng 3 cống điều tiết trên kênh trục (cống Lương Quy, Mỹ Tranh, Chùa Bầu) và 12 cống điều tiết trên bờ kênh An Kim Hải.
+ Xây dựng cống, đập điều tiết để thu gom nước thải dân cư Bắc Sơn không cho xâm nhập vào kênh Tân Hưng Hồng tại khu vực nhà máy nước Vật Cách.
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn nhưng công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi không thể tránh khỏi những tồn tại và bất cập:
- Các công trình xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, xung yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý khai thác và ảnh hưởng lớn đến an toàn của người dân và các ngành nghề kinh tế - xã hội khác.
- Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các địa phương đã thực hiện việc cấp đất giao khoán, đất canh tác ra sát mép nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác sang chăn nuôi trồng trọt gây khó khăn cho việc nâng cấp cải tạo công trình. Cá biệt tại một số địa phương còn cấp đất làm nhà ở trên bờ kênh, thậm chí xuống cả lòng kênh. Trong thời gian từ năm 2003 trở lại đây, các hộ dân hai bên bờ kênh làm nhà sát mép nước, đặc biệt tại đoạn sông Rế còn có hộ dân được cấp đất ven sông tiếp tục đổ đất lấn chiếm lòng sông.
- Hiện tượng xây dựng công trình trái phép vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, vi phạm Quyết định 781/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND thành phố về việc ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số
1025/2013/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 của UBND thành phố về việc ban hành quy định về phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng …đang diễn ra ngày càng tinh vi, nghiêm trọng.
- Hiện nay toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn chưa được cấp phép xả thải ra hệ thống công trình thủy lợi. Việc chấp hành quy định về xả thải của các doanh nghiệp chưa được nghiêm túc, tự giác. Nước thải trong quá trình sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp xuống hệ thống kênh vào những thời điểm như ban đêm hoặc ngày trời mưa gây ô nhiễm môi trường nguồn nước rất nghiêm trọng. Qua kiểm tra đến
thời điểm hiện nay có 102 trường hợp doanh nghiệp và tập thể khu chung cư, khu dân cư xả thải xuống kênh thủy lợi gây tác hại nghiêm trọng tới nguồn nước. Các công trình kênh của hệ thống bị ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay như kênh Bắc Nam Hùng, Tân Hưng Hồng, Đại Bản và kênh An Kim Hải đoạn từ cầu Hà Liên đến cống Luồn, đoạn từ cầu Hà Liên đến cống Cái Tắt (sông Rế). Đặc biệt trên hai bên bờ sông Rế đoạn từ cầu Rế II đến cống Cái Tắt với chiều dài 9,0 km có khoảng 800 hộ xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống sông, trong đó có một số hộ kinh doanh giết mổ, nhà hàng, làm bún, làm tương ớt … đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước.
- Thiếu chính sách tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ chống xâm hại công trình thuỷ lợi, vai trò của người dân trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và bảo vệ nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức.
- Công tác tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các thông tư, quyết định, nghị quyết tới các tầng lớp nhân dân và các tập thể, cá nhân tham gia quản lý, hưởng lợi từ công trình thủy lợi, các đơn vị đóng trên địa bàn hệ thống thủy lợi công ty quản lý chưa cao.Ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi của một số cán bộ, người dân còn thấp.
- Chế tài xử lý các trường hợp lấn chiếm vi phạm pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi chưa đủ sức răn đe, việc xử lý các vi phạm chưa có chế tài mạnh mẽ, chính quyền các địa phương chưa có biện pháp quyết liệt để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, việc buông lỏng quản lý, tinh thần trách nhiệm của một số địa phương có công trình đi qua thấp, chưa nhiệt tình, có địa phương còn bao che, né tránh trách nhiệm trước các vụ lấn chiếm vi phạm.
- Một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi còn mang tính xin cho. Huy động vốn cho việc cải tạo, nâng cấp, tu bổ các công trình xuống cấp còn gặp nhiều khó khăn.
- Khoa học công nghệ: Việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn thấp, và hầu như không đáng kể. Nhiều hệ thống đóng mở, vận hành cống còn chủ yếu bằng thủ công.
- Hiệu lực, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ công trình thủy lợi chưa cao.
2.4.2.2. Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi không phát huy được hết khả năng; công trình xuống cấp nghiêm trọng là do:
- Các công trình thủy lợi xây dựng từ năm 1950-1960 trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp, còn dàn trải, nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất đảm bảo của hệ thống công trình thủy lợi thấp, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh mương dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.
- Các công trình thủy lợi do công ty quản lý nằm trên địa bàn trải dài bao quanh thành phố, do tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh đã làm phá vỡ các quy hoạch thủy lợi có từ trước. Hệ thống CTTL thường xuyên chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, thủy triều và nước mặn xâm nhập gây phá hủy hệ thống.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do tài liệu thu thập, phân tích dùng trong thiết kế chưa đầy đủ dẫn đến việc lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế và hệ số an toàn chưa hợp lý. Cán bộ thiết kế chưa nghiên cứu kỹ càng địa chất tại các công trình và không có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại địa điểm công trình được xây dựng.
Do tác động của nước tới công trình nên khi công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đã xẩy ra tình trạng vỡ lở ở hệ thống kênh bê tông. Nhiều công trình sau thi công xong đưa vào sử dụng đã bị lún, sụt, vỡ...gây ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác, quản lý.
- Chất lượng thi công các công trình kém do một số đơn vị xây dựng công trình chạy theo lợi nhuận, chưa tuân thủ nghiêm các quy định theo đúng thiết kế về kỹ thuật, bớt xén nguyên vật liệu hoặc sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng nhằm giảm chi phí xây dựng.
- Quản lý và sử dụng công trình chưa đúng kỹ thuật từ khâu đóng mở nước đến khâu duy tu bảo dưỡng nguyên nhân này nói lên trình độ quản lý và sử dụng công trình của cán bộ thuỷ nông còn hạn chế.
- Quản lý chất lượng trong quá trình thi công các CTTL còn lơi lỏng trong khâu giám sát đảm bảo các công trình xây dựng đúng kỹ thuật, chất lượng và tiến độ
- Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của công tác thủy lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý,khai thác đồng thời có xu hướng nặng về bao cấp.
- Kinh phí hàng năm dành cho duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng còn hạn chế, mang tính chắp vá. Một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình còn mang nặng tính xin - cho.
- Nhận thức của người dân trong việc bảo vệ công trình còn kém: Vì lợi ích cá nhân nên nhiều người đã có hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi như đập phá bê tông mái kênh lấy cắp phai cống, ty cống, tăng gia sản xuất cạnh công trình, làm lều quán trên bờ hoặc lấn chiếm lòng kênh đã làm cho công trình hư hỏng xuống cấp.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn nêu lên hiện trạng các công trình thủy lợi, thực trạng công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi An Hải trong những năm vừa qua. Đưa ra những phân tích và đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý khai thác HTCTTL An Hải. Mặc dù công tác quản lý khai thác CTTL đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng nó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa, chất lượng công tác quản lý khai thác các HTCTTL trên địa bàn tỉnh là một đòi hỏi mang tính hết sức cấp thiết. Vì vậy việc đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác HTCTTL An Hải nói riêng và của HTCTTL hiện nay nói chung là cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản lý khai thác HTTCTTL An Hải, Hải Phòng.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG