CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC Khái quát về các ma trận được sử dụng

Một phần của tài liệu Niên luận xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thương mại sabeco sông hậu (Trang 32 - 35)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE: Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp. EFE giúp đánh giá được mức độ phản ứng của tổ chức đối với những cơ hội và nguy cơ, đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho tổ chức.

Các bước xây dựng ma trận EFE:

Bước 1: Lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tổ chức trong ngành kinh doanh.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh

doanh. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt, 3 - phản ứng trên trung bình, 2 - phản ứng trung bình, 1 - phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận EFE.

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ - IFE: Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu tố quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Các bước xây dựng ma trận IFE:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố thành công then chốt đã được phân tích trong tiến trình phân tích nội bộ. Bao gồm khoảng 10 - 20 yếu tố, cả điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố cho mức quan trọng tương đối của yếu tố đó với sự thành công của công ty trong ngành. Không kể yếu tố chủ yếu đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, các yếu tố được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành quả hoạt động của tổ chức phải được cho là có tầm quan trong nhất. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng ấn định cho các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố đó có đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), hay điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4).

Bước 4: Nhân mỗ mức quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố.

Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh: Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh tổ chức/doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Giúp nhận

diện được những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức cùng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, xác định được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và các điểm yếu kém cần khắc phục.

Các bước xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Bước 1: Lập một danh mục khoảng 10 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của môi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4 - phản ứng tốt, 3 - phản ứng trên trung bình, 2 - phản ứng trung bình, 1 - phản ứng yếu.

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trân hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp phát triển 4 loại chiến lược: Điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO), và chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT).

Các bước xây dựng ma trận SWOT:

- Liệt kê các cơ hội, de dọa bên ngoài công ty.

- Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ công ty.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đưa ra chiến lược SO.

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và đưa ra chiến lược thích hợp WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đưa ra kết quả của chiến lược ST.

- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và đưa ra chiến lược WT.

Ma trận lựa chọn QSPM: Ma trận QSPM cho phép lựa chọn đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định.

Các bước thành lập ma trận QSPM:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu/điểm mạnh quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài:

- Phân loại các yếu tố bên ngoài: 1 - phản ứng của công ty còn yếu, 2 - phản ứng công ty ở mức trung bình, 3 - phản ứng công ty trên mức trung bình, 4 - phản ứng công ty cao nhất.

- Phân loại các yếu tố bên trong : 1 - yếu nhất, 2 - ít yếu nhất, 3 - ít mạnh nhất, 4 - mạnh nhất.

Bước 3: Nghiên cứu các ma trận đã phân tích IFE, EFE, SWOT và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn : 1 - không hấp dẫn, 2 - hấp dẫn đôi chút, 3 - khá hấp dẫn, 4 - rất hấp dẫn.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn.

Bước 6 : Tính cộng các số điểm hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Niên luận xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thương mại sabeco sông hậu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w