4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 1. Quản trị
4.1.7. Hệ thống thông tin
Xây dựng phần mềm trực tuyến trên nền web phục vụ cho việc tổng hợp dữ liệu và đưa lên các báo cáo từ các bảng khảo sát thị trường của nhân viên kinh doanh tại các chi nhánh của công ty. Hệ thống giúp cho nhân viên kinh doanh tại công ty thuận tiện hơn trong việc thực hiện các báo cáo phân tích thị trường, so sánh tổng sản lượng nhập, xuất hoặc tồn kho. Biểu đồ phân tích thị phần của sản phẩm, so sánh tổng sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm theo phân loại khách hàng.
Hệ thống Hệ thống Phân tích dữ liệu kinh doanh được phát triển với tiêu chí giúp đỡ cho người quản lý có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh, phân tích
số liệu thị phần của các chi nhánh và công ty, thông qua các báo cáo và biểu đồ thị phần.
Ngoài ra, còn cập nhật cả thông tin bên ngoài.
Đối với các tài khoản có quyền sử dụng là chi nhánh:
- Quản lý thông tin của chi nhánh như: mã số, tên chi nhánh, địa chỉ, điện thoại.
- Quản lý thông tin nhóm khách hàng (phân loại khách hàng) như: mã số, tên nhóm.
- Quản lý thông tin khách hàng như: mã số, tên khách hàng, khu vực, địa chỉ, điện thoại.
- Quản lý thông tin sản phẩm như: mã số, tên sản phẩm.
- Chức năng nhập liệu “Bảng Khảo Sát Thông Tin Thị Trường”.
- Chức năng tìm kiếm “Bảng Khảo Sát Thông Tin Thị Trường” theo tên và mã số của khách hàng.
- Chức năng xem tin tức/thông báo nội bộ.
- Chức năng nhắn tin nội bộ giữa các tài khoản.
Đối với các tài khoản có quyền sử dụng là công ty:
- Cho phép quản lý thông tin chi nhánh.
- Quản lý thông tin nhân viên theo từng chi nhánh (tài khoản đăng nhập web và thông tin cá nhân).
- Quản lý thông tin công ty như: tên công ty, địa chỉ, điện thoại… phục vụ cho việc hiển thị thông tin trên tiêu đề của báo cáo.
- Chức năng xem báo cáo tại mọi thời điểm:
- Bảng phân tích thị trường của từng chi nhánh (báo cáo theo tháng):
- Phân tích thị trường theo phân loại khách hàng (Khu vực, kênh và phân loại khách hàng).
- Phân tích thị trường theo Tổng sản lượng nhập hàng - Qui cách sản phẩm.
- Phân tích thị trường theo Tổng sản lượng nhập hàng - Tên sản phẩm.
Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - IFE: Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng đối với mỗi chiến lược kinh doanh và các chỉ tiêu mà công ty đề ra, chúng ta cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp. Từ
đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những điểm mạnh để khai thác chuẩn bị đối đầu với những điểm yếu, cải thiện những điểm yếu này. Thông qua phân tích các yếu tố môi trường bên trong và thăm dò ý kiến chiến gia để lập ma trận IFE như bảng sau:
B ng 4.4: Ma tr n đánh giá các y u t bên trong - IFE ảng 2.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ận đánh giá các yếu tố bên trong - ife ế toán công ty ố chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của
STT Các yếu tố chủ yếu bên trong
Mức độ quan trọng
Hệ số phân loại
Số điểm quan trọng
1 Chất lượng sản phẩm 0,15 4 0,60
2 Thương hiệu mạnh uy tín 0,12 3 0,36
3 Hoạt động Marketing 0,12 2 0,24
4 Công nghệ và hệ thống sản xuất.
0,08 3 0,24
5 Vị trí thuận lợi. 0,12 4 0,48
6 Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn.
0,06 3 0,30
7 Chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào.
0,08 1 0,08
8 Chưa có sản phẩm dành cho khách hàng phân khúc cao.
0,09 2 0,18
9 Hệ thống phân phối 0,10 4 0,40
10 Khả năng tài chính toán luôn ở mức an toàn
0,08 3 0,24
Tổng số điểm 1,00 3,12
(Nguồn: Việc chọn yếu tố và giá trị trong bảng được thu thập từ thăm dò ý kiến chuyên gia)
Tổng số điểm ma trận IFE của công ty là 3,12 cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 2,5 cho thấy nội bộ doanh nghiệp tương đối mạnh, công ty khai thác tốt những nguồn lực sẵn có: Chất lượng sản phẩm cao do những sản phẩm kinh doanh mang thương hiệu SABECO đã có tiếng là “khắt khe” trong quy trình cho ra đời thành phẩm với những khâu kiểm tra nghiêm ngặt; đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp và nhiệt tình trong nghiệp vụ; Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty tương đối mạnh; khả năng nhận biết và trung thành với thương hiệu cao.
4.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỞNG BÊN NGOÀI 4.1.1. Vĩ mô
4.1.1.1. Các yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề kinh doanh.
HÌNH 4.8. BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM (2006 – 2015)
(Nguồn: webside Vietstock)
Hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 và có mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ phát triển kinh tế đạt mức 5,25% trong năm 2013, tăng lên 5,42% trong năm 2014 và trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,68%. Sau khi duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, nền kinh tế Việt Nam phát triển có xu hướng chậm lại, cụ thể năm 2012 có mức tăng trưởng GDP giảm so với năm 2011 và theo dự báo của các tổ chức quốc tế và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) mức tăng trưởng GDP triển vọng 2016 từ 6,7% - 6.8%.
Như vậy, Bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Sự tăng hoặc giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tiêu thụ Bia.
Lạm phát: của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng tăng cao, thể hiện ở cả 03 yếu tố: cầu kéo, chi phí đẩy và tiền tệ.
HÌNH 4.9. BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ ĐẠT TỶ LỆ LẠM PHÁT VIỆT NAM (2006 – 2015)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2011, lạm phát gia tăng với mức tăng 18,58% cao nhất từ 1993 đến giờ, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; đến năm 2012, tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể còn 9,21% và có xu hướng giảm mạnh qua các năm, đến 2015 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 0,63%. Chứng tỏ chính phủ Việt Nam đã đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là các giải pháp tiền tệ như thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cơ bản lên 14%, theo đó các ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi lên 16% – 18%/năm và lãi suất tiền vay vượt trên 20%/năm đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút là hậu quả của việc tập trung những giải pháp kiềm chế lạm phát này. Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của công ty mà còn có tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhân công, chi phí vận chuyển…kéo theo đó là giá thành sản phẩm tăng theo ảnh hưởng lớn đến qua trình tiêu thụ và mở rộng thị trường.
Bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ bia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP được nhận định sẽ tiếp tục tăng qua các năm.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu thị trường Bia, Rượu, Nước giải khát cũng sẽ tăng lên, đòi hỏi phải thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú hơn, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự phân hóa thu nhập là một thách thức đối với công ty, vì khi thu nhập thay đổi tương ứng với nó phải có sự thay đổi về sản phẩm phù hợp với túi tiền của từng nhóm khách hàng
Lãi suất: Mặc dù nằm trong khu vực khủng hoảng tiền tệ châu Á nhưng nhìn chung về cơ bản những năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ đã có những tác động tới thị trường tiền tệ. Mức điều chỉnh lãi suất của ngân hàng thương mại những năm qua, lãi suất cho vay dao động từ 17% - 20%/năm, lãi suất huy động phổ biến dao động từ 9%/năm đến 12%/năm. Sự thay đổi của lãi suất tác động lớn đến hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của nghành nói riêng, khi lãi suất tăng cao họ sẽ chuyển qua tiết kiệm, ngược lại khi lãi suất thấp lại tác động tích cực tới tiêu dùng. Bên cạnh đó, xét về cơ cấu vốn của SABECO thì các khoản vay chiếm không nhỏ, do đó chi phí vay tăng khi lãi suất thị trường tăng là một khó khăn cho công ty. Giảm sức cạnh tranh cũng như hạn chế phần nào đó kế hoạch phát triển. Ngoài ra khi chi phí đầu vào tăng kéo theo giá thành tăng lên, mà công ty theo chủ đích là kiềm chế sự tăng lên giá bán - giữ ở mức ổn định.
Thuế suất: Bia là sản phẩm chịu Thuế Tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước. Do đặc thù như vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi chính sách thuế của Chính Phủ. Thuế tiêu thụ đặc biệt với bia chai sản xuất trong nước và nhập khẩu là 75%. Ngày 26/11/2014 Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13, quyết định tăng thêm 5% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng, dịch vụ từ ngày 01/01/2016. Theo đó thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia được áp dụng ở mức thuế suất 55% từ ngày 01/01/2016, 60% từ ngày 01/01/2017 và 65% từ ngày 01/01/2018. Mức thuế suất mới sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.
Thị trường bán lẻ: Hiện nay kênh bán lẻ hiện đại: siêu thị, trung tâm thương mại đang phát triển mạnh, theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2011 kênh bán lẻ hiện đại chiếm 24,1% thị phần nhưng đến năm 2014 lại giảm mạnh xuống còn 12,5% thị phần và tăng lên 15,0% năm 2015. Tuy nhiên phần lớn kênh bán lẻ hiện đại chỉ tập trung tại thành phố lớn, thị trường nông thôn chiếm trên 70% dân số thì hầu như vắng bóng kênh phân phối này nguyên nhân do giao thông không thuận tiện, dân cư sống rải rác…Vì vậy hiện nay thị trường nông thôn còn nhiều tiềm năng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển
thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”, nhằm khai thác và phát triển thị trường nông thôn.
Hình 4.10. Biểu đồ thị phần bán lẻ giai đoạn 2007 – 2015 (Nguồn: phòng kinh doanh SABECO)
4.1.1.2. Yếu tố môi trường quốc tế
Tỷ giá ngoại tệ: Trong những năm qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động, tăng dần. Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến động về tỷ giá ảnh hưởng mạnh tới kết quả sản xuất kinh doanh do trong số bốn loại nguyên vật liệu chính để sản xuất bia thì ba loại nguyên vật liệu các công ty sản xuất bia phải nhập khẩu. Sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên vật liệu đầu vào và ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành. Trong 3 năm qua, do không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào nên doanh nghiệp đa số nhập khẩu malt từ các nước như Australia, Trung Quốc… vì vậy nên tỉ giá ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.
4.1.1.3. Yếu tố chính trị-pháp luật
Việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ cũng như những định hướng phát triển của công ty phù hợp với chủ trương chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi trường này gây ra.
Công ty Cổ phần Thương mại SABECO Sông Hậu chịu sự điều chỉnh của pháp luật về công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán như Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế bất cứ sự thay đổi về luật pháp ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.
Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát được Bộ Công thương đặt mục tiêu xây dựng thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp càng nhiều cho ngân sách nhà nước. Các sản phẩm bia, rượu, NGK được sản xuất có chất lượng cao, uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại, có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Cụ thể, Bộ Công thương đặt mục tiêu đến năm 2015 sản lượng sản xuất là 4,0 tỷ lít bia và đến năm 2025 sản lượng phải đạt 6,0 tỷ lít với sản phẩm xuất khẩu đạt hàng trăm triệu đô la. Đây là triển vọng rất lớn đối với ngành trong tương lai.
Với nhu cầu sức khoẻ người dân ngày càng được nâng cao kèm theo đó là các chính sách qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gay gắt, Công ty phải đảm bảo việc tuân thủ đúng với các qui định của nhà nước.
Ngoài ra, còn có các qui định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông làm ảnh hưởng đến việc uống bia của khách hàng. Đối với người điều khiển xe ôtô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông. Đối với xe máy hoặc xe môtô, mức độ cồn cho phép là 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/1 lít khí thở.
Để hạn chế các rủi ro này, Công ty luôn chú trọng nghiên cứu, cập nhật các văn bản, chính sách mới để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
4.1.1.4 Yếu tố dân số, lao động
Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, với dân số khoảng 86 triệu ngườ, trong đó độ tuổi từ 15 - 64 chiếm khoảng 65% tổng dân số. Điều này là một lợi thế cho các doanh nghiệp của chúng ta về nguồn cung ứng đội ngũ lao động. Ngoài ra lượng khách hàng mà công ty bia đáp ứng là rất nhiều. Dân số tạo ra một cơ hội lớn mà công ty cần nắm bắt và tận dụng triệt để cơ hội này.
(Đơn vị: nghìn người)
Hình 4.11. Biểu đồ dân số ở các địa phương Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2011
(Nguồn: webside Vietstock)
Theo tổng cục thống kê, năm 2011 dân số Đồng bằng Sông Cửu Long khoảng 17,33 triệu người. Trong đó An Giang (2.151 triệu người), Kiên Giang (1,714 triệu người), Cần Thơ (1,2 triệu người), Sóc Trăng (1,103 triệu người), Cà Mau (1,214 triệu người)…Đây là những thị trường tiêu thụ bia lớn của SABECO Sông Hậu, đặc biệt Thành Phố Cần Thơ là nơi có dân số khá đông (1,2 triệu người) với mật độ dân số cao nhất vùng 852 người/km2, đây được xem là thị trường tiêu thụ bia tốt nhất đối với SABECO Sông Hậu.
Dân số đông , tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập dần cải thiện, đời sống vật chất ngày càng cao ,nhu cầu tiêu dùng tăng lên, với một môi trường được thiên nhiên ưu đãi, những chính sách hổ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển công nghiệp góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành Bia Rượu Việt nam.
4.1.1.5. Yếu tố văn hoá – xã hội
Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hoá xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Đông vì thế người Việt Nam rất chú trọng đến quan hệ gia đình, bạn bè. Thứ nữa là Việt Nam rất coi trọng tinh thần quốc gia nên việc tiêu dùng sản phẩm của một công ty trong nước là một xu hướng mới nổi lên trong thời gian gần đây và công ty cần phải nắm bắt được cơ hội mới này (người Việt nam ưu tiên dùng hàng việt nam). Tuy nhiên tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân thì không thể nào một sớm một chiều khắc phục được. Do đó công ty phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã bắt mắt, tạo thương hiệu và uy tín trong lòng người tiêu dùng. Với nét văn hóa đó thì thói quen dùng bia rượu trong các