5.2.1. Xây dựng ma trận SWOT cho Công ty Thương mại Cổ phần SABECO Sông Hậu
Bảng 5.1. Ma trận SWOT của công ty SABECO Sông Hậu
SWOT Cơ hội (O) Đe doạ (T)
(O1) Nhu cầu sử dụng sản phầm bia tăng.
(O2) Thị trường tiêu thụ tăng trưởng, ổn định
(O3) Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
(O4) Khả năng thu hút vốn cao.
(T1) Cạnh tranh với các hãng bia nổi tiếng.
(T2) Giá nguyên liệu đầu vào tăng.
(T3) Thuế tiêu thụ đặc biệt cao.
(T4) Chi phí lao động tăng.
(T5) Chênh lệch mức sống thành thị và nông thôn.
Điểm mạnh(S) Chiến lược SO Chiến lược ST
(S1) Vị trí thuận lợi.
(S2) Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượnh.
(S3) Thương hiệu mạnh uy tín.
(S4) Hệ thống phân phối mạnh.
(S5) Công nghệ và hệ thống sản xuất.
(S6) Khả năng tài chính mạnh.
(S7) Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn.
=> Chiến lược thâm nhập thị trường:
(S1), (S3), (S4) + (O1), (O2), (O3)
=> Chiến lược phát triển sản phẩm:
(S2), (S6), (S7) + (O4)
=> Nghiên cứu thị trường:
(S2), (S5) + (T1)
=> Phát triển, cải tiến sản phẩm:
(S2) + (T2), (T3), (T4), (T5).
Điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT
(W1) Chiến lược marketing chưa hiệu quả.
(W2) Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào.
(W3) Sản phẩm còn phổ thông chưa có sản phẩm dành cho khách hàng phân khúc cao.
=> Nghiên cứu thị trường:
(W1), (W3) + (O2)
=> Phát triển sản phẩm:
(W2) + (T2)
Phân tích các chiến lược đã đề suất + Nhóm chiến lược SO
Chiến lược thâm nhập thị trường: Công ty có một hệ thống phân phối rộng ở nhiều tỉnh trong vùng. Điều này là một lợi thế lớn cho công ty, khi thị trường Bia trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tăng trưởng nhanh. Giúp cho công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận. Kinh tế phát triển, thu nhập người tiêu dùng tăng, nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm Bia trong cuộc sống cũng tăng. Do đó Công ty nên tận dụng khả năng tài chính, uy tín, để khai thác thị trường truyền thống nhằm chiếm lĩnh thị trường hiện có, chống xâm nhập ngành.
Chiến lược phát triển sản phẩm: Công ty có một thị phần lớn, thương hiệu uy tín, đây là một thế mạnh để công ty thu hút vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường khi công ty niêm yết chứng khoán.Từ đó công ty có được nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố vị thế trong lòng người tiêu dùng để đưa ra thị trường sản phẩm mới mang thương hiệu riêng. Ban quản trị của công ty có năng lực, có tham vọng và tầm nhìn, họ có thể nắm bắt được tình hình thị trường trong hiện tại và tương lai, hoạch định các chiến lược cụ thể. Để có thể biết được nên đầu tư vào ngành nghề nào có lợi nhuận cao và không nên đầu tư vào ngành nào.
+ Nhóm chiến lược ST
Nghiên cứu thị trường: Cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp, nhờ có thế mạnh là công ty có một dây chuyền sản xuất hiện đại, đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vì thế công ty có thể tạo ra được sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Để tránh mất khách hàng, do không nắm bắt được sự thay đổi trong cách thức mua sắm, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, cùng với tài chính ổn định công ty có thể tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng. Qua đó có thể nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Chiến lược phát triển, cải tiến sản phẩm: Dựa vào tiềm lực hiện có của công ty, công ty đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành,tạo ra các sản phẩm có giá cả phù hợp với mọi người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên Công ty không thiên về việc tạo ra các sản phẩm có giá cả thấp mà còn tập trung nghiên cứu tạo ra các sản phẩm Bia cao cấp dành cho những phân khúc khách hàng cao.
+ Nhóm chiến lược WO
Nghiên cứu thị trường: Các chiến lược Marketing của công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, vì thế công ty cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, khi đó các sản phẩm của công ty mới theo kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường, giúp công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.
+ Nhóm chiến lược WT
Phát triển sản phẩm: Phần lớn nguyên liệu sản xuất bia công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá nguyên liệu thì tăng cao từng ngày vì thế SABECO hiện nay đã nghiên cứu và đã trồng thử Đại mạch (nguyên liệu chính để sản xuất Bia) ở các tỉnh phía Bắc và đã cho năng suất rất cao. Điều này là một thông tin tốt cho các Công ty SABECO Sông Hậu được cung cấp nguyên liệu trực tiếp từ công ty mẹ trong việc sản xuất. Giúp công ty làm chủ được nguồn nguyên liệu, giảm chi phí, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.
+ Chiến lược của công ty từ sự kết hợp ma trận SWOT
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức: Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tạo ra một sự cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp công ty sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém và giảm bớt nguy cơ.
Công ty đã đưa ra sự kết hợp giữa Điểm mạnh (S) - Cơ hội (O) - Điểm yếu (W) - Thách thức (T) để đưa ra các chiến lược có thể lựa chọn dựa vào phân tích SWOT của công ty là chiến lược “Thâm nhập thị trường” và “chiến lược phát triển sản phẩm”: Dựa vào thị phần lớn, thương hiệu uy tín, sản phẩm có chất lượng cao, khi đời sống của người dân được cải thiện, thu nhập tăng lên, thì nhu cầu chi tiêu cho ăn uống cũng tăng, dựa vào những điểm mạnh đó công ty có thể chiếm lĩnh được thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thị phần ra trong thị trường truyền thống chống xâm nhập ngành - phòng thủ, tạo sức cạnh tranh lớn đối với các đối thủ cùng ngành.
5.2.2. Ma trận chiến lược chính
I. 1.Phát triển thị trường 1. Phát triển thị trường II.
2.Thâm nhập thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3.Phát triển sản phẩm 3. Phát triển sản phẩm 4.Hội nhập ngang 4. Hội nhập về phía trước
5.Loại bỏ 5. Hội nhập về phía sau 6. Hội nhập ngang