Tuổi và kích thước thành thục

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 47 - 50)

L ời cảm ơn

3.3 Tuổi và kích thước thành thục

Mỗi loài cá đều trải qua những giai đoạn phát triển nhất định mới có thể đạt tới sự thành thục và tham gia sinh sản lần đầu tiên.

Việc xác định tuổi cá được nghiên cứu qua tia vây ngực theo các mô tả của Pravdin (1963) [16].

+ Mô t tia vây ngc: Tia vây ngực cứng, có phần gốc được gắn với xương đai vai. Cả hai mặt của xương đều có gai cứng, tuy nhiên gai ở mặt trước của xương thể hiện không rõ ràng như mặt sau. Ở mặt sau của tia này có nhiều răng cưa cứng và nhọn, số lượng răng cưa dao động trong khoảng 11 - 22. Bề mặt của xương được phủ một lớp da nhầy và mỏng, ở giữa xương có lỗ rỗng kéo dài gần hết chiều dài của xương.

+ Vòng tui ca cá ngnh trên lát ct tia vây ngc thể hiện rất rõ ràng, đó là các vòng tối xen kẽ giữa các vòng sáng và chạy song song với mép của lát cắt. Riêng vòng tuổi đầu tiên là không hoàn toàn do bị đứt quãng ở giữa. Các vòng sáng thường hẹp hơn vòng tối (chiều rộng của vòng sáng bằng khoảng 0,13 - 0,17% chiều rộng của vòng tối).

Thời kỳ hình thành vòng tối trùng với thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, dinh dưỡng mạnh nên có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất cho sự phát triển của xương. Thời kỳ hình thành các vùng sáng trùng với thời kỳ cá tăng trưởng chậm, dinh dưỡng kém, do đó cung cấp ít khoáng chất hoặc hầu như không cung cấp khoáng chất cho sự phát triển của xương.

Như vậy có một điểm khác biệt lớn giữa vòng tuổi trên lát cắt tia vây ngực và vòng tuổi trên vẩy: Vòng tuổi trên vẩy là các vòng sẫm màu hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng chậm, còn các vòng sáng hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, và các vòng tối rất hẹp so với vòng sáng.

+ Phân bit vòng tui và vòng ph: Khi quan sát các lát cắt tia vây ngực thấy có sự xuất hiện vòng phụ. Các vòng phụ này là những lớp xương kế tiếp vòng tuổi, độ rộng, hẹp của những vòng này có biến đổi, tuy nhiên các vòng phụ này là những vòng đứt quãng, không liên tục và không song song với mép của lát cắt như vòng

tuổi. Theo Pravdin (1963) thì vòng phụ hình thành do kết quả thay đổi đột ngột, ngẫu nhiên, không mang tính chất chu kỳ của điều kiện môi trường như dinh dưỡng kém hoặc do bệnh tật.

Ở một số cá cái đã tham gia sinh sản, từ vòng tuổi năm thứ ba trở đi thường xuất hiện một vòng nhỏ kế cận với vòng tuổi.

Bảng 3.4: Tỷ lệ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá ngạnh

Tỷ lệ các giai đoạn phát triển

tuyến sinh dục (%) Nhóm kích thước (mm) Khối lượng trung bình (g) Số thể Tuổi I II III IV V VI < 150 200 1 1+ 100 151 - 200 192 10 1+ - 2+ 90 10 201 - 250 214,58 12 2+ 25 66,67 8,33 251 - 300 267,83 47 2+ - 3+ 8,51 42,55 36,17 12,77 > 300 359,52 21 2+ - 4+ 47,62 28,57 23,81

Qua nghiên cứu tia vây ngực để xác định tuổi cá, có thể thấy ở cá tuổi 1+ các tế bào sinh dục ở các mẫu thu được mới ở giai đoạn II của sự phân chia. Cá ở tuổi 2+ chủ yếu thấy tuyến sinh dục ở giai đoạn II và III, nhưng cũng bắt gặp 1 cá thể (chiếm tỷ lệ 8,33%) tuyến sinh dục đã ở giai đoạn V. Cá thành thục tập trung ở tuổi 2+ - 4+ với kích thước từ 251 mm trở lên. Ở nhóm kích thước này dễ dàng bắt gặp các cá thể có tuyến sinh dục đang ở các giai đoạn III, IV, V.

Như vậy trong quá trình nghiên cứu mới chỉ gặp cá thành thục ở tuổi 2+ - 4+ . Trong vòng đời mỗi loài cá, cùng với sự tăng trưởng về khối lượng và kích thước còn có sự phát triển và hoàn thiện tuyến sinh dục để khi đạt đến giai đoạn trưởng thành tuyến sinh dục sẽ chín muồi và có thể tham gia sinh sản gọi là sự thành thục lần đầu. Sự thành thục lần đầu là đặc tính riêng cho từng loài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như môi trường sống, thức ăn, nhiệt độ, thời gian và cường độ chiếu sáng trong năm, tốc độ tăng trưởng của từng cá thể.

Kích thước thành thục sinh dục lần đầu được xác định cho nhóm cá kích thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV, V chiếm tỷ lệ lớn hơn 50% trong tổng số các cá thể của nhóm. Cỡ của nhóm cá thể khi thành thục sinh dục lần đầu được xác định ở điểm mà tại đó 50% số cá thể đã thành thục.

Bảng 3.5: Tương quan thành thục sinh dục theo nhóm kích thước của cá cái

Nhóm kích

thước (mm)

Số cá thể thành thục giai đoạn III, IV, V

Tổng số cá thể trong nhóm Tỷ lệ thành thục (%) < 150 0 0 151 - 200 0 3 0 201 - 250 5 8 62,50 251 - 300 25 27 92,59 >300 14 14 100

Bảng 3.6: Tương quan thành thục sinh dục theo nhóm kích thước của cá đực

Nhóm kích

thước (mm)

Số cá thể thành thục giai đoạn III, IV, V

Tổng số cá thể trong nhóm Tỷ lệ thành thục (%) < 150 0 1 0 151 - 200 1 6 16,67 201 - 250 4 5 80 251 - 300 18 20 90 >300 7 7 100 0 0 62.50 92.59 100 0 20 40 60 80 100 120 < 150 151-200 201-250 251-300 >300 Nhóm k ích thước (m m ) T l t h à n h t h c ( % ) Hình 3.20: Kích thước thành thục lần đầu của cá ngạnh cái

Hình 3.21: Kích thước thành thục lần đầu của cá ngạnh đực

Qua các bảng và hình trên có thể nhận định về nhóm kích thước thành thục sinh dục lần đầu ở cá ngạnh từ 201 - 250 mm, tương ứng với khối lượng giao động từ 160 - 295 g (trung bình 212,14 g) với cá cái và từ 180 - 250 g (trung bình 218 g) với cá đực vì đây là nhóm có kích thước nhỏ nhất cho kết quả tỷ lệ thành thục ở giai đoạn III, IV, V cao hơn 50% và có thể tham gia sinh sản.

Cụ thể trong quá trình thu mẫu đã bắt gặp cá thể thành thục lần đầu nhỏ nhất có chiều dài 223 mm, khối lượng cơ thể 160 g với cá cái và 180 g với cá đực.

Do thời gian nghiên cứu ngắn, cùng với số lượng mẫu thu được không nhiều nên đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Để có thể kết luận chính xác và đầy đủ hơn cần

0 16.67 80 90 100 0 20 40 60 80 100 120 < 150 151-200 201-250 251-300 >300 Nhóm kích thước (m m ) T l % t h à n h t h c

tiếp tục tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài nữa, nghiên cứu cá trong tự nhiên và cả trong điều kiện nuôi.

3.4 Mùa vụ sinh sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 47 - 50)