Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 36 - 71)

L ời cảm ơn

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG 3

KT QU VÀ THO LUN

3.1Một số đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá ngạnh 3.1.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa

Qua quá trình quan sát, nhận thấy cá ngạnh là một đối tượng ăn tạp, với thành phần thức ăn trong dạ dày gồm: cá con, tôm, hến, ốc, giun, cơm nguội, mùn bã hữu cơ và các loại thức ăn khác. Kết quả này tương đồng với mô tả của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân [8], cũng như với một số loài cùng trong bộ cá da trơn như: cá lăng chấm (Hemibagrus gutattus), cá chiên (Bagarius yarrelli) trong nghiên cứu của Phạm Báu và ctv [2]. Bảng 3.1: Tần số xuất hiện các loại thức ăn (n = 91) Loại thức ăn Số lần bắt gặp TSXH (%) Cá con 6 6,59 Tôm 8 8,79 Hến 22 24,18 Ốc 6 6,59 Giun 6 6,59 Cơm 21 23,08 Mùn bã hữu cơ 43 47,25 Thức ăn khác 10 10,99

Trong các loại thức ăn trên, mùn bã hữu cơ có tần số xuất hiện cao nhất (47,25%), kế đến là hến (24,18%) và cơm nguội (23,08%). Các loại thức ăn còn lại xuất hiện với tần số nhỏ hơn 10%.

Theo nhận định của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân [8], Mai Đình Yên [21]: thành phần thức ăn thay đổi theo kích thước cá, theo mùa vụ và phụ thuộc vào nơi sống. Cá ngạnh lại có đặc tính tập trung tại các bến phà, các bè nuôi, các thuyền chài nên trong dạ dày chúng bắt gặp cả cơm nguội, cá con, tôm và một số loại thức ăn khác. Tuy nhiên các loại thức ăn cá, tôm này thường chỉ thấy xương, vẩy cá; râu và chân tôm. Đồng thời, do ở các địa điểm thu mẫu hến phân bố nhiều (theo điều tra

từ các ngư dân), nên mẫu thức ăn thu được trong dạ dày tần số xuất hiện của hến là tương đối cao (24,18%).

3.1.2 Độ no

Độ no của cá ngạnh được xác định trên 91 mẫu (52 con cái và 39 con đực) bằng phương pháp giải phẫu phân tích hệ tiêu hóa, quan sát bằng mắt thường, kính lúp cho kết quả về độ no thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 3.2: Độ no của cá ngạnh

Con cái Con đực Độ no Số lần bắt gặp Tần số (%) Số lần bắt gặp Tần số (%) Bậc 0 4 7,69 11 28,21 Bậc 1 13 25 9 23,08 Bậc 2 16 30,77 9 23,08 Bậc 3 9 17,31 9 23,08 Bậc 4 10 19,23 1 2,56 Qua bảng 3.2 ta thấy với cá ngạnh cái, độ no các bậc 1, 2, 3, 4 với số lần bắt gặp tương đối đều; trong khi ở cá đực lại bắt gặp chủ yếu ở độ no bậc 0, 1, 2 và 3, còn độ no bậc 4 chỉ bắt gặp duy nhất 1 lần (2,56%) trong thời gian nghiên cứu.

Do cá ngạnh là một đối tượng ăn tạp, rất tích cực kiếm mồi, hình thức kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm nên những đợt thu mẫu cá đánh bắt vào buổi sáng sớm thường trong hệ tiêu hóa của cá luôn có thức ăn; còn những mẫu cá được đánh bắt trong khoảng 2 - 3 giờ chiều thì lại bắt gặp nhiều cá có thang độ no bậc 0.

3.1.3Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá (Nikolski, 1963).

Kết quả đo chiều dài và cân khối lượng của 91 mẫu cá ngạnh với 5 nhóm kích thước thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3: Giá trị tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo nhóm kích thước của cá ngạnh (n = 91)

Khối lượng (g) Chiều dài (mm) Nhóm kích

thước (mm) TB Max Min TB Max Min

Tần số xuất hiện (%) <150 200 200 200 145 145 145 1,10 151 - 200 192 280 135 180,1 200 151 10,99 201 - 250 214,58 295 160 228,3 250 208 13,19 251 - 300 268,72 380 185 278,9 300 252 51,65 >300 356,67 500 285 319,4 348 305 23,08

Qua bảng 3.3 ta thấy kích thước của loài cá này không lớn, chiều dài trung bình ở các nhóm lần lượt là 145 mm; 180,1 mm; 228,3 mm; 278,9 mm và 319,4 mm tương ứng với khối lượng trung bình là 200 g; 192 g; 214,58 g; 268,72 g và 356,67 g.

Dựa trên các số liệu cân, đo ở trên có thể xác định được phương trình hồi quy giữa chiều dài và khối lượng thân của cá ngạnh có dạng:

W = 0,8377 x L3,0532

Hệ số xác định: R2 = 0,5666

Với giá trị hệ số tương quan R = 0,753 thu được đã thể hiện có sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng, tuy nhiên mức độ tương quan chưa đạt được độ chặt chẽ cao.

Phương trình hồi quy trên được biểu diễn bằng đồ thị sau:

0 100 200 300 400 500 600 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Chiều dài (cm) K h i n g ( g )

Qua đồ thị 3.1 cho thấy từ giai đoạn còn non cho đến thời điểm thành thục sinh dục lần đầu cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, đây là đặc điểm thích nghi của cá nói riêng và động vật sống ở dưới nước nói chung nhằm tránh được sự tấn công của kẻ thù và sớm đạt đến trạng thái thành thục sinh dục. Khi đến một kích thước nhất định thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm lại và cá tăng nhanh về khối lượng. Đây là thời điểm cá bắt đầu tích lũy các chất dự trữ cho sự phát triển tuyến sinh dục, đảm bảo cho quá trình thành thục sinh dục.

3.2Hình thái và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 3.2.1 Hình thái ngoài cơ quan sinh dục 3.2.1 Hình thái ngoài cơ quan sinh dục

Việc xác định giới tính có sự khác nhau tùy theo từng loài. Đối với cá ngạnh, giai đoạn còn nhỏ rất khó phân biệt được giới tính, nhưng khi trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn thành thục sinh dục thì tương đối dễ phân biệt đực cái. Qua quan sát hình thái bên ngoài của nhóm cá trưởng thành, có thể mô tả về hình thái ngoài của cá đực và cái như sau:

Cá đực có thân thon dài, bụng nhỏ và thon hơn cá cái, khi cá thành thục thường có gai sinh dục kéo dài về phía đuôi và nhọn

Cá cái có tuyến sinh dục khá phát triển, bụng thường to hơn bụng cá đực. Khi cá thành thục, lỗ sinh dục có điểm ửng hồng khá rõ ràng.

3.2.2 Cấu tạo tuyến sinh dục

Cấu tạo buồng trứng:

Buồng trứng của cá ngạnh là một tuyến đôi gồm hai nhánh có hình túi, dài nằm trong xoang bụng và treo lên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng. Hai nhánh này nằm hai bên ruột và ở dưới bóng hơi. Hai nhánh của buồng trứng phát triển đồng đều, ít chênh lệch nhau về kích thước.

Kích thước và màu sắc của buồng trứng thay đổi theo giai đoạn thành thục. Ở giai đoạn II buồng trứng có kích thước nhỏ, có màu hồng nhạt, sau đó phát triển tăng về kích thước. Ở giai đoạn IV, buồng trứng căng tròn chiếm gần hết xoang bụng và có màu vàng đậm. Trên màng trứng có hai mạch máu chính chạy ở giữa dọc theo chiều dài buồng trứng. Từ mạch máu chính phân ra nhiều mạch máu nhỏ phân bố trên khắp màng trứng.

Hai nhánh của buồng trứng hợp lại ở phía cuối cùng và thông ra ngoài qua lỗ sinh dục.

Hình 3.4: Cá ngạnh cái đang mang trứng Hình 3.5: Buồng trứng cá ngạnh cái

Cấu tạo tinh sào:

Tinh sào cá ngạnh là tuyến đôi, đối xứng nhau và có màng treo đính vào phía dưới thận. Hai nhánh của tinh sào hình lược, có các tua ở hai bên. Cá chưa phát dục

tinh sào có màu nâu đỏ, khi phát dục tinh sào có màu trắng. Hai nhánh tinh sào hợp lại ở phía cuối cùng và đổ ra lỗ sinh dục.

Hình 3.6: Cá ngạnh đực mang tinh sào Hình 3.7: Tinh sào cá ngạnh đực

3.2.3 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng

Trong quá trình thu mẫu do số lượng mẫu thu được là tương đối ít (nguyên nhân vì số lượng cá trong tự nhiên không có nhiều, mỗi tháng chỉ thu được khoảng 15 cá thể), cùng với đó là khoảng thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chưa thu được mẫu buồng trứng giai đoạn I và VI, mà chỉ mới thu được buồng trứng ở các giai đoạn II, III, IV, và V.

Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa theo thang 6 bậc của G.V. Nikolski (1963) [15] và OF Sakun & NA Butskaia (1968) [20] làm tiêu chuẩn để xác định độ chín của tuyến sinh dục cái được mô tả như sau:

Giai đoạn II:

Tuyến sinh dục gia tăng về kích thước và phân thùy rõ rệt, chiếm 1/3 đến 1/4 thể tích xoang bụng. Đối với cá chưa thành thục lần nào noãn sào có màu hồng nhạt pha lẫn màu vàng nhạt, màng tuyến sinh dục mỏng, hầu như không nhìn thấy mạch máu phân bố trên tuyến sinh dục. Riêng với cá cái đã tham gia sinh sản thì noãn sào lớn và có màu đậm hơn do mạch máu và mô liên kết khá phát triển. Ở giai đoạn này mắt thường chưa phân biệt được hạt trứng nhưng có thể phân biệt đực cái do có thể phân biệt được tuyến sinh dục đực và cái bằng mắt thường.

Hình 3.8: Buồng trứng giai đoạn II Hình 3.9: Tiêu bản buồng trứng GĐ II Quan sát trên tiêu bản thấy noãn bào có nhân tròn, lớn, nằm ở giữa. Đặc trưng ở giai đoạn này là bắt đầu cho sự sinh trưởng tế bào chất, tế bào chất ưa kiềm nên bắt màu tím của hematoxylin mạnh, trong khi nhân ưa kiềm yếu nên bắt màu nhạt.

Giai đoạn III:

Tuyến sinh dục phát triển nhanh, kích thước tuyến sinh dục gia tăng rõ chiếm 1/3 đến 1/2 thể tích xoang bụng, noãn sào có màu vàng nhạt, trên noãn sào đã có mạch máu phân bố. Kích thước noãn bào tăng nhanh do quá trình tạo noãn hoàng, có thể thấy rõ các hạt trứng bằng mắt thường. Nếu cắt buồng trứng và dùng đầu kéo để lấy ra những hạt trứng riêng, thì trứng khó tách ra khỏi những vách ngăn bên trong của buồng trứng và luôn luôn kết thành từng chùm gồm nhiều hạt.

Quan sát trên tiêu bản thấy tế bào trứng chuyển sang giai đoạn dinh dưỡng hay còn gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng (trophoplasmatic growth) làm kích thước noãn bào tăng nhanh nhờ gia tăng số lượng noãn hoàng dạng hạt (đầu tiên noãn hoàng hình thành dưới dạng mụn nhỏ ở vùng giáp nhân, sau đó phát triển theo hướng ly tâm, nang trứng hình thành hai lớp phân biệt) và các không bào. Nhân vẫn còn lớn và bắt màu tím nhạt, có nhiều hạch nhân với kích thước và hình dạng khác nhau phân bố xung quanh màng nhân, tế bào chất vẫn còn ưa kiềm.

Giai đoạn IV:

Tuyến sinh dục có kích thước lớn, chiếm gần hết xoang bụng. Noãn sào có mạch máu phân bố nhiều, màu vàng tươi và hơi đậm so với noãn sào ở giai đoạn III. Các hạt trứng to, lực liên kết giữa các tế bào trứng giảm làm cho trứng có xu thế tách rời nhau.

Giai đoạn này bắt đầu khi quá trình tạo noãn hoàng kết thúc, quan sát trên tiêu bản thấy các hạt noãn hoàng rất rõ, có sự di chuyển túi mầm từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực của noãn bào, nhân lệch tâm. Vào cuối giai đoạn IV, buồng trứng đạt cực đại, căng tròn chiếm 2/3 thể tích xoang cơ thể, hạt trứng đều, màu vàng sáng.

Giai đoạn V:

Giai đoạn đẻ trứng, nhìn bên ngoài bụng cá to, thành bụng mềm và sệ xuống hai bên, lỗ sinh dục to và hơi lồi. Buồng trứng căng tròn, có màu vàng nâu hay nâu đỏ, trên màng có mạch máu to. Lúc này nếu vuốt nhẹ vào bụng cá trứng sẽ theo lỗ sinh dục chảy ra ngoài.

Hình 3.14: Buồng trứng giai đoạn V Hình 3.15: Tiêu bản buồng trứng GĐ V Quan sát trên tiêu bản thấy các hạt trứng tròn đều, rời nhau. Màng túi mầm tan biến và trở thành vô định hình, xuất hiện nhiều hạt noãn hoàng màu đỏ có kích thước lớn, các không bào dần tiêu biến.

3.2.4 Các giai đoạn phát triển của tinh sào

Trong phạm vi thời gian nghiên cứu chúng tôi cũng mới chỉ thu được 4 giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực gồm các giai đoạn II, III, IV và V.

Giai đoạn II: Tinh sào dài, nhỏ, có màu trắng hoặc trắng đục, mạch máu không rõ ràng. Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều và xếp thành từng chùm hình thành ống tinh nhỏ, đặc, giữa các ống được ngăn cách bởi mô liên kết.

Giai đoạn III: Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, trên bề mặt xuất hiện nhiều vệt màu hồng, đó là dấu hiệu của sự phát triển mạch máu. Quan sát trên

tiêu bản tổ chức học, chủ yếu thấy xuất hiện các tinh nguyên bào thứ cấp đang trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử.

Hình 3.16: Tinh sào giai đoạn II Hình 3.17: Tinh sào giai đoạn III

Giai đoạn IV: Tinh sào ở giai đoạn này có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước, có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh. Giai đoạn này hình thành buồng sinh tinh trên tinh sào, ờ giữa buồng sinh tinh là các tinh trùng xắp xếp dày đặc.

Giai đoạn V: Đây là giai đoạn chín muồi của tinh trùng. Tinh nang phát triển màu trắng sữa hoặc hơi vàng nhạt, mạch máu phát triển rõ ràng. Quan sát trên lát cắt trong túi tinh có rất nhiều tinh trùng.

3.3 Tuổi và kích thước thành thục

Mỗi loài cá đều trải qua những giai đoạn phát triển nhất định mới có thể đạt tới sự thành thục và tham gia sinh sản lần đầu tiên.

Việc xác định tuổi cá được nghiên cứu qua tia vây ngực theo các mô tả của Pravdin (1963) [16].

+ Mô t tia vây ngc: Tia vây ngực cứng, có phần gốc được gắn với xương đai vai. Cả hai mặt của xương đều có gai cứng, tuy nhiên gai ở mặt trước của xương thể hiện không rõ ràng như mặt sau. Ở mặt sau của tia này có nhiều răng cưa cứng và nhọn, số lượng răng cưa dao động trong khoảng 11 - 22. Bề mặt của xương được phủ một lớp da nhầy và mỏng, ở giữa xương có lỗ rỗng kéo dài gần hết chiều dài của xương.

+ Vòng tui ca cá ngnh trên lát ct tia vây ngc thể hiện rất rõ ràng, đó là các vòng tối xen kẽ giữa các vòng sáng và chạy song song với mép của lát cắt. Riêng vòng tuổi đầu tiên là không hoàn toàn do bị đứt quãng ở giữa. Các vòng sáng thường hẹp hơn vòng tối (chiều rộng của vòng sáng bằng khoảng 0,13 - 0,17% chiều rộng của vòng tối).

Thời kỳ hình thành vòng tối trùng với thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, dinh dưỡng mạnh nên có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất cho sự phát triển của xương. Thời kỳ hình thành các vùng sáng trùng với thời kỳ cá tăng trưởng chậm, dinh dưỡng kém, do đó cung cấp ít khoáng chất hoặc hầu như không cung cấp khoáng chất cho sự phát triển của xương.

Như vậy có một điểm khác biệt lớn giữa vòng tuổi trên lát cắt tia vây ngực và vòng tuổi trên vẩy: Vòng tuổi trên vẩy là các vòng sẫm màu hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng chậm, còn các vòng sáng hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, và các vòng tối rất hẹp so với vòng sáng.

+ Phân bit vòng tui và vòng ph: Khi quan sát các lát cắt tia vây ngực thấy có sự xuất hiện vòng phụ. Các vòng phụ này là những lớp xương kế tiếp vòng tuổi, độ rộng, hẹp của những vòng này có biến đổi, tuy nhiên các vòng phụ này là những vòng đứt quãng, không liên tục và không song song với mép của lát cắt như vòng

tuổi. Theo Pravdin (1963) thì vòng phụ hình thành do kết quả thay đổi đột ngột, ngẫu nhiên, không mang tính chất chu kỳ của điều kiện môi trường như dinh dưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 36 - 71)