Một vài nghiên cứu về cá ngạnh trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 25 - 71)

L ời cảm ơn

1.3 Một vài nghiên cứu về cá ngạnh trên thế giới

1.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái

Theo Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [34] cá ngạnh (Cranoglanis henrici) có thân trần, trơn láng. Viền lưng cong không đều, từ mút mõm đến gốc vây lưng vát chéo, sau vây lưng đến vây mỡ thẳng, sau vây mỡ hơi cong lên. Viền bụng cong, nông và đều. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Hốc mắt và xương trán nhăn nheo, không được bảo vệ. Cán đuôi hẹp. Mõm tù.

Lỗ mũi gần mõm hơn mắt, hai lỗ mũi trước và sau phân cách, lỗ mũi sau có râu. Có 4 đôi râu (1 đôi râu mũi, 1 đôi râu hàm và 2 đôi râu cằm), râu hàm kéo dài đến quá gốc vây bụng. Miệng ở dưới, hình vòng cung. Hàm trên dài hơn hàm dưới. Răng hàm dạng lông nhung, cong, thon dài co lại phía sau và bị ngắt quãng ở giữa; răng cửa hàm trên rộng, yếu, hình chữ nhật cong, ngắt quãng ở giữa. Môi trên dày. Mắt ở 2 bên đầu, có mang mỡ che. Khoảng cách hai mắt rộng. Có một rãnh ở giữa đầu chạy từ chẩm đến hết mắt. Mút sau phần nhô của gai xương thìa ngắn, tròn tầy. Khe mang rộng. Màng mang không liền với eo mang. Đường bên hoàn toàn, chạy giữa chiều cao thân.

Vách ngăn mang rời và thoát khỏi eo, với 5 (1), 6 (5), 7 (1), hoặc 8 (1) tia. Vây lưng có ngạnh với 6 (7) hoặc 7 (2) tia; cạnh trước của ngạnh có 3 - 6 răng cưa và 8 - 14 răng cưa ở cạnh sau. Vây mỡ ngắn, cong lại ở mép sau. Vây hậu môn dài vừa phải, với 34 (1), 35 (1), 37 (1), 38 (1) hoặc 39 (2) tia. Vây đuôi hình chạc, 2 thùy ngang bằng nhau, và có 7/7 (2), 7/8 (3) hoặc 8/8 (4) tia. Vây hông lồi ở mép ngoài và có 10 (2) hoặc 10 (7) tia. Ngạnh vây ngực có 3 hoặc 4 răng cưa ở cạnh trước, và 10 - 17 răng cưa ở cạnh sau.

(%SL) Chiều dài đầu 24,5 - 27,7; rộng đầu 16,1 - 20,4; dày đầu 15,2 - 16,8. Chiều dài trước hậu môn 52,3 - 61,1; chiều dài trước khung chậu 45,1 - 49,3; chiều dài trước vây ngực 22,6 - 26,9. Bề dày cơ thểở vùng hậu môn 20,5 - 26,2; chiều dài cuống đuôi 11,8 - 13,5; bề dày cuống đuôi 7,6 - 9,4. Chiều dài ngạnh vây ngực 15,3 - 20,8; chiều dài vây ngực 19,1 - 28,5; chiều dài vây lưng 25,5 - 32,5; chiều dài gốc vây lưng 7,8 - 9,6; chiều dài vây hông 12,8 - 15,3; chiều dài gốc vây hậu môn 30,2 -

35,0; chiều dài vây đuôi 19,7 - 25,8; chiều dài vây mỡ 12,4 - 18,7; chiều cao lớn nhất của vây mỡ 3,2 - 4,8; khoảng cách từ vây lưng đến vây mỡ 17,5 - 25,1.

(% HL) Chiều dài mõm 40,1 - 49,1; chiều rộng mõm 34,5 - 36,4; khoảng cách giữa 2 hốc mắt 47,0 - 55,0; đường kính mắt 16,1 - 19,8; chiều dài râu ở mũi 63,4 - 78,8; chiều dài râu hàm trên 148,1 - 187,1; chiều dài râu bên trong hàm dưới 38,3 - 50,9; chiều dài râu phía ngoài hàm dưới 76,4 - 99,5.

Màu sắc: Cũng theo Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [34] thì trong dung dịch cồn 70%, cá có màu xám trên vùng lưng và 1/3 bên trên sườn, 2/3 bên dưới sườn và vùng bụng màu hơi trắng. Vây màu xám, vùng ngoại biên của vây đuôi màu đen, vùng ngoại biên của các vây khác trong suốt. Trong vòng đời, cơ thể từ bạc hơi xám tới màu đồng, tối ở trên lưng, trắng ở dưới bụng; các vây màu hơi nâu đỏ.

1.3.2 Các nghiên cứu về tên loài trong chi cá ngạnh

Richardson (1846) [35] đã mô tảBagrus bouderius từ Quảng Châu, Trung Quốc dựa vào hình vẽ của một họa sỹ người Trung Quốc, John Reeves.

Peters (1880) [34] đã xác minh được tên giống Cranoglanis cho một loài mới mà ông đã mô tả, Cranoglanis sinensis.

Sau này Koller (1927) [29] đã mô tả 1 giống và loài mới, Pseudeutropichthys multiradiatus, từ đảo Hải Nam.

Myers (1931) [31] đã đồng nhất CranoglanisPseudeutropichthys, nhưng xét

C.sinensisC. multiradiatus như 2 loài riêng biệt. Nhưng ông không thể đưa ra vị

trí của giống này trong một vài họ đã biết, bởi vậy đã đưa ra họ mới Cranoglanididae, và được các tác giả khác công nhận (như Mo 1991 [30]).

Jayaram (1995) [28] cũng công nhận giống Cranoglanis, nhưng đã đồng nhất cả 3 tên loài (Bagrus bouderius, C. sinensisC. multiradiatus) dưới cái tên C. bouderius. Gần đây các tác giả người Trung Quốc lại cho rằng C. bouderius và C.

multiradiatus như những phân loài riêng biệt, nghiên cứu cuối này được ghi chép từ sông Hồng bởi Chu & Kuang (1990) [23] và từ đảo Hải Nam bởi Pan (1991) [33]. nhưng theo Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [32] lại phủ nhận những mẫu nghiên cứu từ lưu vực sông Hồng chưa bao giờ được so sánh với những mẫu từ Hải Nam.

Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [32] đã so sánh vật mẫu chuẩn của C.sinensis và hình vẽ mô tả loài C. bouderius mô phỏng như bản 19b của Whitehead 1969 [37] (trong đó có một ít sự nghi ngờ chúng cùng 1 loài). Cả hình vẽC. bouderius và mẫu nghiên cứu C. sinensis đều cho ra số lượng nhánh tia vây hậu môn thấp (khoảng 31 ở hình vẽ và 30 ở mẫu vật của C. sinensis). Trong khi Cranoglanis bouderius phân biệt với 2 loài khác của giống này bởi có số nhánh tia vây hậu môn ít hơn (28 - 32 so với 34 - 39).

Eschmeyer (1998) [26] cho rằng phân bố chuẩn của C.sinensis ở gần Hong Kong. Điều này khác với Herre (1934) [27], ông đưa ra giả thuyết là Wuchow ở trung tâm tỉnh Quảng Đông, phía đông nam Trung Quốc. theo Perter (1880) [34] thực tế tên loài

C. sinensis cho biết nó đến từ sông Lian Jiang ở Lianzhou, phía bắc tỉnh Quảng Đông. Sự mô tả của Macrones sinensis Bleeker (1873) trên một bức vẽ ở Trung Quốc, đã được Jayaram & Boeseman (1976) [28] chỉ ra chính là một loài thuộc

Cranoglanis. Điều này làm Cranoglanis sinensis Peter, 1880 lại trùng với Macrones

sinensis Bleeker, 1873. Ở bức vẽ đó, sự mô tả của Bleeker mô phỏng theo bảng 1 của Jayaram & Boeseman (1976) có những chi tiết không chính xác, đặc biệt những điểm đặc trưng, như hình dạng của mấu lồi (miêu tả trên bức vẽ là 1 tam giác quá rộng cho 1 vài loài Cranoglanis), và số tia vây hậu môn (khoảng 22 cái, quá thấp cho 1 vài loài Cranoglanis).

Để xóa bỏ 1 vài sự mơ hồ về tính đồng nhất của 3 tên loài, Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [32] lựa chọn Cranoglanis sinensis là tên chuẩn mới của Macrones sinensisBagrus bouderius.

Léon Vaillant (1893) [36] đã mô tả loài Cranoglanis henrici, mặc dù không được chú ý nhiều, nhưng đây là một loài tương đối có giá trị.

Cả C. henriciC. multiradiatus có 1 mấu lồi rộng hơn, vây hậu môn dài hơn

(30,2 - 35,0% SL so với 27,6 - 30,0) với nhiều tia nhánh hơn (34 - 39 so với 28 - 32), và có nhiều đốt sống hơn C. bouderius (46 - 47 so với 41 - 44). Hai loài này lại không giống nhau, trong đó C. henrici có miệng rộng hơn (34,5 - 36,4% HL so với 30,8) và đôi mắt bố trí xa nhau hơn C. multiradiatus (Khoảng cách giữa 2 hốc mắt là 47,0 - 55,0% HL so với 41,9 - 42,4).

Hình 1.5: A - mặt trái mấu lồi của Cranoglanis henrici, 143,3 mm SL; B - mặt trái mấu lồi của C. bouderius, 146,0 mm SL

Hình 1.6: Nhìn mặt dưới đầu. A- Cranoglanis henrici, 197,8 mm SL;

B- C. multiradiatus, 187,6 mm SL

Ng H. H. & Kottelat M. (2000) [32] đã đối chiếu các mẫu nghiên cứu

Cranoglanis thu được từ phía Bắc Việt Nam với các tài liệu đã thu được từ phía Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam, đã kết luận rằng đó là loài C. henrici.

CHƯƠNG 2

VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 01/01/2010 đến tháng 01/06/2010.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường cao đẳng Thủy sản - Từ Sơn - Bắc Ninh

- Địa điểm thu mẫu: Hồ Thác Bà (Yên Bái), Sông Đuống (Hà Nội), Sông Bắc Hưng Hải (Văn Giang - Hưng Yên).

2.2 Đối tượng nghiên cứu: Cá ngạnh Cranoglanis henrici Vaillant, 1893

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá ngạnh Xác định tuổi và kích thước thành thục Xác định hệ số thành thục, mùa vụ sinh sản Nhận xét, kết luận Xác định sức sinh sản của cá Sự phát triển của tuyến sinh dục Một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Điều tra hiện trường

2.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản 2.4.1 Tuổi và kích thước thành thục ngoài tự nhiên 2.4.1 Tuổi và kích thước thành thục ngoài tự nhiên

- Thu mẫu cá trưởng thành ở các nhóm kích thước (15 - 20 cm; 20 - 25 cm; 25 - 30 cm; 30 - 40 cm) và khối lượng khác nhau.

- Xác định giới tính: mô tả đặc điểm hình thái.

- Giải phẫu quan sát tuyến sinh dục để xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Sakun [20] (số mẫu xử lý > 30 mẫu).

- Xác định tuổi: thu mẫu tia vây ngực để xác định tuổi.

Các mẫu tia vây ngực thu được ngâm trong nước sôi từ 5 - 10 phút, sau đó dùng panh, kéo gỡ hết thịt, da bám trên xương, sau đó phơi khô và bảo quản trong các túi thu mẫu.

Dng c: 1 kẹp Êtô, 1 cưa sắt loại nhỏ, 1 cưa xương mỹ nghệ, 1 viên đá mài ráp, 1 viên đá mài thô.

Thc hin: Dùng Êtô kẹp xương, lấy cưa sắt cưa đứt ngang đoạn xương cách củ đầu 1 cm, sau đó dùng cưa xương mỹ nghệ có lưỡi nhỏ và mỏng cắt lát xương có độ dày 0,7 - 1 mm. Mài các lát cắt đó trên đá thô ráp cho đến khi đạt được độ dày 0,3 - 0,4 mm rồi chuyển sang mài trên đá mịn khoảng 1 - 2 phút. Có thể quan sát vòng tuổi trên các lát cắt bằng kính lúp cầm tay hoặc bằng kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ, nhưng với điều kiện ánh sáng đủ mạnh.

- Xác định khối lượng cá bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến gam. - Đo chiều dài thân cá bằng thước dây độ chính xác đến mm.

Từ kết quả số liệu thu được sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa tuổi với chiều dài và giữa tuổi với khối lượng. Kết hợp với việc phân tích tổ chức mô học tuyến sinh dục để xác định được tuổi và kích thước thành thục.

2.4.2 Mùa vụ sinh sản

- Điều tra mùa vụ đánh bắt cá bố mẹ từ kết quả khai thác của ngư dân qua các năm trước.

- Tiến hành thu mẫu và xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục qua các tháng nghiên cứu và xác định mức độ chín muồi của tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikolski [15].

- Điều tra sự xuất hiện, thời gian xuất hiện và cỡ cá giống của cá ngạnh

Cranoglanis sinensisở các khu vực khác nhau.

2.4.3 Xác định hệ số thành thục theo công thức sau:

Trong đó:

K: hệ số thành thục (%)

Wo: Khối lượng cá bỏ nội quan (g) GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g)

2.4.4 Nghiên cứu sự biến đổi tuyến sinh dục cá ngạnh qua các tháng nghiên cứu

- Định kỳ 1 lần/tháng thu mẫu tuyến sinh dục cá ngạnh trong các tháng nghiên cứu. - Phân tích tổ chức mô học tuyến sinh dục thông qua việc cắt lát tế bào tuyến sinh dục và phân tích đồng thời giới tính, mức độ thành thục qua các tháng nghiên cứu. - Dùng kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần để phân tích giới tính, cũng như mức độ biến đổi của tuyến sinh dục qua các tháng trong năm.

 Xử lý mẫu tuyến sinh dục và phân tích tổ chức học được thực hiện theo quy trình của Phòng công nghệ tế bào động vật, Trung tâm nghiên cứu khoa học sự sống, Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, bao gồm các bước sau:

(1) Định hình, vùi, ct mu

- Định hình

+ Cắt mẫu có kích thước tối đa 1 cm3 (rửa qua dung dịch nước muối sinh lý nếu cần), cho vào dung dịch Bouin với thể tích lớn gấp 30 - 50 lần thể tích mẫu. Chất định hình Bouin có công thức:

 750 ml dung dịch acid picric bão hòa

 250 ml formalin 40%

 50 ml acid axetic đậm đặc

+ Định hình mẫu trong 24 - 72 giờ, sau đó đem rửa nước. Nếu chưa có thời gian để làm các bước tiếp theo sau khi cố định thì chuyển mẫu từ dung dịch Bouin

K (%)

GW x 100 Wo

vào dung dịch Formol 10% (gọi là dung dịch đợi) để bảo quản lâu dài, tránh hiện tượng cố định quá mức.

- Rửa nước

Mẫu sau cố định (hoặc từ dung dịch đợi) được rửa dưới vòi nước chảy trong khoảng 6 giờ hoặc ngâm trong cốc nước to và cứ 15 - 20 phút thay nước một lần trong 8 - 10 giờ tùy thuộc kích thước mẫu.

- Khử nước ở mẫu cố định

Sau khi rửa nước, mẫu được chuyển qua các dung dịch cồn có nồng độ khác nhau tăng dần, từ cồn 70o rồi sang 90o - 96o - 100o1 - 100o2 mỗi lần 1 - 2giờ tùy thuộc kích thước mẫu.

- Làm trong mẫu: mẫu đã khử nước và được lần lượt chuyển vào:

 Cồn - Xilen (tỷ lệ 1:1): 1 lần trong 60 phút

 Xilen II: 1 lần trong 60 phút

 Xilen I: 1 lần trong 60 phút

- Thấm Parafin: Chuyển mẫu lần lượt vào:

 Xilen - parafin (tỷ lệ 1:1) đểở nhiệt độ 37 - 40oC

 Parafin2, parafin1ở nhiệt độ từ 56 - 58oC Mỗi bước tiến hành trong 4 - 6 giờ.

Sau đó ngâm trong parafin nguyên chất có trộn thêm 5 - 10% sáp ong, để ở 58 - 60oC trong 12giờ rồi đem ra đúc (không được để nhiệt độ tăng quá 60oC vì sẽ làm mẫu quá cứng và dễ vỡ).

- Đúc Parafin

 Lấy Parafin của lần thấm cuối cùng để đúc.

 Chuẩn bị khuôn đúc bằng giấy sáp hoặc đĩa đồng hồ có bôi một lớp glyxerin rất mỏng (lớp glyxerin này làm parafin sau khi nguội sẽ tự bong ra khỏi đĩa).

 Parafin đã nóng chảy (có thể đun nhẹ để nhiệt độ khoảng 65oC) được đổ vào khuôn đúc, chờ khi parafin hơi đục lại và dưới đáy có một lớp đã đông thì dùng panh nhỏ hơ nóng gắp mẫu đưa vào khuôn và chỉnh mẫu sao cho chiều cắt là

thẳng đứng (phải hơ nóng panh để tránh sự đông đặc nhanh và tạo bọt khí của parafin khi gặp lạnh, khi cắt mẫu dễ bị đứt).

 Sau khi khối parafin đã đông đặc lại nhưng vẫn còn hơi nóng thì thả vào cốc nước lạnh để parafin được biệt hóa đồng đều, tạo độ dẻo và kết dính tốt.

 Mẫu sau khi đúc để 24 giờ cho parafin ổn định thì mới cắt.

- Cắt lát mỏng

 Khối parafin đã đúc được cắt thành miếng nhỏ hình thang cân sao cho mẫu nằm chính giữa khối và lớp parafin bao phủ đủ dày để mẫu không bị vỡ khi cắt.

 Dùng dao mỏng hơ nóng và gắn khối parafin có mẫu lên đế cắt của máy Microtom, sửa lại khối cho đúng hình thang cân, các cạnh phải song song với nhau để khi cắt các lát mỏng sẽ nối với nhau thành băng thẳng, giúp cho việc gắn lên lam kính dễ dàng và đẹp hơn.

 Chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao khoảng 45o, kẹp đế có mẫu vào và chỉnh cho cạnh của khối song song với lưỡi dao, chỉnh để khối parafin gần sát với lưỡi dao, điều chỉnh độ dày lát cắt cho thích hợp (khoảng 7 - 12 µm).

 Quay tay theo chiều kim đồng hồ để cắt mẫu thành những lát mỏng, dùng bút lông hoặc kim nhỏ để đỡ lát cắt, chuyển các lát cắt vào hộp đĩa petri có lót giấy lọc để tránh bụi khi chưa gắn ngay lên lam kính.

(2) Làm tiêu bn

- Gắn lát cắt lên lam kính

 Cần phải chuẩn bị dung dịch Albumin lòng trắng trứng để làm chất gắn lát cắt chặt vào lam: lòng trắng trứng đánh kỹ, hớt bỏ bọt, chộn với glycerin tỉ lệ 1:1 rồi đem lọc, cho vào dung dịch một vài tinh thể thymol để chống nhiễm khuẩn. Dung dịch này có thể sử dụng được trong thời gian khá dài

 Bôi dung dịch albumin lên lam kính, lau đầu ngón tay bằng cồn, để khô rồi dùng đầu ngón tay bôi đều albumin thật mỏng, hơ nóng khoảng 60oC trên ngọn lửa đèn cồn.

 Chuẩn bị một bát nước nóng khoảng 50oC, chọn một vài lát cắt phẳng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh (cranoglanis henrici vaillant, 1893) (Trang 25 - 71)