QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn – thực tiễn tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 50 - 71)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

2.6 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỘT SỐ CHỦ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Việc thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đi cùng với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sau:

2.6.1 Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục

Trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người được giáo dục có các quyền sau đây :49

- Được lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú, được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, tạm trú.

- Đƣợc tạo điều kiện tìm việc làm, đƣợc xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhân đạo ở địa phương trong trường hợp là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.

- Đƣợc đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của mình đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được phân công giúp đỡ.

- Đƣợc vắng mặt tại nơi cƣ trú hoặc thay đổi nơi cƣ trú theo quy định.

- Có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các hành vi vi phạm trong quá trình thi hành quyết định.

Trong thời gian chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người được giáo dục có các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cƣ trú.

- Chịu sự quản lý, giáo dục của cơ quan và tổ chức xã hội và người được phân công

49 Điều 31 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

giúp đỡ, người chưa thành niên còn phải chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của gia đình và nhà trường.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung đã cam kết.

- Phải có mặt khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.

- Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người được phân công giúp đỡ về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, tu dƣỡng, kết quả sửa chữa sai phạm và sự tiến bộ của mình.

2.6.2 Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ

Người được phân công giúp đỡ trong quá trình thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các quyền sau đây :50

- Gặp gỡ người được giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và những người có liên quan để động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người được giáo dục để tìm biện pháp giúp đỡ.

- Yêu cầu người được giáo dục báo cáo về tình hình học tập, lao động, rèn luyện, sửa chữa sai phạm.

- Đề xuất với tổ chức đƣợc giao quản lý, giáo dục, Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục người được giáo dục.

- Đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạo điều kiện cho người được giáo dục tham gia học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.

- Hưởng kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng.Mức kinh phí được hỗ trợ cho một tháng tối thiểu là 25% mức lương cơ sở đối với mỗi người được giáo dục.Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của mỗi địa phương mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định mức hỗ trợ cao hơn.

Người được phân công giúp đỡ trong quá trình thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nghĩa vụ sau đây:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.

50 Điều 30 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình của người được giáo dục trong việc quản lý, giáo dục đối tượng và giúp đỡ họ trở thành người có ích cho xã hội.

Đối với người được giáo dục là người chưa thành niên, người được phân công giúp đỡ phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để người chưa thành niên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lao động, thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh khác.

- Giúp đỡ, động viên người được giáo dục, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho họ tham gia học tập, tìm kiếm việc làm.

- Hỗ trợ, giới thiệu người được giáo dục tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định.

- Hướng dẫn thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được giáo dục.

- Ghi sổ theo dừi và định kỳ hàng thỏng bỏo cỏo tổ chức đƣợc giao quản lý, giỏo dục. Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trường hợp người được giỏo dục cú tiến bộ rừ rệt, thỡ làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận đơn đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại do người được giáo dục đề nghị.

2.6.3 Trách nhiệm của cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em 51

- Tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Tiếp nhận người chưa thành niên không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nguyện vọng ở lại cơ sở.

- Cử đại diện tham gia cuộc họp tƣ vấn.

- Phân công cán bộ trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên.

- Tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình

51 Điều 32 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

học tập hoặc dạy nghề, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại cộng đồng trong việc quản lý, giáo dục người chưa thành niên.

- Tổ chức quản lý người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định phù hợp với tình hình thực tế của địa Phương.

Nhƣ vậy, từ những trình bày trên có thể thấy việc ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải tuân thủ theo đúng những quy định pháp luật, do việc áp dụng biện pháp giáo dục này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của đối tượng vi phạm, một trong các quyền cơ bản của công dân. Chính vì vậy việc xác định đối tƣợng cũng nhƣ các thủ tục áp dụng cho biện pháp này phải đảm bảo chính xác, đúng đối tƣợng và phù hợp với mục tiêu chung là cải tạo, giúp đối tƣợng khắc phục lỗi lầm, chấp hành tốt pháp luật. Các đối tượng thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định khỏ rừ ràng và cụ thể. Bờn cạnh đú cỏc thủ tục trong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục cũng đƣợc khá chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều này góp phần đảm bảo cho quyết định áp dụng biện pháp giáo dục đƣợc ban hành chặt chẽ, đúng pháp luật và đúng đối tƣợng. Trong quá trình thực thi biện pháp giáo dục cũng có sự giám sát, kiểm tra và giúp đỡ của nhiều chủ thể khác nhau. Có nhƣ vậy, mục đích của việc áp dụng biện pháp giáo dục mới đạt đƣợc và mang lại hiệu quả cao trên thực tiễn.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC

TẠI XÃ LONG PHÚ, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Với mục đớch giỳp người đọc và cả người viết hiểu rừ hơn về cỏc quy định của phỏp luật hiện hành về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đặc biệt là việc triển khai thực thi, áp dụng biện pháp trên thực tế ra sao? Kết quả thế nào? Đã đạt đƣợc những thành tựu gì? Những vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng là gì?

Những vấn đề trên sẽ được người viết lần lượt phân tích, trình bày qua quá trình tìm hiểu, thống kê và điều tra thực tế của người viết tại xã Long Phú, Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, người viết sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần khắc phục khó khăn, thiếu sót, nâng cao hiệu quả, hiệu lực áp dụng của biện pháp trên thực tế.

3.1 ĐẶC ĐIỂM, TèNH HèNH Cể LIấN QUAN ĐẾN CễNG TÁC GIÁO DỤC TẠI XÃ LONG PHÚ, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, người viết đã chọn xã Long Phú, Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là địa điểm khảo sát và thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn. Qua quá trình tìm hiểu, người viết đã tổng hợp đƣợc một số thông tin, đặc điểm sau đây của xã :

3.1.1 Đặc điểm về địa bàn dân cƣ

Xã Long Phú là một xã vùng sâu của Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.319,41 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.108,06 ha ( chiếm 90,8 % tổng diện tích của toàn xã ), đất ở là 42,28 ha và đất chuyên dùng là 106,62 ha.

Dân số của toàn xã có 2.323 hộ với 9.208 nhân khẩu trong đó số lƣợng trong độ tuổi lao động là 6.945 người chiếm 75,4 % tổng dân số của xã .52

Cơ cấu hành chính của xã gồm : toàn xã có 08 ấp, 41 tổ nhân dân tự quản với 131 thành viên, 01 đội dân phòng gồm 05 thành viên và 01 đội phòng cháy chữa cháy gồm 12 thành viên. Trên địa bàn xã có 01 chợ, 01 chùa và 01 đình. Cơ cấu nhân sự của lực lƣợng Công an xã Long Phú gồm 07 thành viên, trong đó có 01 trưởng, 01 phó và 05 Công an viên. Về địa giới hành chính của xã có tiếp giáp với các địa bàn sau : phía Đông giáp với xã Tân Phú, phía Tây giáp với thị trấn Long Mỹ, phía Nam giáp với Phường 2 của Huyện

52 Báo cáo số 57/BC-UBND của Ủy ban nhân dân xã Long phú về tình hình kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2014, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2014.

Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng và phía Bắc giáp với xã Long Trị A của Huyện .53

Tình hình an ninh trật tự của xã trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp như : trộm, cướp, cờ bạc, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng…gây khó khăn cho các cơ quan chức năng và sự ổn định đời sống của người dân trong xã. Phần lớn người dân trong xã là dân tộc kinh với nghề trồng lúa nước là kinh tế chính, do vậy đời sống người dân nơi đây cũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỉ lệ học sinh bỏ học khá nhiều, đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình an ninh, trật tự trong xã không đƣợc ổn định.

3.1.2 Tình hình, đặc điểm của đối tƣợng giáo dục tại xã Long Phú, Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang

Về tình hình giáo dục đối tượng

Trong những năm qua, công tác triển khai biện pháp giáo dục đối tƣợng tại xã Long phú đã được các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tích cực chỉ đạo thực hiện. Lực lượng Công an cấp xã cũng không ngừng tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm, nhằm tránh sự tổn thất cũng nhƣ việc chuyển hóa thành tội phạm từ những vi phạm của đối tƣợng.

Mặt khác, việc duy trì và bảo đảm sự ổn định, nền trật tự kỉ cương của địa phương cũng đƣợc chính quyền xã chú trọng. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong các biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự trong xã. Các đối tượng được giáo dục sẽ chịu sự giám sát, quản lý của gia đình, người được phân công quản lý và đƣợc các ban, ngành, đoàn thể xã giáo dục, phổ biến pháp luật. Từ đó, giúp cho đối tƣợng vi phạm sửa chữa lỗi lầm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng, tạo một môi trường an ninh cho địa phương.

Bên cạnh đó, căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội, chính quyền xã Long Phú, trong đó nòng cốt là lực lượng Công an luôn luôn trên tinh thần cảnh giác, lấy phòng ngừa là chính, tăng cường công tác tuần tra, giám sát đối với những địa bàn phức tạp, thường xuyên xảy ra các vi phạm và những địa bàn là điểm “ nóng ” về an ninh, trật tự của xã.

Về đặc điểm của đối tượng

Đa số các đối tƣợng bị áp dụng biện pháp giáo dục trên địa bàn xã Long Phú là nam giới, trình độ học vấn thấp, chƣa học hết bậc trung học cơ sở, không có việc làm ổn định, lười lao động, hoặc một số đối tượng đang là học sinh tại các trường trên địa bàn xã

53 Báo cáo số 57/BC-UBND của Ủy ban nhân dân xã Long phú về tình hình kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm 2014, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2014.

nhƣng bỏ học, tụ tập với nhau thành băng, nhóm chơi bời, đánh nhau gây mất an ninh, trật tự. Một số trường hợp khác, các đối tượng là con em của các gia đình có hoàn cảnh và điều kiện gia đình khá tốt nhưng lại dựa dẫm vào điều đó, lười học, hay la cà quán xá và nhiễm thói côn đồ, nghiện thuốc lá, uống rượu, bia và thường xuyên đánh nhau, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã.

Trong quá trình tiến hành công tác giáo dục đối tượng tại địa phương, việc phối hợp tham gia với gia đình đối tượng và nhà trường ( đối với các đối tượng còn đang đi học ) đƣợc xác định là cần thiết và đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đối tƣợng.

Bởi lẽ, lực lượng Công an xã chỉ phổ biến pháp luật, không thường xuyên gặp gỡ trực tiếp mà chỉ quản lý, giám sát đối tƣợng về hồ sơ, thủ tục khi đối tƣợng vắng mặt tại nơi cƣ trú hoặc khi đối tƣợng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian giáo dục còn về mặt giáo dục tinh thần tự giác, ý thức của đối tƣợng thì phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và nhà trường. Do gia đình và nhà trường là môi trường sống và học tập thường xuyên, gắn bó với đối tƣợng hàng ngày nên sẽ có tác động rất lớn vào nhận thức của đối tƣợng, giúp đối tƣợng có cái nhìn đúng đắn, từ đó chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh hơn.

3.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ LONG PHÚ, HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG VÀ MỘT SỐ KHể KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG

Thực tiễn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại xã Long Phú qua quá trình người viết tìm hiểu, thu thập như sau :

3.2.1 Tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã Long Phú, Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Theo kết quả khảo sát, điều tra thực tế của người viết tại địa bàn xã Long Phú, Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về việc xử lý vi phạm hành chính bằng cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ở đây được thực hiện khá tốt.

Theo số liệu thống kê đƣợc tại xã thì trong năm 2012 ( thực hiện theo Nghị định 163/2003/NĐ – CP của Chính phủ ngày 19/12/2003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ), cả xã có 05 đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong đó có 02 đối tượng là người chưa thành niên với hành vi gây rối trật tự công cộng, 03 trường hợp là người đã thành niên với hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân và có 02 trường hợp bị đưa đi cơ sở giáo dục. trường giáo dưỡng. Năm 2013 ( thực hiện theo Nghị định 163/2003/NĐ – CP của Chính phủ ngày 19/12/2003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ), xã có 09 đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn – thực tiễn tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)