5. Kết cấu đề tài
2.4.5 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời đƣợc giáo dục
Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức và ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ có trách nhiệm phối hợp với đơn vị dân cƣ cơ sở và gia đình trong việc theo dõi, quản lý, giám sát và phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời đƣợc giáo dục.
Đối với đối tƣợng đƣợc giáo dục là ngƣời chƣa thành niên, việc tổ chức thực hiện kế
hoạch quản lý, giáo dục, giúp đỡ đƣợc thực hiện nhƣ sau :44
- Nếu ngƣời chƣa thành niên đang học tập tại nhà trƣờng, cơ sở giáo dục, ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ và nhà trƣờng cùng có trách nhiệm phối hợp với gia đình ngƣời chƣa thành niên động viên, giúp đỡ họ học tập, rèn luyện.
43 Điều 28 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
44
Điều 29 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
- Nếu ngƣời chƣa thành niên ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em thì sẽ đƣợc tạo điều kiện tiếp tục tham gia các chƣơng trình học tập phù hợp với lứa tuổi; các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hƣớng nghiệp, dạy nghề tại cộng đồng.
Đối với ngƣời đƣợc giáo dục là ngƣời nghiện ma túy, ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ có trách nhiệm phối hợp với gia đình ngƣời nghiện ma túy, tổ công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, cơ sở điều trị nghiện, đại diện đơn vị dân cƣ ở cơ sở và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tạo điều kiện để ngƣời nghiện ma túy tham gia các hoạt động điều trị nghiện, cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
Trong trƣờng hợp trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn, nếu ngƣời đƣợc giáo dục không tiến bộ, vi phạm cam kết và đã đƣợc ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì tổ chức đƣợc giao quản lý, giáo dục báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp tại cơ sở để góp ý đối với ngƣời đƣợc giáo dục.
Thành viên cuộc họp gồm:
- Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã. - Trƣởng Công an cấp xã.
- Công chức tƣ pháp - hộ tịch.
- Ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ và đại diện của cơ quan, tổ chức đƣợc giao quản lý, giáo dục.
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và đại diện đơn vị dân cƣ ở cơ sở.
- Ngƣời đƣợc giáo dục, gia đình của ngƣời đƣợc giáo dục phải đƣợc mời tham dự cuộc họp. Trƣờng hợp ngƣời đƣợc giáo dục vắng mặt thì phải hoãn cuộc họp.
Trƣờng hợp ngƣời đƣợc giáo dục là ngƣời nghiện ma túy, ngoài những thành phần nêu trên còn phải có công chức văn hóa - xã hội, đại diện tổ công tác cai nghiện ma túy hoặc cơ sở điều trị nghiện.
Nội dung cuộc họp:
- Ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ báo cáo về quá trình quản lý, giáo dục và các vi phạm của ngƣời đƣợc giáo dục trong thời gian quản lý và đề xuất biện pháp giáo dục phù hợp. Trên cơ sở báo cáo, các thành viên tham gia cuộc họp phân tích, góp ý về những sai phạm của ngƣời đƣợc giáo dục, giúp đỡ ngƣời đó sửa chữa để tiến bộ; thảo luận và đƣa ra biện pháp giáo dục đối với đối tƣợng.
- Đối với ngƣời nghiện ma túy, nếu vi phạm cam kết tự nguyện điều trị nghiện, cai nghiện, thì đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng.
Cuộc họp phải đƣợc lập thành biên bản và gửi cho ngƣời đƣợc giáo dục và gia đình của họ.
Ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ ghi sổ theo dõi sự tiến bộ của ngƣời đƣợc giáo dục để báo cáo tổ chức đƣợc giao quản lý, giáo dục. Định kỳ hàng tháng, tổ chức đƣợc giao quản lý, giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định về kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời đƣợc giáo dục.
2.4.6 Việc đi lại, vắng mặt của ngƣời đƣợc giáo dục tại nơi cƣ trú
Mặc dù giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn là một biện pháp ít nghiêm khắc nhất trong các biện pháp xử lý hành chính, việc áp dụng chủ yếu mang tính răn đe, giáo dục đối tƣợng có hành vi vi phạm nhƣng xét về bản chất vẫn mang tính cƣỡng chế nhà nƣớc và vì vậy sẽ phần nào làm hạn chế đi một số quyền của cá nhân trong thời gian bị áp dụng biện pháp. Do đây là một biện pháp đƣợc áp dụng tại nơi cƣ trú của đối tƣợng vi phạm nên việc đảm bảo sự có mặt của đối tƣợng tại nơi cƣ trú trong thời gian áp dụng biện pháp là cần thiết.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp cần thiết và có lý do chính đáng, ngƣời đƣợc giáo dục có thể đƣợc vắng mặt tại nơi cƣ trú nhƣng phải khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cƣ trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cƣ trú đƣợc tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn nhƣng tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cƣ trú không đƣợc vƣợt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp. Việc vắng mặt của đối
tƣợng đƣợc giáo dục đƣợc thực hiện nhƣ sau :45
- Trƣờng hợp vắng mặt tại nơi cƣ trú dƣới 15 ngày, thì phải thông báo với ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cƣ trú và nơi đến tạm trú.
Ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngƣời đƣợc giáo dục cƣ trú về việc ngƣời đƣợc giáo dục vắng mặt tại nơi cƣ trú.
- Trƣờng hợp vắng mặt tại nơi cƣ trú từ 15 ngày đến 30 ngày, ngƣời đƣợc giáo dục hoặc cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đƣợc giáo dục là ngƣời dƣới 16 tuổi phải làm đơn xin phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó ghi rõ lý do, thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú.
45
Điều 33 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.
Ngƣời đƣợc phân công giúp đỡ phải có ý kiến trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định ngay sau khi nhận đƣợc đơn. Trƣờng hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
Thời gian ngƣời đƣợc giáo dục vắng mặt tại nơi cƣ trú mà không báo cáo hoặc không đƣợc sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không đƣợc tính vào thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.