ĐỐI TƢỢNG, THỜI HIỆU, THỜI HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠ

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn – thực tiễn tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

2.1ĐỐI TƢỢNG, THỜI HIỆU, THỜI HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠ

Giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn là một trong những biện pháp xử lý hành chính đƣợc áp dụng để giáo dục đối tƣợng vi phạm mà không cách ly họ khỏi cộng đồng. Trên tinh thần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tƣợng vi phạm, biện pháp này đƣợc áp dụng cho một số đối tƣợng nhất định theo đúng các trình tự mà pháp luật quy định. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định pháp luật hiện hành đối với việc áp dụng biện pháp giáo dục trên, trong chƣơng này ngƣời viết sẽ trình bày một cách cụ thể về các đối tƣợng thuộc trƣờng hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn tƣơng ứng với các hành vi cụ thể của đối tƣợng. Về thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục cũng nhƣ về thẩm quyền ra quyết định giáo dục thuộc về chủ thể nào cho phù hợp với bản chất của biện pháp là giáo dục tại nơi cƣ trú. Bên cạnh đó, ngƣời viết sẽ trình bày thêm về các trình tự, thủ tục trong việc ra quyết định giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn phải bao gồm những thủ tục nào? Trình tự ra sao? Do chủ thể nào có thẩm quyền tiến hành để đi đến quyết định giáo dục? Song song đó là việc thực thi quyết định giáo dục cho đến khi chấm dứt việc chấp hành biện pháp giáo dục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng sẽ đƣợc ngƣời viết trình bày trong chƣơng này.

2.1 ĐỐI TƢỢNG, THỜI HIỆU, THỜI HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TẠI XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN

2.1.1 Đối tƣợng áp dụng

Giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn đƣợc coi là một biện pháp xử lý hành chính hiệu quả đƣợc áp dụng cho các đối tƣợng có hành vi vi phạm nhƣng chƣa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chƣa cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội. Việc áp dụng biện pháp này là để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cƣ trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội.Với mục đích trên, biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn áp dụng đối với các đối tƣợng sau :17

Thứ nhất: Ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Khái niệm tội phạm rất nghiêm trọng ở đây đƣợc xác định theo tiêu chí của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Theo đó, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là

17

đến mƣời lăm năm tù .18

Thứ hai: Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một

tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Tội phạm nghiêm trọng đƣợc xác định ở đây là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội

mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù .19

Thứ ba: Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi “ trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng ’’ ở đây đƣợc hiểu là các vi phạm hành chính, tức là các vi phạm này chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ tư: Ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định.

Thứ năm: Ngƣời đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan,

tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cơng dân hoặc ngƣời nƣớc ngồi; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trƣờng hợp này, cần chú ý đến yếu tố “ nhiều lần ’’, tức là ngƣời đó phải có ít nhất từ hai hành vi vi phạm trở lên trong 06 tháng và cũng cần phải xem xét đến các yếu tố có tính hệ thống của hành vi vi phạm của đối tƣợng.

Biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn không áp dụng đối với ngƣời nƣớc ngoài.20

Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn đối với các đối tƣợng nêu trên đều xuất phát từ hành vi vi phạm của họ. Tuy nhiên, xét về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì các đối tƣợng thuộc trƣờng hợp thứ nhất và thứ hai là hai trƣờng hợp mà hành vi và mức độ nguy hiểm nhiều nhất, gây nguy hại lớn hoặc rất lớn cho xã hội và có dấu hiệu của một tội phạm. Tuy nhiên, các đối tƣợng trên đều chƣa thành niên, do vậy việc nhận thức và hành động vẫn chƣa phát triển đầy đủ và theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự thì những đối tƣợng này chƣa đủ tuổi để chịu

trách nhiệm hình sự .21 Vì vậy, cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại nơi

cƣ trú để giáo dục, cải tạo đối tƣợng đồng thời ngăn ngừa việc nảy sinh tội phạm.

18

Khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.

19 Khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.

20 Khoản 3, Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.

21

Các hành vi vi phạm của các đối tƣợng thuộc các trƣờng hợp khác tuy là những vi phạm nhỏ, mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, nhƣng do thực hiện nhiều lần trong thời gian ngắn (trƣờng hợp thứ ba và trƣờng hợp thứ năm). Điều đó đã làm tính nguy hiểm của hành vi tăng lên và việc áp dụng biện pháp giáo dục là cần thiết để phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả hơn đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội.

Trong trƣờng hợp các đối tƣợng vi phạm khơng có nơi cƣ trú ổn định (trừ trƣờng hợp thứ tƣ và trƣờng hợp thứ năm) thì sẽ đƣợc giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.

Những quy định về đối tƣợng thuộc trƣờng hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn thì so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung 2007, 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ra đời đã có những sửa đổi về các đối tƣợng bị áp dụng biện pháp giáo dục trên, cụ thể nhƣ sau:

- Loại bỏ đối tƣợng có hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục là ngƣời trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam và đối tƣợng là ngƣời bán dâm có tính chất thƣờng xun từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định ra khỏi diện bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.

- Bổ sung thêm đối tƣợng là ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự. Việc bổ sung thêm đối tƣợng này là hoàn toàn phù hợp, vì trƣớc đây theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi, bổ sung 2007, 2008 thì đây là trƣờng hợp phải đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng. Tuy nhiên, do lứa tuổi này còn nhỏ, việc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng đối với đối tƣợng là một hình thức quá khắt khe, cần giúp đối tƣợng sửa chữa sai lầm trong sự nhắc nhở, giáo dục từ gia đình và cộng đồng nhằm giúp đối tƣợng tránh đƣợc sự mặc cảm sau này.

- Thay đổi tiêu chuẩn về độ tuổi của đối tƣợng vi phạm, cụ thể là nâng độ tuổi của trƣờng hợp vi phạm có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự từ đủ 12 tuổi đến dƣới 16 tuổi lên thành từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi. Trƣờng hợp ngƣời nhiều lần có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng từ đủ 12 tuổi trở lên đã đƣợc nâng lên và xác định độ tuổi cụ thể là từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi.

- Xác định độ tuổi cụ thể là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với trƣờng hợp nhiều lần có hành vi vi phạm nhƣ : xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc ngƣời nƣớc ngoài, xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức…..

- Đối với trƣờng hợp nhiều lần có hành vi vi phạm và thuộc diện phải giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn thì số lần vi phạm để xem xét đã đƣợc rút ngắn từ 12 tháng xuống 06 tháng.

Nhƣ vậy, từ những trình bày trên có thể thấy biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn không áp dụng đối với ngƣời dƣới 12 tuổi. Đối với các đối tƣợng này cần lấy sự nhắc nhở, bảo ban, quản lý của gia đình, nhà trƣờng làm nền tảng kết hợp với sự quan tâm của chính quyền và các tổ chức xã hội, tránh cho các đối tƣợng cảm giác bị ghét bỏ vì các đối tƣợng còn ở lứa tuổi quá nhỏ, tâm hồn non nớt, dễ bị tổn thƣơng và nhằm tránh sự mặc cảm của các đối tƣợng đối với xã hội khi trƣởng thành.

2.1.2 Thời hiệu áp dụng

“ Thời hiệu được hiểu là hiệu quả pháp lý phát sinh sau một thời hạn với những điều

kiện do pháp luật quy định ”.22 Từ định nghĩa trên có thể hiểu một cách ngắn gọn về thời hiệu nhƣ sau:

Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ không bị truy cứu về hành vi vi phạm của mình.

Thời hiệu áp dụng cho biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn tùy thuộc vào từng đối tƣợng và từng hành vi cụ thể. Các trƣờng hợp khác nhau thì thời hiệu áp dụng cho từng trƣờng hợp là khác nhau.Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 111/2013/NĐ-CP thì thời hiệu đối với các trƣờng hợp nhƣ sau :

- Trong trƣờng hợp thứ nhất tại mục 2.1.1 của chƣơng này thì thời hiệu là 01 năm, kể

từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

- Trong trƣờng hợp thứ hai tại mục 2.1.1 của chƣơng này thì thời hiệu là 06 tháng, kể

từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

- Trong trƣờng hợp thứ ba tại mục 2.1.1 của chƣơng này thì thời hiệu là 06 tháng, kể

từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính đƣợc nêu bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Trong trƣờng hợp thứ tƣ tại mục 2.1.1 của chƣơng này thì thời hiệu là 03 tháng, kể

từ ngày đối tƣợng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.

22

- Trong trƣờng hợp thứ năm tại mục 2.1.1 của chƣơng này thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính đƣợc nêu bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

2.1.3 Thời hạn áp dụng

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khơng đƣa ra khái niệm về thời hạn, tùy

từng trƣờng hợp cụ thể mà thời hạn áp dụng đối với từng trƣờng hợp là khác nhau và do đó việc xác định thời hạn áp dụng đối với các biện pháp xử lý hành chính cũng khơng giống nhau. Đối với biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn thì thời hạn áp dụng là từ 03 tháng đến 06 tháng .23

Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả vi phạm, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và nhân thân của ngƣời vi phạm.

Ngoài ra, thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn trong trƣờng hợp cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn là 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn hoặc 01 năm, kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà khơng tái phạm, thì đƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn .24

2.2 THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN

Có nhiều cách hiểu khác nhau về “ thẩm quyền ”.

Thứ nhất, “ Thẩm quyền ” đƣợc hiểu “ là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền quyền lực được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình ” .25

Thứ hai, “ Thẩm quyền ” đƣợc hiểu với nghĩa “ Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hoạt động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định ” .26

23 Khoản 4, Điều 4 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.

24

Điều 7 Nghị định 111/2013/NĐ – CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn.

25 Ts.Phan Trung Hiền, giáo trình luật hành chính Việt Nam (phần 1:Những vấn đề chung của Luật hành chính), Trƣờng Đại học Cần Thơ, năm 2009, Tr 72.

26

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết hiểu khái niệm về “ Thẩm quyền ” theo cách hiểu thứ nhất là tổng thể các quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực đƣợc nhà nƣớc trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.

Với khái niệm trên, việc quyết định áp dụng hay không áp dụng một biện pháp nào đó trong các biện pháp xử lý hành chính đều đƣợc trao cho một số chủ thể nhất định. Các chủ thể này, trong phạm vi thẩm quyền đƣợc trao sẽ xem xét, quyết định về biện pháp đƣợc áp dụng có đúng pháp luật, đúng trình tự thủ tục và đúng với đối tƣợng đƣợc áp

Một phần của tài liệu biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn – thực tiễn tại xã long phú, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26)