B. Tổng vốn đầu tư
1.2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư của công ty và việc nâng cao khả năng cạnh tranh
1.2.4.1. Những kết quả khả quan
Trong giai đoạn 2001-2006, mặc dù gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan như: nhiều công trình phải hoàn thành gấp rút trong khi giải phóng mặt bằng chậm, xử lý thiết kế không kịp thời, nguồn vốn khó
khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Xây dựng, của Tổng công ty xây dựng Hà Nội,sự chỉ đạo của ban giám đốc và hội đồng quản trị, nhất là sự cố gắng vượt mọi khó khăn, lao động sáng tạo của cán bộ công nhân viên nên toàn công ty đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đạt nhiều thành tựu quan trọng về nhiều mặt sản xuất kinh doanh, cụ thể:
Thứ nhất, giá trị sản lượng các năm :
-Năm 2001: Giá trị sản lượng đạt : 93.000.000.000 đồng -Năm 2002: Giá trị sản lượng đạt : 110.400.000.000 đồng -Năm 2003: Giá trị sản lượng đạt : 122.076.000.000 đồng -Năm 2004: Giá trị sản lượng đạt : 146.832.000.000 đồng -Năm 2005: Giá trị sản lượng đạt : 80.680.000.000 đồng -Năm 2006: Giá trị sản lượng đạt: 95.320.000.000 đồng.
Giá trị sản lượng trong giai đoạn 2001- 2006 nhìn chung có mức tăng rất khả quan, trong giai đoạn 2001 – 2004 mỗi năm công ty tăng 10 – 20 % và rất ổn định, năm 2005 có sự sụt giảm so với năm 2004 là do trong năm nay có ít công trình được hoàn thành nên không được tính vào giá trị sản lượng của năm.Sang năm 2006, giá trị sản lượng lại tiếp tục tăng và hứa hẹn tăng theo chiều hướng tích cực. Thứ hai, việc đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đã tạo ra lượng lớn tài sản cố định:
Bảng 1.19: Tài sản cố định tăng thêm
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006 Tổng giá trị
TSCĐ mới tăng
12.237 14.667 19.233 17.476 18.684 20.841
Trong đó:
Thiết bị 9.147 13.214 17.145 14.963 16.412 18.254 Xây lắp và
KTCB khác
3.090 1.452 2.188 2.513 2.272 2.587
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Có thể thấy trong tổng tài sản cố định mới tạo tăng thêm thì chủ yếu là do thiết bị, phần xây lắp và kiến thiết cơ bản khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó là do công ty đã đầu tư tích cực vào máy móc công nghệ, nhà xưởng, văn phòng làm việc…
Thứ ba, công ty đã thực hiện được các hợp đồng xây dựng rất lớn như dự án Cơ sở sản xuât và văn phòng cho thuê tại Thái Hà trị giá toàn án là trên 45 tỷ đồng, dự án công trình đa năng làng quốc tế Thăng Long là trên 362 tỷ đồng, dự ỏn hạ tầng khu đụ thị mới Quế Vừ, Bắc Ninh là 268 tỷ đồng… cho thấy công ty hoàn toàn có đủ năng lực thực hiện các công trình lớn, đồng thời thể hiện uy tín và chất lượng trong việc thực hiện các công trình của công ty.Công ty đã dần thay thế máy móc lạc hậu cũ kỹ bằng dây truyền sản xuất mới, tiên tiến hiện đại hơn, cùng với việc cử cán
bộ đi học hỏi kinh nghiệm, công ty đã làm chủ được các máy móc công nghệ mới, đủ tầm thi công các công trình lớn.Hiện thương hiệu công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ đã trở nên quen thuộc và có uy tín với khách hàng khu vực phía Bắc, đồng thời công ty đã có chi nhánh hoạt động ở phía Nam.
Thứ tư, tổng doanh thu qua các năm có sự tăng liên tục, năm 2002 đạt 55106 triệu đồng, đến năm 2006 đã đạt 84172 triệu đồng, trong đó kinh doanh về xây lắp và kinh doanh từ bất động sản chiếm tỷ lệ ngang nhau, đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty.Về lợi nhuận, công ty có mức lợi nhuận trước thuế chỉ đạt ở mức trung bình, tốc độ tăng lợi nhuận cũng nhỏ hơn nhiều so với tăng doanh thu, đó là vì chi phí bỏ ra quá lớn nên tuy có doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại không cao tương ứng.Năm 2002 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 0,135 tỷ đồng, rất nhỏ so với doanh thu 55.106 tỷ đồng.Lợi nhuận các năm có tăng nhưng rất nhỏ và chậm, năm 2006 cao nhất chỉ đạt 1.587 tỷ đồng, chỉ khoảng 2% so với doanh thu.Trong số tiền nộp ngân sách lại ở mức tương đối cao, năm 2002 nộp ngân sách 1,625 tỷ đồng, tăng lần lượt qua các năm, năm 2003 là 2,433 tỷ, 2004 đạt 2,506 tỷ, năm 2005 là 2,754 tỷ và năm 2006 đã nộp ngân sách 2,965 tỷ đồng.Công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ, làm đúng trách nhiệm của mình. Đồng thời, việc công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng đem lại công ăn việc làm cho trên một ngìn cán bộ công nhân viên toàn công ty, với mức lương cán bộ dao đông 1,5
đến 2,5 triệu đồng/ tháng và lương công nhân là 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/ tháng.
1.2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại
*) Hạn chế về vốn
Trong những năm qua, tình hình tài chính của công ty cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ tuy có nhiều tiến bộ nhất định, đã có sự bổ xung nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nhìn chung vốn lưu động dành cho sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ vốn cho triển khai các dự án đầu tư. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục có lãi, vốn tự bổ sung không ngừng tăng nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư của công ty. Công ty vẫn phải thường xuyên vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mà việc vay vốn với khối lượng lớn không phải là chuyện đơn giản, thủ tục vay rất rườm rà và mất nhiều thời gian. Hiện nay công ty chưa có kế hoạch khai thác nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vì thế trong những năm tới công ty cần có chủ trương khai thác kênh huy động vốn mới này, hoặc có thể cổ phần hoá công ty, bán cổ phiếu ra ngoài và cho niêm yết trên thị trường chứng khoán để tạo vốn đầu tư.
Có thể thấy đại đa số các doanh nghiệp ở nước ta hoạt động trong tình trạng không có đủ vốn để sản xuất kinh doanh mà việc vay vốn từ các ngân hang hay các tổ chức cho thuê tài chính lại rất khó khăn và thường
phải thế chấp tài sản, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Khi Việt Nam gia nhập WTO chúng ta đã cam kết tham gia lộ trình cắt giẳm thuế cho khu vực mậu dịch quốc doanh, đó là vấn đề quan trọng đối với các công ty mà nhà nước giữ cổ phần chi phối như công ty CPĐT phát triển nhà và XD Tây Hồ.Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp hiệu quả để huy động các nguồn vốn đưa vào sử dụng có hiệu quả.Tình trạng nợ đọng vốn ở các công trình đã và đang thực hiện còn phổ biến, gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán vốn vay cũng như tái đầu tư các công trình khác, vì vậy cần có biện pháp hiệu quả trong khâu thanh toán các công trình mà công ty thực hiện.
*) Trình độ máy móc thiết bị còn chưa cao, một số thiết bị chưa có nhân lực đủ trình độ chuyên môn để vận hành có hiệu quả nhất
Tuy công ty có hệ thống đây chuyền máy móc khá đồng bộ và đông đảo nhưng có thể thấy một thực trang là phần lớn máy móc đã có tuôir thọ tương đối cao, các máy móc được sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước vẫn được sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, các lô máy móc mới nhập về lại chưa có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có thể vận hành đạt công suất tối đa.Trong việc nhập máy moc từ nước ngoài cũng cần chú ý đến năng lực của máy móc, sự thích ứng với điều kiện làm việc của công ty, tránh mua phải máy móc kém chất lượng, giá cả cao, không thích hợp với nhu cầu thực hiện công trình của công ty, đồng thời có chương trình đưa
cán bộ công nhân đi học hỏi cánh thức sử dụng máy để có hiệu quả cao nhất.
*) Trong hoạt động đầu tư nguồn nhân lực
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm thoả đáng. Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân tương đối dồi dào và có chất lượng nhưng vẫn cần bổ sung đội ngũ cán bộ công nhân trẻ để thay thế lớp về hưu, tiếp thu kinh nghiệm thực tế.Công ty cũng cần có chế độ thu hút cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật mới ra trường, có thể qua việc liên kết đào tạo với các trường cao dẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp…hoặc tiếp nhận sinh viên đến thực tập từ các đơn vị này.Công ty có thể tham gia các hội trợ việc làm để tuyển dụng hoặc tổ chức thi tuyển công khai cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài đến làm việc.
*) Hoạt động Marketing
Công ty chưa có phòng ban chuyên trách về hoạt động Marketing, từ đó dẫn đến hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, chưa quảng bá được hình ảnh công ty đến các khách hàng tiềm năng. Việc đẩy mạnh hoạt động Marketing còn giúp cho việc tìm kiếm và ứng dụng thông tin vào sản xuất tốt hơn, ứng dụng các phần mềm nghiên cứu, tính toán, kế toán, quản lý tiến độ…
*) Một số hạn chế chủ quan và khách quan khác
Công ty cần chú trọng đến các khâu đấu thầu, dự thâu, quản lý tiến độ dự án, quản lý vốn vay để đảm bảo các công trình thực hiện hiệu quả nhất. Cán bộ công nhân viên cần có chế độ làm việc tốt hơn, động viên tinh thần hăng say làm việc của họ. Các vấn đề có tính quan trọng quyết định cần họp bàn đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kỹ các quy định mới của nhà nước, có thể cổ phần hoà nốt phần vốn cổ phần chi phối của nhà nước, trở thành doanh nghiệp kinh doanh độc lấp tự chủ. Các đơn vị thành viên trực thuộc cũng cần có sử quản lý đúng mức, tạo ra dân chủ, độc lập tự chủ nhưng vẫn gắn với sự phát triển của công ty, đảm bảo thực hiện vì mục tiêu chung.
Chương 2
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty
2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của