Nhóm giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ (Trang 79 - 83)

B. Tổng vốn đầu tư

2.2.1. Nhóm giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động đầu tư. Do đó, với mục tiêu tối đa hoá kết quả đầu tư thì nhóm giải pháp đầu tiên chắc chắn phải tác động vào nhân tố vốn. Để đầu tư được thực hiện có hiệu quả, không bị lãng phí, trước hết phải có kế hoạch thực hiện đầu tư và sử dụng vốn hợp lý.

Nội dung các giải pháp về vốn và công tác quản lý vốn đầu tư như sau:

a.Lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư.

Kế hoạch đầu tư là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đầu tư. Về cơ bản công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt động đầu tư phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

Trước hết, kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

Tiếp theo, kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu trên thị trường.

Đồng thời, phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch.

Đi vào chi tiết với việc lập kế hoạch đàu tư hàng năm phải chú trọng những yếu tố cơ bản như: xây dựng hệ thống danh mục các dự án trọng điểm cần được thực hiện trong năm.

b.Quản lý việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.

Giải pháp cho việc quản lý sử dụng vốn phải chú trọng: trong kế hoạch sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động đầu tư, công ty cần thực sự quan tâm tới giá thành, cố gắng lựa chọn các nhà cung ứng gần. Mặt khác, vốn thường xuyên bị chiếm dụng dưới hình thức phải tạm ứng tiền thực hiện các gói thầu xây dựng, công ty cần phải sử dụng các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của các trung gian tài chính để thực hiện đầu tư. Ngoài ra còn một đề xuất nữa là công ty có thể thực hiện thanh lý các máy móc, trang thiết bị, hoặc bán, cho thuê các máy móc đó để thu hồi vốn nhanh phục vụ cho hoạt động tái đầu tư.

c.Khai thác tối đa các kênh huy động vốn.

Giải pháp này nhằm khắc phục những hạn chế trong cơ cấu vốn theo nguồn hình thành như đã nêu trong phần hạn chế còn tồn tại trong thực hiện đầu tư. Để thực hiện giải pháp này, công ty cần nỗ lực hết sức trong việc tìm đối tác nước ngoài để tiến hành hoạt động liên doanh liên kết trong đầu tư.Giải pháp này thực chất là giải pháp nhằm nâng cao vị thế, uy tín của công ty trên thị trường hay nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

d.. Đổi mới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư

Theo cơ cấu tái sản xuất, tổng mức vốn đầu tư được phân thành: đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng hoặc đổi mới máy móc thiết bị ( đầu tư theo chiều sâu) và đầu tư để xây dựng lại, khôi phục năng lực sản xuất.

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu vốn đầu tư thường đặt trọng tâm vào việc đầu tư theo chiều rộng, tức là đầu tư xây dựng mới là chủ yếu. Thực tế, ngoài một số ít dự án đầu tư chiều sâu, phần lớn còn lại là đầu tư chiều rộng. Cơ cấu đầu tư như vậy trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá là hợp lý.

Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng nếu công ty không chú ý ngay việc tập trung đầu tư chiều sâu để cải tiến công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ rất thấp. Vấn đề lại trở nờn thỏch thức rừ rệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập AFTA. WTO.

Do đó, trong giai đoạn tới cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư cần phải đổi mới, điều chỉnh theo hướng sau:

Một là: Kiên quyết không đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị lạc hậu ( tạo ra những công trình có tính cạnh tranh kém). Tập trung đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.

Hai là: Đối với những dự án xây dựng mới hoặc mở rộng, khi cần thiết phải đảm bảo đầu tư vào những thiết bị công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. Việc xét duyệt các dự án cần chú ý lựa chọn các phướng án sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến một cách hợp lý với phương châm đi tắt, đón đầu.

Ba là: Chính sách đầu tư phải hướng vào hạn chế xây dựng mới và không được tiến hành đầu tư khi doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị đã có. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp ( từ nguồn khấu hao và các nguồn tự bổ sung khác) phải ưu tiên cho việc đầu tư chiều sâu. Muốn vậy phải đánh giá chính xác tài sản doanh nghiệp.

Thực hiện khấu hao nhanh những tài sản cố định cần thiết và khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị.

*) Trong quá trình thực hiện cần chú ý:

Công tác lập kế hoạch đảm bảo những yêu cầu đã đưa ra khi có sự phối hợp giữa hai phòng Phát triển dự án và Đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với giải pháp về việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, công ty cần giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn, máy móc thiết bị…

Ngoài ra công ty nên vận dụng các phương pháp khấu hao như khấu hao theo hệ số vốn chìm để có tính toán chính xác.

Đối với giải pháp xây dựng kỷ luật quyết toán vốn đầu tư, phải có sự giám sát chặt chẽ của phòng Phát triển dự án đối với việc quyết toán vốn.

Đối với giải pháp phát huy tối đa các kênh huy động vốn, cần có sự hoạt động tốt của phòng Kinh tế Kế hoạch trong việc lên kế hoạch cho những năm tới. Như vậy, điều kiện để thực hiện giải pháp này là hai nhân tố chính: đội ngũ nhân sự và trang thiết bị máy móc hiên đại, tiên tiến.

2.2.2 Nhóm giải pháp về tăng cường chất lượng công tác quản lý các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w