Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ (Trang 76 - 79)

B. Tổng vốn đầu tư

2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010

2.1.4. Định hướng phát triển

a) Định hướng phát triển ngành công nghiệp, xây dựng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới

*) Phát triển công nghiệp

Tận dụng cơ hội phát triển các ngành có khả năng phát huy lợi thế canh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, đẩy mạnh ra xuất khẩu như: điện tử tin học, gia giầy, thuỷ sản, dầu khí, các nganh thủ công truyền thống…

Đặc biệt chú trọng vào ngành xây dựng, chú trọng chọn lọc xây dựng các cơ sở công nghiệp năng : dầu khí, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, vật liệu xây dựng, phân bón…phù hợp với các điều kiện sẵn có

Quy hoạch tổng thể và phân bố hợp lý các khu công nghiệp trong cả nước, đảm bảo sự cân đối hài hoà đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng.

Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế suất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. Các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa phát triển rộng khắp, ngành nghề đa dạng, đổi mới nâng cấp công nghệ trong cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút lao động.Phát triển hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp lớn,vừa và nhỏ, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến thiêu thụ sản phẩm.Tăng tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công lắp ráp.tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp bảo vệ môi trường.

*) Phát triển xây dựng

Đầu tư chú trong phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vức, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài. Đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt đông tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, cáng, cầu đường…tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch kiến trúc và xây dựng.

Đảng và nhà nước đặt nhiệm vụ phát triển gia tăng giá trị công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10% / năm, đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng sẽ chiếm khoảng 40% GDP với số lao động sử dụng là khoảng 23-24%. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm khoảng 70-75%

tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than) đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, đạm, cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60-70%, đưa công nghiệp điện tử và thông tin trở thành ngành mũi nhọn.

*) Quy hoạch tổng thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến 2010

- Về nguồn vốn đầu tư: đa dạng hoá về huy động vốn đầu tư và các thành phần tham gia đầu tư nhằm huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước. Kết

hợp hài hoà đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ với các ngành kinh tế như:

giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng, hỗ trợ tối đa cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong nước. Đồng thời khai thác tối đa các nguồn lực các ngành liên quan như:

cơ khí, luyện kim, tin học, tự động hoá để nghiên cứu thiết kế chế tạo công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thay thế nhập khẩu.

- Về công nghệ: cần kết hợp và nhanh chóng tiếo thu công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công nghệ thiết bị sản xuất ở trong nước để sớm có được nền công nghệ hiện đại, tự đông hoá ở mức ngày càng cao, đẩm bảo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và quốc tế, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về cạnh tranh trên thị truờng khu vực và thế giới.

- Về quy mô và công suất: lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp, kết kợp giữa quy mô lớn, vừa và nhỏ trong đó phát huy tối đa nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng bộ hoá để tận dụng những thế mạnh tại chỗ về nguồn nhân lực thị trường, nhất là đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

b) Định hướng phát triển của công ty Cổ phần ĐTPT nhà và XD Tây Hồ -Về phương hướng cụ thể cho năm 2007:

Mục tiêu kế hoạch năm 2007 là phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao so với thực hiện năm 2006: Về sản lượng đảm bảo mức tăng trưởng tối thiểu từ 15%-20%. Doanh thu không thấp hơn 75% sản lượng. Duy trì

việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nộp ngân sách Nhà nước và các khoản nộp khác năm sau cao hơn năm trước.

-Về phương hướng chung cho giai đoạn 2007-2010:

Trong giai đoạn 2007-2010,công ty đề ra một số chỉ tiêu tăng trưởng chính hằng năm như sau:

Giá trị sản xuất kinh doanh từ 10-20%

Doanh thu đạt 32-33%

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu:0.8-1%

Các chỉ tiêu khác: Duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nộp ngân sách và các khoản nộp khác,năm sau cao hơn năm trước.

Tiến hành cổ phần hoá toàn bộ công ty, chia các đơn vị phụ thuộc thành các doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty ĐTPT nhà và XD Tây Hồ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w