Những tiền đề lý luận

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 20 - 28)

Triết học Bêcơn được khoa học và triết học ở cuối thời kỳ Trung cổ và ở thời Phục hưng chuẩn bị. Các mặt mạnh và các mặt yếu của triết học Bêcơn sẽ trở nờn rừ ràng hơn sau khi chỳng ta nghiờn cứu cỏc bậc tiền bối của ụng.

a. Triết học và khoa học thời Trung cổ

Thế giới quan Thiên Chúa giáo đã được những người theo thuyết ngộ đạo Thiên Chúa xây dựng ở thế kỷ II và III, được A. Ôrighien hình thành dưới hình thức hoàn chỉnh và được hình thành hoàn toàn trong học thuyết Ôgustanh (thế kỷ V). Ôgustanh hình thành hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo như một hệ thống duy linh luận hoàn chỉnh. Khác với phái Platôn mới đa thần giáo, theo Ôgustanh, Thượng đế là tinh thần có nhân cách sống vô hạn. Cơ sở của các vật là bản nguyên tinh thần, do vậy, bản chất phải được biểu thị chỉ thông qua các khái niệm tinh thần mà Ôgustanh đưa vào triết học tư biện Trung cổ.

Ôgustanh là người sáng lập ra nhị nguyên luận khắc kỷ. Ông phân chia thế giới ra thành hai lĩnh vực không dung hoà được: những người được chọn do Chúa Giêsu đứng đầu và những người phạm tội mà ngay từ đầu đã buộc phải chết. Do đó, có sự phân định như vậy giữa cái ác và cái thiện. Theo học thuyết Ôgustanh, bản tính con người không có mầm mống nào của cái thiện.

Ở mỗi đứa trẻ mới ra đời đều có dấu ấn của tội tổ tông, do vậy, nó nhất định có thiên hướng thực hiện những hành vi phạm tội. Vì những tội lỗi vô tình đó mà con người phải chịu sự trừng phạt của Chúa. Lẽ sống của con người là chạy trốn khỏi cuộc sống, khỏi ham muốn tự nhiên của mình và khỏi mọi niềm vui trong cuộc sống. Giải thoát chỉ là chạy trốn khỏi mọi cái trần tục và tự hành hạ: Ôgustanh đã trở thành quyền uy bất khả xâm phạm đối với thần học và triết học Trung cổ sơ kỳ.

Từ thế kỷ VIII - IX, các tác phẩm của Aristốt bắt đầu thâm nhập vào châu Âu. Do đó, bên cạnh các vấn đề thần học thì các vấn đề triết học cũng được

đặt ra. Triết học kinh viện hình thành. Các nhà triết học kinh viện đặc biệt quan tâm tới triết học Aristốt. Trong học thuyết Aristốt, họ tìm kiếm câu trả lời cho mọi vấn đề thắc mắc còn trong lôgíc học, quy tắc tiến hành tranh luận triết học kinh viện. Thức tỉnh tư duy phê phán và sự quan tâm tới giới tự nhiên, học thuyết Aristốt lúc đầu đã bị truy nã từ phía giáo hội. Nhưng triết học kinh viện cần cho giáo hội để luận chứng giáo lý và để đấu tranh chống lại kẻ thù của thần học. Do vậy, ngay trong học thuyết Tômát Đacanh, giáo hội đã thử nghiệm hợp nhất triết học Aristốt với thần học, qua đó biến triết học thành tay sai của thần học. Sự hợp nhất này đưa tới chỗ "Chủ nghĩa thầy tu đã giết chết cái gì là sinh động ở Aristốt và làm thành bất tử cái gì đã chết rồi"

[29, 389]. "Lôgíc của Aristốt là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với lôgíc của Hêghen, - nhưng từ lôgíc này của Aristốt (người mà bất cứ nơi nào, cứ mỗi bước, đều đặt ra chính vấn đề phép biện chứng), người ta đã làm thành một triết học kinh viện chết, bằng cách vứt bỏ tất cả cái gì là tìm tòi, là dao động, là cách đặt vấn đề" [29,391]. Ngược lại, những điểm yếu của học thuyết Aristốt, trong đó sự dao động của ông giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tõm bộc lộ rừ nhất, đó hoàn toàn được đưa vào triết học kinh viện.

Học thuyết Aristốt về linh hồn như hình thức của thể xác được sử dụng để luận chứng tính phi vật chất và bất tử của "linh hồn". Các nhà triết học kinh viện cố luận chứng niềm tin Thiên Chúa giáo một cách hợp lý. Đồng thời họ cũng cố làm cho hệ giáo lý Cơ Đốc giáo trở thành hệ thống chân lý của lý tính trừu tượng. Các nhà triết học kinh viện coi thường việc nghiên cứu giới tự nhiên. Khi thảo luận một vấn đề thần học nào đó, họ sử dụng mọi luận điểm khẳng định và phủ định về vấn đề này của các cha cố hay của các nhà triết học cổ đại. Theo họ, chân lý hiển nhiên ra đời trong cuộc tranh luận giữa "ủng hộ" và "phản đối". Các cuộc tranh luận được giải quyết nhờ kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc đối lập.

Phương pháp cơ bản của triết học kinh viện là phép diễn dịch dưới hình thức tam đoạn luận và phép quy nạp dưới hình thức tập hợp, khái quát lời nói của những người có quyền uy. Được giáo hội phê chuẩn, học thuyết Tômát đã gặp phải nhiều sự phản bác ở bản thân các nhà triết học kinh viện. Đ.Scốt nhấn mạnh sự mâu thuẫn giữa niềm tin và tri thức, giữa thần học và triết học.

Theo ông, cái là chân lý đối với triết học thì có thể là sai lầm đối với thần học.

Không thể chứng minh sự tồn tại của Chúa bằng luận cứ của lý tính mà còn phải coi Chúa là nguyên nhân tối hậu của thế giới. Đ.Scốt chống lại tính trực quan của triết học kinh viện, ông chỉ ra rằng, không phải lý tính mà ý chí hoạt động sẽ đạt tới sự hoàn hảo tối cao. Cuộc đấu tranh của các môn đệ Scốt chống lại các môn đệ của Tômát là nhằm giải phóng khoa học và triết học khỏi niềm tin và được tiến hành dưới chiêu bài của thuyết hai chân lý.

Cuộc đấu tranh vì thế giới quan mới được phản ánh qua cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh. Thế giới mới này chỉ có thể là thế giới quan duy vật và ở vào thời Trung cổ, nó được thể hiện dưới hình thức chủ nghĩa duy danh. Chủ nghĩa duy danh là một trong các yếu tố đầu tiên của chủ nghĩa duy vật Anh và nói chung là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật. Vấn đề mà cuộc đấu tranh xoay quanh là vấn đề: cái gì là thứ nhất - khái niệm hay vật? Những người theo chủ nghĩa duy danh cho rằng, khái niệm chỉ là tên gọi của vật và tồn tại sau vật. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa duy thực khẳng định rằng, chỉ có khái niệm là thực tại, chúng tồn tại trước vật và sinh ra vật.

b. Khoa học và triết học thời Phục hưng

Sự phát triển của thương mại ở các thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở cuối thế kỷ XIII đã góp phần làm tan rã nền kinh tế tự nhiên. Ở các thành phố tự do ở Italia, nơi mà sự thống trị đã thuộc về giai cấp tư sản, những mầm mống đầu tiên của tri thức khoa học đã dần dần xuất hiện. Nhưng bước ngoặt triệt để trong mọi mặt đời sống văn hoá và xã hội chỉ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XV.

Đó là thời đại, khi mà "quyền lực nhà vua, dựa vào thị dân, đã đập tan thế lực của quý tộc phong kiến và lập ra những nước quân chủ lớn, chủ yếu dựa trên cơ sở dân tộc, trong đó các dân tộc châu Âu hiện đại và xã hội tư sản đã bắt đầu phát triển" [32; 458]. Các cuộc viễn chinh đã mở ra cho người châu Âu thấy được sự phong phú về khoa học và nghệ thuật của thế giới cổ đại mà các mẫu mực đầy sức sống phản ánh tính sáng tạo của các nhà khoa học, các nhà triết học Hy Lạp. Người ta bắt đầu tìm kiếm ở đó mẫu mực để bắt chước trong mọi lĩnh vực tri thức và nghệ thuật. Người châu Âu lần đầu tiên được tiếp xúc với các tác phẩm gốc của người Hy Lạp trong lĩnh vực khoa học, triết học và chúng đã làm cho họ phải kinh ngạc về tự do tư tưởng, về những kết luận độc đáo và táo bạo.

Ăngghen viết về tình hình này: "Trong những sách viết tay còn sót lại khi thành Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bức tượng cổ đào được ở các di chỉ của thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh ngạc: đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thức huy hoàng của nó, những bóng ma của thời Trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa. Ở Italia, ở Pháp, ở Đức, một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đã xuất hiện; sau đó ít lâu, Anh và Tây Ban Nha, cũng có thời kỳ văn học cổ điển của mình. Ranh giới của trái đất cũ bị phá vỡ; giờ đây, lần đầu tiên, người ta đã thật sự phát hiện ra trái đất, đặt nền móng cho buôn bán quốc tế sau này và để chuyển nền sản xuất thủ công sang sản xuất công trường thủ công, công trường thủ công này đến lượt nó lại trở thành điểm xuất phát của nền đại công nghiệp hiện đại. Chuyên chính tinh thần của giáo hội bị đập tan;

đa số các dân tộc Giécmanh đã trực tiếp vứt bỏ nền chuyên chính đó và theo đạo Tin lành; còn trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng khoáng tiếp thu được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp

vừa mới được phát hiện, càng ngày càng ăn sâu, mọc rễ và chuẩn bị cho chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII" [32; 459].

Thế giới quan Phục hưng được đặc trưng bởi hai xu hướng: khát vọng về tư duy độc lập, không bị một quyền uy bên ngoài nào hạn chế và thiên hướng về chủ nghĩa tự nhiên tức là mong muốn nhận thức thế giới tự nhiên. Sự quan tâm tới giới tự nhiên và các quy luật của nó là do lợi ích của thương mại hàng hải và của công trường thủ công quy định. Khoa học cần cho giai cấp tư sản và khoa học trở thành ngọn cờ mà giai cấp tư sản đem đối lập với tư tưởng tôn giáo.

Đại biểu lớn của thời đại mới là Lêôna đờ Vanhxi. Ông là một thiên tài đa diện: là một hoạ sĩ vĩ đại, nhà toán học, nhà vật lý học, kiến trúc sư,... Ông là người sáng lập ra cơ học khoa học. Theo ông, trái đất không phải là trung tâm của thế giới mà chỉ là một hành tinh của nó. Ăngghen đã nói về các vĩ nhân thời này như sau: "Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng. Những người đã đặt cơ sở cho nền thống trị hiện đại của giai cấp tư sản có thể được coi bất cứ là những người như thế nào nhưng quyết không phải là những người có tính hạn chế tư sản. Trái lại, ít nhiều họ đều có cái tinh thần phiêu lưu của thời đại họ cổ vũ. Trong thời đại ấy, khó tìm ra được một nhân vật nào mà lại không từng đi chu du xa, không biết nói bốn, năm thứ tiếng và không nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực sáng tạo,... Những anh hùng thời ấy còn chưa bị nô dịch bởi sự phân công lao động mà tác động gây ra tính chất hạn chế, phiến diện như chúng ta rất thường thấy ở những người kế tục họ" [32; 459 - 460].

Việc Hutenbéc sáng chế ra máy in đã kéo theo việc xây dựng hàng loạt xưởng in ở Niurơbéc và Pari, chúng bắt đầu phát hành một số lượng sách lớn.

Trước đó, sách được chép tay, do vậy không được phổ biến rộng rãi. Viết

sách là công việc của tu sĩ, điều này cho phép giới tăng lữ chỉ phổ biến tài liệu có lợi cho họ. In sách có nghĩa là phổ biến rộng rãi học vấn và dân chủ hoá tri thức. Nhờ in sách mà thương gia và con cháu của họ có thể trở thành nhà tự nhiên học. In sách trở thành công cụ mạnh mẽ trong tay giai cấp tư sản non trẻ đấu tranh chống lại sự thống trị về tinh thần của giai cấp phong kiến, vì việc phổ biến rộng rãi các văn bản gốc của người Hy Lạp trong quần chúng đã cho phép giai cấp tư sản làm tăng số người ủng hộ mình và đoàn kết họ dưới lá cờ của mình. Vai trò cách mạng của ngành in ấn còn thể hiện ở chỗ nó thủ tiêu sự độc quyền tư tưởng của giáo hội.

Thuốc súng cũng đã đóng một vai trò tương tự. Chỉ dựa vào hoả khí của thị dân thì chính quyền nhà vua mới có thể xuyên thủng được thiết giáp của phong kiến và trưởng thành của các lãnh địa, mới quét sạch được các pháo đài phong kiến.

Việc sử dụng thuốc súng trong chiến tranh và việc phổ biến rộng rãi nghề in sách thể hiện sự phá sản của tổ chức xã hội phong kiến. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học tự nhiên bắt đầu chính từ thời điểm này.

Sự tích luỹ đáng kể tri thức thiên văn học ở thế kỷ XV cần được trình bày về mặt lý thuyết và xây dựng một quan điểm chung về vũ trụ dựa trên chúng.

Hàng loạt quan sát mới đã không còn phù hợp với hệ thống Aristốt - Ptôlêmê mà giáo hội bảo vệ. Quan niệm trái đất trung tâm không thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của giai cấp tư sản, do vậy, ngày càng có nhiều người lên tiếng chống lại nó.

Hệ thống của Côpécníc có một ý nghĩa lớn đối với việc hình thành thế giới quan mới. Ở thời Trung cổ, trung tâm của vũ trụ được coi là trái đất cấu thành từ vật chất thô sơ. Mặt độc ác và phủ định của vật chất thể hiện trên khắp trái đất. Ở ranh giới của trái đất, nơi mà nó tiếp xúc với lĩnh vực cao hơn, vật chất được bản nguyên tinh thần đánh bại và biến thành khí ête trong sáng và thuần tuý. Thế giới các bản chất tinh thần, thuần tuý nằm ở ngoài vũ trụ. Các nhà

triết học kinh viện xem trái đất là đối tượng trông nom của Chúa, vì nó là nơi sinh sống của loài người tội lỗi, do vậy, cái ác và sự không hoàn hảo thống trị ở đây.

Ở Côpécníc, trái đất không còn là trung tâm của vũ trụ, trở thành một bộ phận của nó, một trong các hành tinh. Bầu trời không còn đối lập với trái đất.

Bầu trời, nơi ngự trị sự hài hoà thần thánh giữa những thần linh sống ở đấy, hoá ra là một không gian vô cùng lớn, trong đó có các thế giới, giống như trái đất, chuyển động, cấu thành từ vật chất. Từ quan niệm như vậy về vũ trụ đưa kết luận về tính vô hạn của vật chất, về sự thống nhất, về quy luật tự nhiên tác động trong vật chất.

Các nhà triết học kinh viện coi con người là trung tâm lý tưởng của vũ trụ, là tiểu vũ trụ thể hiện ý nghĩa nội tại của "cuộc sống trong vũ trụ". Côpécníc biến con người thành một sinh vật nhỏ bé ở trong một hành tinh trong vô số hành tinh xoay quanh mặt trời.

Côpécníc đã đập tan quan niệm về thế giới do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng. Học thuyết Côpécníc loại bỏ quan niệm về trái đất như trung tâm của vũ trụ và về vũ trụ được phân chia ra thành hai lĩnh vực đối lập: hạ giới và thượng giới. Học thuyết Côpécníc khẳng định rằng, vật chất của vũ trụ là một và như nhau ở mọi nơi, tức là không tồn tại hai thực thể - vật chất và tinh thần - ở hai nơi khác nhau. Theo Côpécníc, đối tượng của kinh nghiệm chỉ có thể là thế giới vật chất. Quan niệm của Côpécníc có một ý nghĩa khoa học và thế giới quan vô cùng quan trọng. Ăngghen đánh giá ý nghĩa đó như sau: "Hành vi cách mạng mà khoa học tự nhiên dùng để tuyên bố sự độc lập của mình và dường như lặp lại việc Luthe quẳng bức chiếu chỉ của giáo hoàng vào lửa, chính là việc xuất bản tác phẩm bất hủ trong đó Côpécníc, tuy với một thái độ rụt rè và có thể nói là chỉ trong khi hấp hối đã thách thức uy quyền của giáo hội trong các vấn đề của giới tự nhiên. Từ đó trở đi khoa học tự nhiên mới bắt đầu được giải phóng khỏi thần học, mặc dù trong cuộc tranh chấp giữa hai

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)