Học thuyết phương pháp luận của Bêcơn

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 62 - 82)

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC BÊCƠN VỀ NHẬN THỨC 2.1. Bản chất và mục đích của nhận thức

2.2. Phương pháp nhận thức

2.2.2. Học thuyết phương pháp luận của Bêcơn

2.2.2.1. Vai trò của phương pháp trong nhận thức khoa học

Bêcơn đặt ra một cách hết sức gay gắt vấn đề phương pháp nhận thức khoa học mà nếu thiếu theo ông, thì "trí tuệ tự do hành động, tồn tại trong con người chín chắn, kiên trì và thận trọng, nếu nó không bị kìm hãm bởi một thiên kiến nào đó do dư luận tạo ra thì sẽ có thể đạt được một cái gì đó trên con đường đúng đắn ấy, song không thể tiến xa được; thiếu một sự nâng đỡ và định hướng thường xuyên thì trí tuệ... tự mình hoàn toàn không có khả năng thâm nhập vào các bí ẩn của tự nhiên" [5; 19].

Bêcơn xem phương pháp của mình không phải là sự phát minh của trí tuệ, không phải là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, mà là phương pháp mang

tính tự nhiên, là "con đường đúng đắn và tự do hành động của lý tính con người". Theo ông, loài người sẽ dễ dàng hiểu được và nắm bắt được nó, nếu họ hoàn thành hai điều kiện cần thiết là: điều kiện thứ nhất, loại bỏ mọi khái niệm và lý luận sai lầm; điều kiện thứ hai, kiềm chế tư duy của mình và không cho phép nó ngay lập tức hướng vào các khái quát rộng rãi nhất. Bêcơn không quan niệm các hình thức áp dụng phương pháp của mình là bất biến, chúng sẽ được chuẩn xác hoá và làm phong phú thêm cùng với sự phát triển của các khoa học. Ông viết: "Xem xét trí tuệ con người không những về mặt các năng lực vốn có của nó mà còn về mặt áp dụng và làm cho nó thích ứng với đối tượng, chúng tôi mạnh dạn tuyên bố rằng, bản thân nghệ thuật phát minh sẽ phát triển tỷ lệ thuận với các phát minh" [5; 110].

Theo Bêcơn, phương pháp chính là cơ sở của phát minh. Do vậy, ông cho rằng, cần phải nghiên cứu các sai lầm quá khứ, vì điều đó sẽ rèn rũa trí tuệ của chúng ta như là công cụ nhận thức. Cần phải lý giải các sai lầm quá khứ không hẳn thông qua chất lượng của nguồn tư liệu được nghiên cứu hay là thông qua các điều kiện bên ngoài của kinh nghiệm, mà chủ yếu thông qua phương hướng lựa chọn không đúng trong nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu các sai lầm quá khứ biến thành đối tượng nghiên cứu phương pháp luận nhằm chuẩn xác hoá và hoàn thiện phương pháp mà theo Bêcơn, cần phải phân biệt như cơ sở của tư duy triết học với sự áp dụng nó một cách riêng biệt trong các khoa học cụ thể: "Có phương pháp hữu ích cho việc viết lịch sử tự nhiên vì bản thân lịch sử ấy và có phương pháp cần phải lựa chọn để cung cấp cho trí tuệ những thông tin cần thiết và đem lại cơ sở cho triết học" [5; 80].

Phương pháp Bêcơn đưa ra, theo Bêcơn, cần phải trở thành công cụ cho phép biến các tri thức tích luỹ được về tự nhiên thành một học thuyết khoa học cân đối. Ông viết: "Phương pháp của chúng ta hoàn toàn không phải là ở chỗ khai thác các sự kiện mới từ các sự kiện đã biết, khai thác các kinh nghiệm mới từ các kinh nghiệm đã tiến hành như những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm

hay làm, mà là ở chỗ rút ra các nguyên nhân và các tiên đề trước hết từ các sự kiện, các kinh nghiệm đã biết, sau đó là rút ra các kinh nghiệm mới, các sự kiện mới từ các nguyên nhân và các tiên đề ấy, tức là ở thủ thuật duy nhất hữu ích cho việc lý giải hợp quy luật về giới tự nhiên" [5; 99].

Theo Bêcơn, có hai phương pháp nhận thức căn cứ trên kinh nghiệm cảm tính nhưng chỉ có một trong số đó là phương pháp thật sự khoa học: "Để phát hiện ra chân lý thì có thể có và thật sự có hai con đường, hay là hai phương pháp. Xuất phát từ cảm giác và các sự kiện riêng biệt, một phương pháp ngay lập tức đạt tới các nguyên tắc chung nhất; sau đó, dựa vào các nguyên tắc đó như là các chân lý bất di bất dịch, nó rút ra các tiên đề trung gian hay phán xét các tiên đề ấy thông qua nguyên tắc chung: đây là con đường mà mọi người thường đi theo. Phương pháp khác cũng xuất phát từ cảm giác và các sự kiện riêng biệt nhưng đi lên một cách chậm chạp, từng bước một, không nhảy vọt, không vội vàng, nó đi tới các luận điểm chung nhất: phương pháp sau này là phương pháp chân chính, vẫn chưa có ai thử nghiệm nó" [5; 18].

Như vậy, Bêcơn xác định phương pháp của mình là con đường thu thập dần dần các sự kiện, trên cơ sở đó thì có thể đạt tới các nguyên tắc chung, tức là có thể phát hiện ra các quy luật trong tự nhiên.

Bêcơn không phủ định vai trò của các nguyên tắc chung trong lý luận nhận thức mà chỉ phủ định con đường tách biệt chúng của Aristốt. Trong "Organon mới", ông nhấn mạnh ý nghĩa của các nguyên tắc chung được tách biệt trên cơ sở vô số quan sát đối với việc tiếp tục nhận thức sự kiện: "Được rút ra từ những sự kiện riờng biệt, với một trật tự rừ ràng và khi cú tỏc động của phương phỏp, các nguyên tắc dễ dàng dẫn tới các sự kiện riêng biệt mới và qua đó không cho phép các khoa học đứng yên tại chỗ" [5; 16]. Vì đối với Bêcơn thì: "Khoa học là khoa học thực nghiệm và là ở chỗ dùng phương pháp lý tính để xem xét tài liệu cảm tính. Quy nạp, phân tích, so sánh, quan sát, thực nghiệm, đấy là những điều kiện chủ yếu của phương pháp lý tính" [31; 195].

2.2.2.2. Một số phương pháp nhận thức khoa học cụ thể a. Quan sát và so sánh

Bêcơn cho rằng, phương pháp nhận thức về tự nhiên mà người Hy Lạp để lại, không thể đáp ứng khoa học tự nhiên hiện đại. Theo ông, phương pháp của người Hy Lạp là phương pháp tư biện: Họ trực giác giới tự nhiên nhiều hơn là nhận thức nó theo các bộ phận, chi tiết và "họ quá phục tùng lòng hăng say tự nhiên của tư duy, không có một quy tắc kiềm chế và định hướng tư duy, họ tưởng tượng rằng, để thâm nhập vào các bí ẩn của tự nhiên thì chỉ cần kiên trì trực giác là đủ, chỉ cần hướng tư duy về mọi mặt và mọi nội dung của nó trong hoạt động không ngừng của mình" [5; 9]. Thay cho việc trực giác toàn bộ giới tự nhiên, Bêcơn yêu cầu quan sát những hiện tượng riêng biệt, theo ông, quan sát khác với trực giác ở chỗ quan sát căn cứ trên kinh nghiệm cảm tính và có cơ sở mang tính phê phán. Quan sát khoa học cần phải thận trọng, cần phải sử dụng sự hoài nghi. Bêcơn cho rằng những ai bắt đầu quan sát từ sự hoài nghi thì sẽ kết thúc ở sự khẳng định, còn những ai bắt đầu từ sự khẳng định thì sẽ kết thúc ở sự hoài nghi.

Theo Bêcơn, ông có một điểm chung với những người theo chủ nghĩa hoài nghi là ở xuất phát điểm trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên nhưng lại bất đồng với họ về mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng ở Bêcơn là nhận thức thế giới còn mục đích cuối cùng ở những người theo chủ nghĩa hoài nghi - chứng minh không thể có nhận thức. Bêcơn viết: "Quan điểm của những người bám chặt vào sự hoài nghi và con đường của tôi là thống nhất với nhau ở điểm xuất phát theo một nghĩa nào đó nhưng chúng là hoàn toàn trái ngược nhau về phương hướng ở mục đích cuối cùng. Những người đó công khai tuyên bố rằng, không có gì có thể nhận thức được, còn tôi chỉ nói rằng, không thể nhận thức được gì nhiều bằng phương pháp cho tới nay vẫn sử dụng.

Những người đó tước mất mọi ý nghĩa của nhận thức còn tôi thì ngược lại, tìm kiếm các phương tiện để duy trì và củng cố nhận thức" [5; 51]. Theo ông,

"không nên coi thường sự hoài nghi hợp lý, bộ phận đó của các khoa học, vì nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm cả những sự hoài nghi riêng biệt còn sự hoài nghi thì bao hàm những giả thuyết chung về các nguyên tắc và về hệ thống thế giới" [4; 265]. "Sự ghi nhớ cẩn thận và sự giả định các hoài nghi có hai điều hữu ích: một điều phòng ngừa khoa học khỏi những sai lầm và điều hữu ích này sẽ đến khi người ta tự giác kiềm chế đánh giá về giải pháp cho vấn đề chưa được giải thích đầy đủ để sai lầm đã thừa nhận không sinh ra các sai lầm mới và để không đưa ra một ý kiến dứt khoát nào khi chưa hoàn toàn tin tưởng; điều hữu ích khác là ở chỗ các sự hoài nghi đã giả định như vậy trở nên linh hoạt, thu thập tư liệu mới cho khoa học; do đó, các vấn đề dường như đã trôi qua một cách không ai biết tới, nếu được sự hoài nghi chỉ ra thì sẽ được quan sát và nghiên cứu tỉ mỉ" [4; 265 - 266].

Theo Bêcơn, các mối nguy hiểm trong việc áp dụng phương pháp này được quy về chỗ khi sự hoài nghi xuất hiện, nó có xu hướng lan rộng ra, bao trùm lên nhiều người và được truyền lại cho thế hệ sau. Nhiều nhà khoa học, theo Bêcơn, cố gắng giữ lại sự hoài nghi đã xuất hiện hơn là thay thế nó bằng sự khẳng định: "Việc sử dụng lý tính một cách hợp quy luật là ở việc biến sự hoài nghi thành sự tin tưởng, chứ không phải là ở việc kích thích sự hoài nghi ở những vấn đề hiển nhiên nhất" [4; 266]. Chúng ta cần có cuốn sách về những sự hoài nghi, cuốn sách trở thành chương trình nắm bắt các nhiệm vụ trước mắt của nghiên cứu khoa học. Cùng với việc phát hiện ra các bí ẩn của giới tự nhiên thì các sự hoài nghi cần bị loại bỏ.

Những quan sát về các hiện tượng tự nhiên sẽ trở nên sâu sắc hơn nếu khi đó người ta áp dụng so sánh, vì điều đó cho phép phát hiện ra trong các hiện tượng những gì hợp nhất chúng và những gì tách biệt chúng. Đi cùng với so sánh, quan sát góp phần tích luỹ những tư liệu giống nhau mà việc khái quát cần phục vụ cho việc tách biệt nguyên nhân chung đóng vai trò là cơ sở của các hiện tượng. Ở đây, Bêcơn đã dựa vào các khoa học đang phát triển về hệ

thống thực vật, về hệ thống động vật,.., các khoa học mà dấu hiệu cơ bản là việc quan sát, so sánh, mô tả động vật và thực vật, là việc phân loại chúng theo nguyên tắc giống nhau và khác nhau. Bêcơn coi việc áp dụng so sánh khi quan sát tự nhiên là một điều hữu ích. Cả trước kia thì phương pháp so sánh cũng đã được áp dụng. Ví dụ, trong y học Trung cổ, khi bị đau tim, người ta đã áp dụng các chế phẩm có bề ngoài giống với tim. Bêcơn đã nói tới những sự so sánh khác: Ông chỉ thừa nhận chúng khi có mặt nguyên nhân chung, cơ sở chung. Lý thuyết so sánh được Bêcơn sử dụng làm cơ sở cho phương pháp so sánh được ông xây dựng, cũng như để hợp nhất các lĩnh vực tri thức tản mạn và để tiến hành phân loại khoa học.

Đồng thời, trong nhiều luận điểm khoa học của mình, bản thân Bêcơn cũng thường sử dụng những so sánh mang tính hình thức. Ví dụ, khi cố gắng tìm ra các cơ sở chung của thế giới thực vật và của thế giới động vật, ông dừng lại ở sự giống nhau bên ngoài của các vật. Ông tiến hành so sánh giữa thực vật và con người mà ông gọi là thực vật đã bị quật đổ. "Ở thực vật thì rễ ở phía dưới, còn phía trên là cành cây giống như các chi, ở giữa chúng là mầm. Ở con người thì ở trên là đầu, ở dưới là các chi,...

Bêcơn cố gắng tiến hành so sánh giữa tự nhiên và xã hội; thêm vào đó là trong khi tìm kiếm các cơ sở khoa học tự nhiên bất di bất dịch, ông đã không thấy được tính đặc thù của các quy luật của đời sống xã hội. Ví dụ, theo ông, chiến tranh là tương ứng với những biến đổi nhất định trong thế giới thiên thể.

Như vậy, Bêcơn cho dù có nói tới tầm quan trọng của phương pháp so sánh song vẫn không nhận thấy được tính quy định cơ bản của nó là do bản chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu quyết định. Do vậy, so sánh ở Bêcơn chủ yếu vẫn còn mang tính hình thức, hạn chế.

b. Kinh nghiệm và thí nghiệm

Theo Bêcơn, vốn là kết quả của trực giác cảm tính, chỉ một mình quan sát là chưa đủ. Nhận thức khoa học đòi hỏi phải thâm nhập vào bề sâu của các

hiện tượng, phải nhận thức các nguyên nhân và nó căn cứ trên việc sử dụng lý tính để xử lý trực giác cảm tính.

Với phương pháp của mình, Bêcơn muốn giúp đỡ cả cảm tính lẫn lý tính.

Theo ông, cảm giác có hai loại khiếm khuyết: Loại thứ nhất, số lượng những chỉ dẫn của các giác quan của chúng ta là rất hạn chế và loại thứ hai, những chỉ dẫn đó là không đáng tin cậy. Những chỉ dẫn của cảm tính là mang tính ngẫu nhiên và hạn chế ở số lượng ít ỏi các đối tượng và các hiện tượng. Vô số đối tượng nằm ngoài trực giác của chúng ta ở thời điểm hiện đại hay nói chung do những trở ngại không khắc phục được. Tính không đáng tin cậy của cảm giác chúng ta thể hiện ở chỗ không có khả năng thâm nhập vào bề sâu của các sự vật, vào cấu tạo bên trong của chúng. Bêcơn chỉ ra rằng, trực giác là vận động đo được về mặt thời gian. Nếu vận động của một vật thể nào đó hoặc là quá nhanh, hoặc là quá chậm, do đó, không tương ứng với thời gian trong đó diễn ra hành vi trực giác thì đối tượng hay hiện tượng hoàn toàn không được lĩnh hội. Ngoài ra, bất kỳ trực giác nào cũng mang tính chủ quan và không phản ánh đầy đủ giới tự nhiên.

Theo Bêcơn, phương tiện để loại bỏ các khiếm khuyết của cảm giác là dụng cụ. Nhưng khi nâng cao chất lượng của kinh nghiệm cảm tính, chỉ riêng dụng cụ là chưa đủ. Phương tiện nhận thức mạnh mẽ hơn là thí nghiệm.

Bêcơn chỉ ra rằng, tính tinh vi của thí nghiệm là vượt trội rất nhiều so với tính tinh vi của các giác quan cho dù có được trang bị những dụng cụ tốt nhất.

Nhờ thí nghiệm mà kinh nghiệm không còn mang tính ngẫu nhiên. Thí nghiệm cho phép nhận được từ tự nhiên không những cái mà nó mở ra cho chúng ta trong trực giác trực tiếp mà cả cái mà chúng ta muốn nhận được từ nó, vì khi tiến hành thí nghiệm, nhà nghiên cứu tự giác thay đổi điều kiện của kinh nghiệm để làm sáng tỏ các nguyên nhân của hiện tượng. Nhận thức thật sự đòi hỏi thí nghiệm, trong quá trình đó biểu hiện của các đặc tính thể hiện tích cực hơn ở khách thể nghiên cứu và các điều kiện được tạo ra cho nhận

thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về đối tượng, về các đặc tính có ở đối tượng.

Bêcơn viết: "Với sự giao tiếp thông thường của con người với nhau thì phương thức tốt nhất để nhận biết tính cách và các phẩm chất nội tại của mỗi người đó là quan sát con người ở thời điểm giận dữ và mất bình tĩnh. Cũng cần phải nói như vậy về giới tự nhiên: Nó dễ dàng bộc lộ các bí ẩn của mình hơn khi khoa học đày đoạ, thử thách nó, chứ không phải là khi nó tồn tại một cách thông thường và hoàn toàn tự do" [5; 115].

Theo Bêcơn, nhận thức tự nhiên là mang tính chất thực tiễn: "Việc nghiên cứu bắt đầu từ cảm giác nhưng mỗi hướng tư duy đều kết thúc ở công việc và nếu nhận thức đơn giản là sự mở đầu của công việc thì sự hoàn thành công việc là sự kết thúc" [5; 237].

Tiếp theo, nhận thức tự nhiên cần phải mang tính chất kinh nghiệm và kết thúc ở sự phát minh. Nghệ thuật phát minh có hai loại: loại thứ nhất, khi người ta đi từ kinh nghiệm đến kinh nghiệm, khi đó, người ta buộc phải mò mẫm; loại thứ hai, khi người ta đi từ kinh nghiệm đến tiên đề và từ đó lại quay về với kinh nghiệm. Bêcơn coi kinh nghiệm như vậy là kinh nghiệm chỉ đạo, hay là thí nghiệm. Các yếu tố cơ bản của phương pháp kinh nghiệm, thí nghiệm thực chất là: cải biến kinh nghiệm, kéo dài chúng, dịch chuyển, chuyển biến, kiểm tra, kết hợp, áp dụng và cuối cùng, kinh nghiệm ngẫu nhiên.

Theo Bêcơn, sự cải biến kinh nghiệm diễn ra khi kết quả không biến đổi.

Sự cải biến thể hiện ở việc thay thế một nguyên nhân tác động bằng nguyên nhân tác động khác, theo Bêcơn, điều này cần phải đưa chúng ta tới chỗ phát hiện ra nguyên nhân thật sự là cái quy định kết quả của kinh nghiệm.

"Kéo dài kinh nghiệm", theo Bêcơn, là tiến hành thí nghiệm kéo dài theo cùng một phương hướng để tận dụng mọi khả năng gắn liền với tính chất của kinh nghiệm ấy. Đối với sự kéo dài như vậy trong mỗi trường hợp đều có một giới hạn xác định, với tư cách là giới hạn biến đổi về chất của khách thể trong kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 62 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)