Phê phán những sai lầm về phương pháp luận nhận thức

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 49)

B. NỘI DUNG

2.2.1. Phê phán những sai lầm về phương pháp luận nhận thức

khoa học (học thuyết về các ngẫu tượng)

Con đường nhận thức thì vô cùng phức tạp, khó khăn, nan giải. Tòa nhà tự nhiên mà con người cần khám phá, tìm ra con đường đi đúng trong đó giống như một mê cung. Có vô số con đường đi vừa đa dạng, ngoằn nghèo, vừa lừa dối, phức tạp. Nhận thức diễn ra dưới ánh sáng sai lệch của cảm tính. Bản thân những người dẫn dắt người khác đi theo những con đường ấy cũng bị lạc đường càng làm tăng thêm số lượng sai lầm và số người mắc sai lầm. Đó là lý do tại sao lại cần nghiên cứu cẩn thận nhất những nguyên nhân nhận thức. Do vậy, Bêcơn phân chia công việc đại phục hồi khoa học ra thành hai bộ phận: “Bộ phận phá hủy cần giúp đỡ con người mạnh dạn khước từ các lý thuyết và khái niệm quen thuộc, sau đó lại áp dụng lý tính đã được tẩy rửa và vô tư vào những chi tiết” [6; 19]. Lý tính vô tư là xuất phát điểm trong đó học thuyết về phương pháp có thể cần được áp dụng vào – đây là bộ phận sáng tạo của sự phục hồi khoa học.

Phân tích nguồn gốc xuất hiện của các lý luận và khái niệm sai lầm, Bêcơn đã phê phán toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh viện. Ông gọi các khái niệm sai lầm là "ảo tưởng" (ngẫu tượng), vì chúng không được kinh nghiệm cảm tính luận chứng đầy đủ. Bêcơn vạch rõ vai trò tiêu cực của ảo tưởng khi chúng thâm nhập vào khoa học và triết học, khi các khái niệm sai lầm này làm tê liệt nhận thức và đem lại sắc thái của mình cho toàn bộ nội dung của khoa học

và của triết học. Bêcơn chia ảo tưởng ra thành bốn nhóm: 1) Ảo tưởng tộc loại, 2) Ảo tưởng hang động, 3) Ảo tưởng công luận, 4) Ảo tưởng "nhà hát". Trong trường hợp này, Bêcơn vạch ra bốn nguồn gốc mà từ đó các khái niệm sai lầm, hay các ảo tưởng, thâm nhập vào triết học và khoa học.

Ảo tưởng tộc loại, theo Bêcơn, căn cứ trên tính xác thực không đầy đủ của

kinh nghiệm cảm tính. Cảm giác không được trang bị công cụ nghiên cứu thì chỉ đem lại tư liệu kinh nghiệm ngẫu nhiên và thô sơ, vì quá trình trực giác phụ thuộc vào trạng thái của hệ thống các giác quan, trạng thái rất không ổn định và cũng lệ thuộc vào các điều kiện bên ngoài. Để loại bỏ những sự ngẫu nhiên ấy, cần phải điều chỉnh hoạt động của các giác quan và giảm tối đa yếu tố chủ quan trong trực giác. Phương tiện để điều chỉnh phải là các công cụ nghiên cứu và phương pháp căn cứ trên vô số quan sát và sự kiện, tức là phương pháp quy nạp.

Trong phần dành cho việc phê phán ảo tưởng tộc loại, Bêcơn đã chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực mà trực giác cảm tính không hoàn hảo có tác động tới tư duy. Mặt khác, theo ông, hình thành trong quá trình trực giác không hoàn hảo, tư duy có ảnh hưởng ngược trở lại đến trực giác, đơn giản hoá chúng và tước mất của chúng những đặc điểm ẩn náu ở trong chúng, tư duy thô sơ không thể phân tích được chúng. “Do thiên hướng của mình, lý tính con người dễ giả định trong các vật có nhiều trật tự và tính đơn điệu hơn là tìm thấy chúng. Trong khi đó thì nhiều thứ trong tự nhiên là đơn nhất và hoàn toàn không có cái tương tự, lý tính con người nghĩ ra các sự tương đương, các sự phù hợp và các quan hệ không có trên thực tế” [6; 42].

Nếu các biểu tượng ở con người biến đổi chậm chạp theo thời gian, thì dựa trên những sự tương tự trống rỗng, con người thường khuôn các hiện tượng mới theo các quan niệm cũ và xuyên tạc chúng, điều này tạo ra các khái niệm sai lầm hay là các ảo tưởng. Thực chất là phê phán tư duy bảo thủ của thời Trung cổ, Bêcơn đã sai lầm khi nhận thấy nguyên nhân của khiếm khuyết

ấy là ở "thiên hướng của toàn bộ cấu tạo tự nhiên của trí tuệ". Theo Bêcơn, tư duy mông muội là giống với tư duy của trẻ con, vì nó chỉ tiếp nhận những gì nó cảm thấy dễ chịu và những gì phù hợp với thị hiếu đã hình thành, qua đó tạo ra niềm tin mù quáng vào tính tất yếu sẽ phải xuất hiện cái dễ chịu hay cái hữu ích. Nếu dấu hiệu mê tín không được minh biện thì điều đó cũng thường vẫn không làm lung lay các thiên kiến đã trụ vững: “Lý tính con người sử dụng mọi thứ để bảo vệ và nhất trí với điều mà nó một khi nào đó thừa nhận, hoặc vì đó là đối tượng của niềm tin chung, hoặc vì nó thích điều đó. Sức mạnh và số lượng sự kiện chứng tỏ cho điều ngược lại, có là gì đi chăng nữa, thì lý tính hoặc không để ý tới chúng, hoặc coi nhẹ chúng, hoặc loại bỏ và bác bỏ chúng nhờ những sự phân định với lời cảnh báo thái quá và thô thiển để tính đáng tinh cậy của các kết luận trước đây không bị loại bỏ” [6; 43].

Bêcơn nhận thấy nguyên nhân của những sai lầm đó là ở các đặc điểm

sinh học của con người: “Ngẫu tượng loại có cơ sở là bản thân bản tính của

con người, là bộ lạc hay bản thân loài người, vì sẽ sai lầm nếu khẳng định cảm tính con người là thước đo các vật. Ngược lại, mọi trực giác của cảm tính cũng như của lý tính đều căn cứ trên sự so sánh của con người chứ không phải của thế giới. Trí tuệ con người giống như chiếc gương không phẳng, mà khi pha trộn bản chất của mình với bản chất của các vật, sẽ phản chiếu các vật dưới dạng méo mó và biến dạng” [6; 41]. Vì ông không hiểu được những nguồn gốc xã hội của chúng, những nguồn gốc căn cứ trên sự phát triển hạn chế của lực lượng sản xuất trong xã hội Trung cổ. Đây là sai lầm đặc trưng của tất cả các nhà triết học duy vật trước Mác: Họ coi con người chỉ là một thực thể tự nhiên và chế độ tư bản chủ nghĩa là một trạng thái tự nhiên.

Bêcơn chỉ ra rằng, tư duy đương thời với ông mang tính chất trực tiếp và do ngây thơ, nó chỉ nắm bắt được những gì tương đồng với nó, khước từ những cái khác, hoặc là xem xét chúng theo nguyên tắc tương đồng. Tính ngây thơ này của tư duy thể hiện đặc biệt rõ trong trường hợp đề cập tới

nguyên nhân của các hiện tượng, còn nhà nghiên cứu không đào bới tới cội nguồn sinh ra hiện tượng mà chỉ dừng lại ở các nguyên nhân trực tiếp. Theo Bêcơn, không những lĩnh vực trí tuệ cùng với các khái niệm cứng nhắc và tư duy cổ hủ của nó là điều kiện sinh ra ảo tưởng tộc loại, mà cả lĩnh vực tình cảm, cảm tính rất ít phục tùng lý trí, tự nó cũng trở thành nguồn gốc của những quan niệm sai lầm. Nó kìm hãm con người Trung cổ trong quyền lực của những bản năng thấp hèn và của những cảm xúc mơ hồ, do vậy: “Con người thực ra tin vào tính chân thực của cái mà nó ưa thích. Nó bác bỏ điều nan giải – vì không có sự kiên nhẫn tiếp tục nghiên cứu; điều tỉnh táo – vì điều này không hứa hẹn hy vọng, điều tối cao trong tự nhiên – do mê tính; ánh sáng của kinh nghiệm – do kiêu ngạo và coi thường ánh sáng ấy để lý tính không bị chìm đắm vào điều hèn hạ và không vững chắc; nghịch lý – do ý kiến phổ biến. Khát vọng làm hoen ố và hư hỏng lý tính bằng vô số phương thức đôi khi không nhận thấy” [6; 44]. Bêcơn nhấn mạnh sự ảnh hưởng đặc biệt của dục vọng đến tư duy cổ hủ, vì bằng hàng nghìn phương thức “bắt nguồn hoặc từ thực thể đơn điệu của tinh thần con người, hoặc từ định kiến của nó, hoặc từ hạn chế của nó, hoặc từ vận động không ngừng của nó, hoặc từ sự ám thị của dục vọng, hoặc từ sự không có năng lực của cảm tính hoặc từ phương thức trực giác” [6; 46].

Ở cuối phần bàn luận về ảo tưởng tộc loại, Bêcơn đặt ra vấn đề xử lý dữ liệu kinh nghiệm một cách hết sức gay gắt, để: “Không cho phép có và để loại bỏ các ngẫu tượng hang mà chủ yếu sinh ra hoặc từ sự thống trị của kinh nghiệm quá khứ, hoặc từ sự so sánh và phân chia quá nhiều, hoặc từ thiên hướng về cái nhất thời, hoặc từ tính rộng rãI và không đáng kể của các khách thể” [6; 47] và “cần tìm kiếm chân lý không phải ở sự thành đạt của một thời đại nào đó mà là bất biến, mà thông qua ánh sáng của kinh nghiệm về giới tự nhiên, kinh nghiệm mang tính vĩnh hằng” [6; 47]. Bêcơn chỉ ra rằng, tư duy đương thời với ông chỉ nắm trong tay tư liệu ít được xử lý, nhận được từ trực giác cảm tính trực tiếp, do

vậy, nó không thể thâm nhập vào bản chất thầm kín của các sự vật, vào nguyên nhân đầu tiên của chúng. Để thoát ra khỏi tình cảnh ấy, theo ông, cần phải trang bị công cụ nghiên cứu cho các giác quan. Nhờ đó thì sẽ có thể tích luỹ được vô số quan sát và khái quát được chúng, qua đó sẽ tạo ra được cơ sở cho tư duy lý luận và ý thức sẽ không những phân tích những hình ảnh đơn nhất mà còn phân tích cả những khái niệm mang tính khái quát.

Chuyển sang ảo tưởng hang động, Bêcơn chỉ ra rằng chúng “thực chất là những sai lầm của một con người riêng biệt. Vả lại, ngoài những sai lầm đặc trưng cho loài người, mỗi người cần có cái hang đặc biệt của mình, nó làm suy yếu và bóp méo ánh sáng của giới tự nhiên. Điều đó diễn ra hoặc do các đặc tính bẩm sinh đặc biệt của mỗi người, hoặc do giáo dục và đối thoại với những người khác, hoặc do độc ảnh hay do các quyền uy mà người ấy sùng bái, hoặc do khác nhau về các ấn tượng mà tinh thần của mỗi người nhận được là có tinh thần thiên kiến và định kiến hay là tinh thần bình tĩnh và lạnh nhạt, hay do các nguyên nhân khác. Do vậy, khi xem xét tinh thần được bố trí như thế nào ở những người riêng biệt, tinh thần con người là một vật hay thay đổi, không ổn định và dường như là ngẫu nhiên. Đó cũng là lý do Hêraclit đã nói có lý rằng, con người tìm tòi tri thức trong các thế giới nhỏ bé, chứ không phải trong thế giới chung hay lớn” [6; 41].

Ông nhận thấy cơ sở của các đặc điểm ấy về tư duy của những người riêng biệt là “từ các đặc tính vốn có của tinh thần và của thể xác mỗi người, cũng như từ giáo dục, từ thói quen và ngẫn nhiên” [6; 46]. Bêcơn phân chia chúng ra thành hàng loạt kỳ tích. Ông nhận thấy kỳ tích thứ nhất của ảo tưởng là ở các quan điểm triết học tự nhiên sai lầm mà nảy sinh do một số nhà khoa học tự nhiên lý giải tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên chỉ bằng cách căn cứ vào rất ít quan sát trong lĩnh vực cụ thể của mình. Họ tô điểm vô số hiện tượng đa dạng của tự nhiên bằng các quy luật riêng biệt mà họ đã nắm bắt được. Tất cả những điều đó đưa tới sự lý giải sai lầm về toàn bộ giới tự nhiên và về những

sự kiện riêng biệt nhận được khi tiếp tục nghiên cứu. “Nội dung của triết học nói chung được hình thành theo con đường tách biệt với nhiều thứ ra từ ít thứ hay ít thứ ra từ nhiều thứ, do vâỵ, trong cả hai trường hợp, triết học được khẳng định trên cơ sở quá chật hẹp của kinh nghiệm và lịch sử tự nhiên, đưa ra giải pháp nhờ căn cứ vào ít thứ hơn là cần thiết” [6; 50].

Bêcơn coi một nguồn gốc khác của ảo tưởng hang động là thiên hướng rơi vào thái cực của con người: một số người chỉ xem xét các vật từ góc độ khác nhau của chúng, số khác chỉ nhận thấy sự giống nhau của chúng. “Nhưng cả hai loại trí tuệ này đều dễ dàng đi quá xa trong việc chạy theo hoặc những bộ phận của các vật hoặc những cái bóng của chúng” [6; 46]. Như vậy, Bêcơn phản đối sự phân chia vô tận, khi mà việc tìm tòi chỉ có những sự khác biệt sẽ đưa tới chỗ làm lu mờ bản chất chung của các vật. Điều đó sẽ tạo ra ảo tưởng hạn chế, hay có thể nói, ảo tưởng thiển cận. Mặt khác, ý muốn chỉ tìm tòi cái chung trong các đối tượng sẽ tước mất khả năng nhận thấy cái đặc thù của chúng, cái phân biệt chúng với nhau.

Chiến tích thứ ba của ảo tưởng hang động, theo Bêcơn, có nguồn gốc của mình là thái cực của một số người mù quáng phục tùng cổ lệ và coi thường mọi cái mới và là thái cực của số người khác, mà vốn say mê với tính hiện đại, lại không muốn tách riêng những gì là tốt đẹp nhất được người cổ vun trồng. Bêcơn cho rằng, không nên dành vai trò hàng đầu chỉ cho một thời đại trong việc khám phá ra chân lý, vì việc khám phá ra chân lý là kết quả tích luỹ tri thức của hàng loạt thế hệ: “Sinh ra do có sự pha trộn của mê tính hay của thần học, việc xuyên tạc triết học còn tiến xa hơn nữa và đem lại cái ác lớn hơn nữa cho toàn bộ các thứ triết học và cho những bộ phận của chúng” [6; 52]. Bêcơn chỉ rõ sự tai hại to lớn mà các thái cực đó đem lại cho triết học và khoa học, ông kêu gọi dứt khoát khước từ chúng để các thiên hướng ấy không chế ngự lý tính và không thống trị ý kiến của chúng ta.

Chiến tích tiếp theo của ảo tưởng hang động là ở tính phiến diện của những người chỉ nhận thấy chi tiết và không để ý đến điểm chung trong vũ trụ, cũng như của những người khi trực giác thế giới như một chỉnh thể, không thể nhận thấy những đối tượng riêng biệt: “Việc trực giác giới tự nhiên và các vật thể trong tính đơn giản của chúng sẽ nghiền nát, làm suy yếu lí tính; còn việc quan sát giới tự nhiên, các vật thể trung tính phức tạp và hình dáng của chúng sẽ làm cho lý tính choáng váng và sửng sốt. Điều này thể hiện rõ nhất ở trường phái Lơkíp và Đêmôcrit, nếu đặt nó bên cạnh học thuyết của các nhà triết học khác. Vì trường phái này đắm mình vào các bộ phận của sự vật tới mức coi nhẹ cấu tạo chúng, các trường phái khác say mê việc trực giác cấu tạo của các sự vật tới mức không thâm nhập vào tính đơn giản của giới tự nhiên” [6; 47].

Mỗi một lập trường ấy trong lý luận nhận thức (tức là việc nghiên cứu các bộ phận riêng biệt và chỉnh thể), theo Bêcơn, đều có quyền tồn tại của mình, còn nhà nghiên cứu cần phải áp dụng cả hai cách tiếp cận trong sự tương tác về mặt lôgíc giữa chúng:“Do vậy, các trực giác này phải nối tiếp và thay thế lẫn nhau để lý tính trở nên đồng thời sáng suốt và nhạy cảm, để né tránh được các mối nguy hiểm và các ngẫu tượng sinh ra từ chúng mà chúng ta đã chỉ ra” [6; 47].

Ảo tưởng "công luận" được sinh ra bởi những danh từ biểu thị các khái

niệm không rõ ràng. Theo Bêcơn, danh từ có ảnh hưởng ngược trở lại tới tư duy và có thể trở thành sự trở ngại đối với tư duy, sinh ra các khái niệm sai lầm. Sinh ra ảo tưởng, danh từ được phân chia ra thành hai nhóm: 1) Những danh từ mà ở đằng sau đó không có hiện thực khách quan và 2) Những danh từ mà mặc dù phản ánh hiện thực nhưng lại phản ánh nó một cách không rõ ràng và không chính xác. Những danh từ thứ nhất là không quá nguy hiểm vì vốn là sản phẩm của các lý luận sai lầm, chúng dễ dàng bị loại bỏ cùng với việc bác bỏ các

Một phần của tài liệu Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)